Hướng dẫn | Cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng đầy đủ nhất

Hướng dẫn | Cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng đầy đủ nhất

1. So sánh đơn xin việc kỹ sư xây dựng và CV kỹ sư xây dựng

Trong bối cảnh hiện đại, các ứng viên khi tham gia ứng tuyển thường tập trung xây dựng bản CV sao cho ấn tượng và hấp dẫn nhất. Đương nhiên, một bản CV đẹp sẽ giúp bạn dễ lọt vào vòng phỏng vấn. Tuy nhiên không thể phủ nhận, một đơn xin việc đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn đạt thiện cảm nhà tuyển dụng hơn cả mong đợi. 

Lá đơn xin việc kỹ sư xây dựng sẽ thể hiện được tinh thần cầu thị của ứng viên
Lá đơn xin việc kỹ sư xây dựng sẽ thể hiện được tinh thần cầu thị của ứng viên

Nếu so với CV, đơn xin việc kỹ sư xây dựng dễ viết hơn và đa dạng về cách thức trình bày hơn. Một số ứng viên có thể chọn cách viết tay, cũng có rất nhiều ứng viên đánh máy hoặc gửi tệp đính kèm trong email CV. 

Hiện nay khi nguồn nhân lực của các ngành nghề đều có sự cạnh tranh gắt gao, nếu như bạn là người có thái độ tích cực, cầu thị trong công việc thì cơ hội của bạn sẽ nhiều hơn. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trình bày một mẫu đơn xin việc kỹ sư xây dựng. Nhiều quan điểm cho rằng những ngành nghề liên quan đến xây dựng, kỹ thuật thường khô khan và nên giản lược các loại giấy tờ, nhưng chúng tôi cho rằng dù trong bất kỳ ngành nghề gì bạn cũng nên thể hiện thái độ nhiệt huyết để mở rộng cơ hội hơn.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng

2.1. Bố cục của đơn xin việc kỹ sư xây dựng 

Như các loại đơn xin việc thông thường, đơn xin việc của kỹ sư xây dựng cũng có bố cục 3 phần. 

Về cơ bản, các bạn sẽ triển khai các nội dung theo trình tự: 

Đơn xin việc kỹ sư xây dựng gồm ba phần
Đơn xin việc kỹ sư xây dựng gồm ba phần

- Mở: Các thông tin về bản thân 

- Thân: Nội dung chính của mẫu đơn 

- Kết: Cảm ơn và gửi lời chào 

Với cấu trúc này, bạn có thể thay đổi và chia nhỏ dàn ý trong bức thư ra để được hiệu quả cao nhất.

2.2. Triển khai nội dung đơn xin việc kỹ sư xây dựng 

Bây giờ hãy cùng xem nội dung trong đơn xin việc kỹ sư xây dựng sẽ được viết như thế nào nhé. 

2.2.1. Mở đầu và giới thiệu bản thân 

Đơn xin việc kỹ sư xây dựng là một văn bản hành chính, do đó dù muốn hay không bạn cũng phải viết đơn theo những quy phạm đúng chuẩn văn bản hành chính. Trong lá đơn của bạn bắt buộc phải có những yếu tố như: quốc hiệu, tiêu ngữ và tên lá đơn, ngày tháng năm viết đơn. 

Giới thiệu tên tuổi và lý do biết đến doanh nghiệp trong phần mở đầu
Giới thiệu tên tuổi và lý do biết đến doanh nghiệp trong phần mở đầu

Tiếp theo đó, bạn sẽ đề Kính gửi và bắt đầu phần trình bày về bản thân mình. 

Những thông tin về bản thân bạn nêu ra trong phần này chỉ cần dừng ở mức cơ bản. Hãy để những thông tin như thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc trong phần mở thân bức thư. 

Phần mở đầu của lá đơn là lời chào của người viết nên hãy chỉ thông báo về tên, tuổi, lý do bạn biết đến thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp. Hãy tham khảo mẫu dưới đây nhé. Lưu ý, trong mẫu mở đầu này chúng tôi đã bỏ qua bước quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn và ngày viết đơn để tập trung vào những nội dung cần viết.

Ví dụ: 

Kính gửi Ban lãnh đạo Công ty UHB 

Đồng kính gửi Bộ phận tuyển dụng của Công ty UHB

Tên tôi là Nguyễn Văn An, sinh ngày 10/ 2/ 1998. 

Trong quá trình tìm việc, tôi đã thấy bài đăng tuyển dụng vị trí kỹ sư xây dựng của Công ty UBH trên trang timviec365.net. Nay tôi viết đơn này để bày tỏ nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí trên của công ty. 

2.2.2. Điểm qua những thành tích 

Vào phần thân mẫu đơn, hẳn bạn đọc sẽ rất băn khoăn không biết mình nên viết gì bởi những gì bạn muốn nhà tuyển dụng biết đã có trong CV? Câu trả lời là chỉ nêu - không trình bày nhiều. 

Ví dụ: Bạn học trường Đại học Xây dựng, GPA 3.0, đã tốt nghiệp loại giỏi -> Bạn chỉ đưa ra thông tin mình đã tốt nghiệp Đại học Xây dựng thôi là đủ rồi, những thành tích kia hãy viết trong CV. 

Hoặc bạn từng có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại Doanh nghiệp ABC trước đó, bạn đã làm những công việc như thiết kế bản vẽ, quản lý nhân công? Bạn chỉ cần nêu mình từng có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí nào, doanh nghiệp nào là đủ. 

Nêu qua kinh nghiệm và thành tích trong phần thân đơn xin việc
Nêu qua kinh nghiệm và thành tích trong phần thân đơn xin việc

Dựa trên ví dụ của phần 2.2.1 chúng ta hãy cùng triển khai thử theo mẫu sau nhé: 

Tôi là sinh viên đã tốt nghiệp của Đại học Xây dựng, chuyên ngành Kỹ sư xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, tôi đã có 1 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Cổ phần ABC tại vị trí kỹ sư xây dựng. 

Trong quá trình làm việc, tôi đã hiểu qua về quy trình của doanh nghiệp cũng như nắm bắt được nhiệm vụ, trách nhiệm của một kỹ sư xây dựng. Chính vì vậy, tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí kỹ sư xây dựng của công ty. 

2.2.3. Lời kết và cảm ơn

Phần cuối của đơn xin việc bạn không cần quá cầu kỳ hay trang trọng. Chỉ cần bày tỏ đủ là thành ý bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp có thể hiểu được nhiệt huyết của bạn rồi. 

Hãy tham khảo mẫu dưới đây nhé!

Gửi lời cảm ơn chân thành khi kết đơn
Gửi lời cảm ơn chân thành khi kết đơn

Ví dụ: 

Nhận thấy Công ty UHB là một doanh nghiệp năng động, sáng tạo với môi trường cởi mở và tích cực trước những đổi mới của ngành, tôi hy vọng bản thân sẽ được đứng trong hàng ngũ của công ty. 

Dưới đây là CV của tôi kèm các bản scan chứng chỉ tôi có. 

Rất cảm ơn công ty đã tạo điều kiện để tôi ứng tuyển và Bộ phận nhân sự đã dành thời gian đọc đơn này. 

Trân trọng, 

Nguyễn Văn An.

2.3. Kiểm tra và soát các lỗi trong đơn xin việc kỹ sư xây dựng

Tùy theo cách bạn chọn trình bày đơn xin việc kỹ sư xây dựng mà các lỗi gặp phải sẽ khác nhau. Những thông thường các ứng viên sẽ muốn đánh máy mẫu đơn để chỉn chu hơn, ít gặp những sai sót vớ vẩn như “chữ xấu” hoặc “trình bày cẩu thả”. 

Thế nhưng bạn đừng nghĩ chỉ cần đánh máy mẫu đơn mà có thể đảm bảo 100% không sai sót. Những lỗi sai dễ gặp nhất bao gồm: sai chính tả, lỗi phông chữ, trình bày không đúng quy phạm văn bản hành chính. 

Kiểm soát các lỗi về trình bày trước khi gửi đơn
Kiểm soát các lỗi về trình bày trước khi gửi đơn

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ứng viên mắc các lỗi nghiêm trọng hơn như viết sai tên công ty, đính kèm nhầm file CV. Hiện nay, các doanh nghiệp thường ưa thích làm việc trực tuyến thông qua các email hơn, do đó lỗi sai của bạn không thể cứu vãn được. 

Chính vì vậy, bạn luôn nhớ phải kiểm tra lại tối thiểu là hai lần các yếu tố trong lá đơn, phần chủ đề trong email cũng như thông tin liên lạc nhé. 

đơn xin việc kỹ sư xây dựng chỉ là bước đầu tiên trong hành trình đến với công việc mới của bạn. Nhưng có thể, đấy sẽ là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của bạn đấy. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích. Đội ngũ timviec365.net xin chúc bạn ứng tuyển thành công và có công việc mơ ước nhé.