Hướng dẫn cách viết đơn xin việc kỹ sư điện hay và ấn tượng

Hướng dẫn cách viết đơn xin việc kỹ sư điện hay và ấn tượng

1. Đơn xin việc kỹ sư điện có vai trò gì?

Khi ứng viên đi xin việc ngành điện – điện tử cần phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin việc điện – điện tử trong đó có thư xin việc điện – điện tử, CV điện – điện tử, đơn xin việc điện – điện tử, sơ yếu lý lịch… Giống với ngành điện – điện tử, khi bạn xin việc tại vị trí kỹ sư điện, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ kể trên. Đặc biệt, bạn cần chú trọng mẫu CV xin việc đơn xin việc, đây là hai giấy tờ vô cùng quan trọng.

Đơn xin việc kỹ sư điện có vai trò quan trọng
Đơn xin việc kỹ sư điện có vai trò quan trọng

Thông thường, ứng viên thường làm nổi bật các kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ, mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà quên mất rằng đơn xin việc cũng quan trọng không kém. Nhiều nhà tuyển dụng tiết lộ, khi nhận được hồ sơ xin việc, họ sẽ xem đơn xin việc của ứng viên trước tiên, sau đó mới xét tới CV xin việc và thư xin việc.

Vì vậy, một lá đơn xin việc chuẩn chỉnh, có nội dung thu hút, kỹ năng nổi bật và kinh nghiệm phong phú chính là “vũ khí” giúp bạn có thể chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng, khẳng định mình phù hợp với vị trí này và nổi bật hơn các ứng viên khác. Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị một lá đơn thật chuẩn chỉnh và phù hợp.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc kỹ sư điện chi tiết

2.1. Những nội dung cần có trong lá đơn xin việc kỹ sư điện là gì?

Nhiều người nghĩ, lá đơn xin việc chỉ là “thủ tục” để qua mắt nhà tuyển dụng, vì vậy có thể đặt bút viết ngay mà không cần phải suy nghĩ. Nếu bạn đang có ý nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai lầm rồi nhé! Như đã nói ở trên, lá đơn xin việc có vai trò vô cùng quan trọng nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ bố cục gồm 3 phần khác nhau.

Những nội dung cần có trong lá đơn xin việc kỹ sư điện
Những nội dung cần có trong lá đơn xin việc kỹ sư điện

2.1.1. Phần mở đầu lá đơn

Đơn xin việc hay còn gọi là đơn ứng tuyển, là một văn bản hành chính nên cần có quốc hiệu và tiêu ngữ, cũng như tên lá đơn ứng tuyển. Quốc hiệu tiêu ngữ chỉ cần viết theo quy chuẩn đưa ra, quốc hiệu viết in hoa hoàn toàn và tiêu ngữ viết hoa chữ cái đầu mỗi cụm từ và cách nhau bởi dấu gạch ngang, cả hai đều được căn giữa lá đơn. Tên lá đơn cũng cần được căn giữa và nổi bật ở giữa lá đơn, chữ in hoa với font chữ to và rõ.

Tiếp đến, trong lá đơn của mình bạn cần nêu rõ thông tin người nhận như kính gửi ai, kính gửi vào bộ phận nào của công ty nơi bạn ứng tuyển.

Đồng thời, bạn cũng cần nêu rõ được thông tin người gửi thư, chính là thông tin cá nhân của bạn, cho nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, bạn từ đâu tới và địa chỉ liên lạc của bạn là gì? Trong phần này, bạn đề cập tới họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, email và số điện thoại để nhà tuyển dụng có thể biết được khái quát các thông tin về bạn. Đặc biệt, email và số điện thoại là thông tin vô cùng quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với bạn thông báo kết quả trúng tuyển qua phương thức này, bởi vậy bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của mình.

Mở đầu lá đơn nêu đầy đủ thông tin người gửi và nhận
Mở đầu lá đơn nêu đầy đủ thông tin người gửi và nhận

Sau khi hoàn thành thông tin cá nhân, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết được bạn biết thông tin tuyển dụng qua đâu và vì sao ứng tuyển vào vị trí kỹ sư điện tại công ty. Đây là mục để nhà tuyển dụng biết được mức độ quan tâm của ứng viên đến công ty và đâu là cách thức tuyển dụng được ứng viên biết tới nhiều nhất.

Ví dụ: “Theo thông tin tuyển dụng được quý công ty điện lực A đăng tải lên trang web timviec365.net, nhận thấy bản thân hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển kỹ sư điện tại đây, vì vậy tôi viết đơn này để ứng tuyển vào vị trí mà công ty đang tuyển dụng”.

2.1.2. Phần nội dung lá đơn

Khi hoàn thiện phần mở đầu, đây mới là phần nội dung quan trọng nhất trong lá đơn xin việc của bạn. Bạn cần nêu bật được những trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của mình, chứng minh được mình hoàn toàn phù hợp với vị trí kỹ sư điện tại công ty.

Cụ thể, bạn cần nêu bật được trình độ học vấn và những chứng chỉ mà bạn đã đạt được trong thời gian trước đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, chứng chỉ và ngành học của bạn cần liên quan tới lĩnh vực điện – điện tử nhé! Còn nếu chẳng may bạn có những chứng chỉ khác không liên quan, bạn không nên đưa vào trong lá đơn của mình.

Chứng minh bản thân bằng trình độ học vấn
Chứng minh bản thân bằng trình độ học vấn

Thực tế, để trở thành kỹ sư điện thì bạn cần tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học về ngành điện thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra. Vì vậy, nếu bạn tốt nghiệp tại các trường về ngành điện hay các ngành liên quan thì mới có thể trở thành một kỹ sư điện, đây cũng là yêu cầu bắt buộc.

Ví dụ: “Tốt nghiệp loại Giỏi ngành Điện – Điện tử tại trường Đại học ABC. Đồng thời, tôi còn đạt được chứng chỉ  khóa học kỹ sư điện tại trung tâm B. Bởi vậy, tôi nhận thấy công việc tại công ty hoàn toàn phù hợp với bản thân của mình”.

Sau khi kết thúc trình độ học vấn, bạn cần nêu được kinh nghiệm làm việc của mình. Nếu bạn là một người chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nêu về những luận án và quá trình thực tập của bản thân tại trường của mình. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm, cơ hội ứng tuyển của bạn sẽ cao hơn nữa. Tuy nhiên, bạn cần phải trình bày kinh nghiệm của mình theo trình tự từ hiện tại đổ về quá khứ, chỉ nêu những công việc liên quan tới kỹ sư điện và nêu rõ thời gian, công việc mà bạn đã thực hiện ở công ty cũ.

Kinh nghiệm làm việc là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm
Kinh nghiệm làm việc là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm

Kinh nghiệm thì cần đi đôi với trình độ và kỹ năng, bên cạnh kỹ năng chuyên môn, bạn cần nêu được những kỹ năng mềm cần thiết có thể sử dụng cho công việc. Một số kỹ năng bạn có thể nêu ra như: Hiểu biết về hệ thống điện, thành thạo các phần mềm AutoCad hoặc các phần mềm khác, kỹ năng quản lý, phân tích dự án, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch…

Khi đã trình bày được trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của mình, bạn cần thể hiện mong muốn và nguyện vọng của bản thân với vị trí công việc này. Thể hiện rằng bản thân hoàn toàn phù hợp với vị trí kỹ sư điện tại công ty và mong muốn nhà tuyển dụng trao cho mình cơ hội phỏng vấn để có thể trình bày được rõ hơn điểm mạnh, kỹ năng của mình.

2.1.3. Phần kết lá đơn

Sau khi đã hoàn thành các nội dung quan trọng của lá đơn xin việc, bạn cần tổng kết lại mong muốn của mình và để lại nội dung liên lạc một lần nữa. Bạn cũng có thể nói qua các nội dung, giấy tờ đi kèm đơn xin việc và mong nhà tuyển dụng xem xét, trao cho bạn cơ hội mới.

Cuối cùng, bạn đừng quên cảm ơn và ký, ghi rõ họ tên của mình vào phần cuối của lá đơn nhé!

2.2. Một số lưu ý khi viết đơn

Khi chuẩn bị lá đơn xin việc, bạn có thể viết tay hoặc đánh máy. Dù bạn thực hiện theo hình thức nào, bạn cũng cần viết ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề và nêu bật được những điểm mạnh và kỹ năng của bản thân liên quan đến kỹ sư điện.

Tránh lỗi chính tả và ngữ pháp
Tránh lỗi chính tả và ngữ pháp

Bên cạnh đó, bạn cũng cần để ý tới lỗi chính tả và ngữ pháp trong lá đơn xin việc của mình. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy không hài lòng với một lá đơn sai chính tả chi chít và mắc lỗi ngữ pháp cơ bản. Hãy tự tạo cho mình cơ hội bằng cách chuẩn bị nội dung lá đơn xin việc thật hoàn hảo với những nguyện vọng, mong muốn và mục tiêu nghề nghiệp điện – điện tử ấn tượng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách viết một lá đơn xin việc kỹ sư điện chuẩn chỉnh và gây ấn tượng. Các thông tin bạn đưa ra trong lá đơn xin việc của mình cần đảm bảo chính xác, trung thực, đồng thời lời lẽ cần trang trọng và lịch sử. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng về bố cục của lá đơn xin việc cho kỹ sư điện, bạn có thể truy cập ngay timviec365.net để tải về những mẫu đơn xin việc chất lượng và nổi bật nhất nhé!