Hướng dẫn cách viết đơn xin chuyển bộ phận làm việc

Hướng dẫn cách viết đơn xin chuyển bộ phận làm việc

1. Hướng dẫn viết đơn xin chuyển bộ phận làm việc

Có khá nhiều nguyên nhân thôi thúc một người đưa ra quyết định chuyển bộ phận làm việc. Nguyên nhân chủ quan có thể là do cảm thấy công việc hiện tại quá nhàm chán, muốn thay đổi môi trường làm việc hoặc khám phá những năng lực tiềm ẩn của bản thân. Nguyên nhân khác quan có thể đến từ môi trường làm việc không thoải mái, đồng nghiệp không thân thiện…

Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc
Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc

Bên cạnh đó, để có thể thuận lợi hơn trong việc xin chuyển bộ phận làm việc, bạn cũng phải chứng minh với cấp trên rằng mình có thể làm tốt trong vai trò mới ở một môi trường làm việc mới. Hiệu suất làm việc tốt chính là một trong những tiền đề uy tín giúp thuyết phục người quản lý.

Khi làm thủ tục xin chuyển bộ phận làm việc, bạn cần hoàn thành Đơn xin chuyển bộ phận làm việc và nộp trực tiếp cho cấp trên của mình.

1.1. Đơn xin chuyển bộ phận làm việc viết như thế nào?

1.1.1. Phần mở đầu

Đơn xin chuyển bộ phận làm việc được coi như là một văn bản hành chính, do đó cũng cần được trình bày theo đúng quy chuẩn của loại văn bản này. Thông thường bạn sẽ đánh máy đơn xin chuyển bộ phận làm việc.

Đơn sẽ được mở đầu bằng quốc hiệu và tiêu ngữ theo đúng quy chuẩn văn bản hành chính. Quốc hiệu được viết in hoa toàn bộ và căn giữa dòng. Ở dòng tiếp theo sẽ là tiêu ngữ. Bạn cũng cần căn giữa dòng và viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiêu ngữ nhỏ.

Trình bày theo đúng quy chuẩn văn bản hành chính
Trình bày theo đúng quy chuẩn văn bản hành chính

Sau đó bạn tiếp tục xuống dòng để viết tên đơn: “ĐƠN XIN CHUYỂN VỊ TRÍ LÀM VIỆC”. Tên đơn nên được viết hoa toàn bộ và căn giữa dòng. Bạn cũng có thể chỉnh kích thước chữ viết tên đơn to hơn và bôi đậm tên đơn.

Trong phần địa chỉ người nhận đơn, bạn nên kính gửi Ban Giám đốc của công ty hoặc Phòng nhân sự. Tiếp theo, bạn cần cung cấp thông tin cá nhân để người xét duyệt đơn biết bạn là ai và hiện đang giữ chức danh gì cũng như là làm việc tại bộ nào? Bạn cũng có thể thêm vào thời gian bắt đầu đảm nhiệm chức vị hiện tại.

1.1.2. Phần nội dung đơn

Một trong những lý do khách quan nhất mà bạn nên sử dụng để làm lý do xin chuyển bộ phận làm việc đó là mong muốn được thử sức mình với công việc mới và môi trường làm việc mới, từ đó khai phá được năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Để không bị hiểu lầm là trốn tránh công việc hoặc chán nản với công việc hiện tại, ngay từ những dòng đầu tiên trong phần nội dung đơn, bạn nên nêu khái quát tình hình công việc hiện tại của bạn và những thành tích tốt nhất mà bạn đã đạt được.

Khái quát tình hình công việc hiện tại
Khái quát tình hình công việc hiện tại

Đây là một động thái thông minh và cần thiết. Đồng thời việc khái quát tình hình công việc hiện của bạn sẽ giúp người quản lý hiểu rõ hơn về tính chất công việc và chủ động có phương án thay thế hoặc bổ sung nhân sự mới.

Tiếp theo, bạn cần đưa ra lý do xin chuyển bộ phận làm việc sao cho thật hợp lý. Đây là nội dung quan trọng nhất trong đơn xin chuyển bộ phận làm việc.

Lý do xin việc là cơ sở để cấp trên hoặc quản lý cân nhắc về quyết định của bạn. Chính vì vậy, bạn nên nhấn mạnh và tập trung vào lý do muốn phát triển bản thân và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ không phải trả chi phí đào tạo trong khi bạn có thể tự học tập cách làm việc ở môi trường mới và vẫn mang lại giá trị cho công ty.

1.1.3. Phần kết thúc đơn

Sau khi đã trình bày xong lý do xin chuyển bộ phận làm việc, bạn đừng quên nhắc lại nguyện vọng xin chuyển bộ phận làm việc của mình. Tiếp theo, bạn cần cam kết trong thời gian chờ duyệt đơn sẽ hoàn thành tốt các đầu việc dang dở và bàn giao lại công việc trước khi chính thức chuyển sang bộ phận khác.

Hoàn thành tốt công việc trong thời gian chờ đơn được duyệt
Hoàn thành tốt công việc trong thời gian chờ đơn được duyệt

Hãy kết thúc đơn xin chuyển bộ phận làm việc bằng việc nhắc lại nguyện vọng của mình và đừng quên để lại một lời cảm ơn nhé! Bạn cũng cần phải điềm thêm ngày tháng viết đơn và ký tên để hoàn tất lá đơn.

1.2. Một số lưu ý khi viết đơn xin chuyển bộ phận làm việc

Đơn xin chuyển bộ phận làm việc nếu viết tốt có thể hỗ trợ bạn rất nhiều khi đề đạt nguyện vọng của bản thân với cấp trên. Do đó bạn cần viết sao cho thật khéo léo nhé! Sau đây là một vài lưu ý bận cần ghi nhớ khi viết đơn xin chuyển bộ phận làm việc.

1.2.1. Trình bày theo đúng quy chuẩn văn bản hành chính

Bạn nên đánh máy đơn xin chuyển bộ phận làm việc để tăng thêm phần trang trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần căn lề theo đúng chuẩn văn bản thành chính.

Cụ thể:

+ Đơn xin chuyển bộ phận làm việc sẽ được soạn thảo và in ra trên khổ giấy A4.

+ Thông số căn lề như sau: lề trên và lề dưới 20 – 25 mm, lề trái 30 – 35 mm, lề phải 15 – 20 mm.

+ Hướng giấy phải là hướng dọc.

+ Font chữ: Times New Roman.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng giọng điệu trang trọng, viết đúng chính tả và ngữ pháp.

Sử dụng giọng văn trang trọng
Sử dụng giọng văn trang trọng

1.2.2. Tránh đề cập đến các thông tin mang tính tiêu cực

Đơn xin chuyển bộ phận làm việc là phương tiện đề đạt nguyện vọng của bạn với cấp trên, vì vậy bạn nên tránh đề cập đến mọi thông tin mang tính tiêu cực. Bạn không nên thể hiện thái độ bất mãn với đồng nghiệp hay quản lý của mình, thay vào đó hãy nói rằng bạn muốn phát triển năng lực của bản thân trong một môi trường làm việc mới.

Bạn cũng không nên chê bai công việc hiện tại hoặc so sánh giữa hai công việc. Không có người quản lý nào muốn tiếp nhận nhân viên không chịu làm việc và có thái độ không tốt với công việc đâu nhé!

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Hướng dẫn viết email xin chuyển bộ phận làm việc

Trong trường hợp bạn công tác ở xa và không thể trực tiếp gặp mặt quản lý hoặc gửi đơn xin chuyển bộ phận làm việc thì bạn có thể đề đạt nguyện vọng của mình thông qua email.

Về cơ bản, nội dung của email xin chuyển bộ phận làm việc sẽ tương tự như đơn xin chuyển bộ phận làm việc đã được hướng dẫn ở phần trước. Bạn cũng cần kiểm tra để xác nhận đúng địa chỉ người nhận và trình bày email một cách đẹp mắt nhé!

Tránh đề cập đến các thông tin mang tính tiêu cực
Tránh đề cập đến các thông tin mang tính tiêu cực

Trên đây, bài viết đã hướng dẫn cho bạn đọc cách soạn thảo đơn xin chuyển bộ phận làm việc. Khi quyết định xin chuyển bộ phận làm việc, bạn nên đặc biệt chú trọng đến thời điểm nộp đơn. Bạn nên nộp đơn vào thời điểm mọi hoạt động trong công ty đang diễn ra thuận lợi và công việc của bạn không gặp phải vấn đề hay khó khăn nào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thông báo trước với người quản lý trực tiếp của mình về quyết định xin chuyển bộ phận làm việc.