Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không?

Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không?

Trước khi trở thành nhân viên chính thức của bất kỳ công ty nào, người lao động đều phải trải qua quá trình thử việc. Thời gian thử việc thường sẽ kéo dài trong vòng 2 tháng hoặc hơn tùy vào chế độ từng công ty. Người lao động sẽ được đánh giá và ký hợp đồng lao động chính thức. Hầu hết các công ty hiện nay đều thực hiện điều này, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết rõ về hợp đồng thử việc cũng như những quy định về vấn đề này. Vậy hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không?

hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không
Rất nhiều người thắc mắc hợp đồng thử việc có cần đóng bảo hiểm?

Câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc ở đây đó chính là hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không? Hợp đồng thử việc có phải đóng thuế tncn? Và còn nhiều vấn đề khác, trong bài biết dưới đây của Việc Làm Tốt, sẽ chia sẻ tất tần tật những điều bạn cần biết về hợp đồng thử việc. 

Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc có thể hiểu là bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề làm thử một công việc có thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hợp đồng sẽ quy định những quyền và nghĩa vụ của hai bên cũng như điều kiện lao động, phù hợp với quy định Pháp luật và bình đẳng giữa hai bên. Đương nhiên, hợp đồng này được ký kết dưới cơ sở hai bên cùng tự nguyện. 

Trong thời gian thực hiện hợp đồng, người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể tùy chỉnh nội dung trong hợp đồng, với điều kiện cả hai bên cùng đồng ý. Trong trường hợp, nếu nội dung hợp đồng thay đổi mà có ảnh hưởng đến điều kiện của người lao động thì họ có quyền được ký hợp đồng mới.

chấm dứt hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc là thỏa thuận làm thử trong một khoảng thời gian nhất định

Thông thường, hợp đồng thử việc sẽ được ký thời hạn không quá 180 ngày với các chức vụ quản lý doanh nghiệp, không quá 60 ngày với công việc trình độ từ cao đẳng trở lên như các công việc: kế toán, hành chính văn phòng, nhân viên marketing, nhân viên kinh doanh…Kỳ hạn thử việc không quá 30 ngày với trình độ dưới cao đẳng, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. 

Trong trường hợp làm các công việc khác như shipper, tài xế, bảo vệ, nhân viên phục vụ cafe… thì thời gian thử việc sẽ không quá 6 ngày và mức lương hưởng ít nhất là 85% mức lương thỏa thuận. 

Hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH không?

Các vấn đề xoay quanh bảo hiểm xã hội hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động, đặc biệt là người lao động đang ký hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH không? Hiện nay theo quy định của Luật lao động thì người làm việc theo hợp đồng không xác định hay có xác định thời hạn từ đủ 3 – 12 tháng, hợp đồng lao đồng theo mùa vụ đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 

Bao gồm các đối tượng như: người có hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 1 – 3 tháng, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công an, đối tượng làm trong tổ chức cơ yếu, sĩ quan, quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật lao động Việt Nam, người quản lý, điều hành hay người lao động không chuyên trách ở hợp tác xã,… cũng là những đối tượng tham gia bhxh bắt buộc. 

hợp đồng thử việc có phải đóng bhxh
Theo quy định hiện hành hợp đồng thử không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội

Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng với hợp đồng lao động chính thức có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, nhưng không áp dụng cho hợp đồng thử việc. Điều này có nghĩa là, những người lao động đang trong thời gian thử việc và có ký hợp đồng không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Nhưng trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản này thì người lao động có thể trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Như vậy, trong thời gian thử việc, người lao động vẫn sẽ được đóng bảo hiểm và tính thời gian hưởng bảo hiểm xã hội. 

Hợp đồng thử việc có phải đóng thuế TNCN không?

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được tính dựa trên số thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh nếu có. Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc, hiện rất lăn tăn vấn đề có cần phải đóng thuế TNCN hay không. Các bạn có thể tham khảo hai trường hợp dưới đây:

Trong trường hợp, người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN khi tổng thu nhập từ tiền lương từ 11 triệu/ tháng trở lên. Nếu có người phụ thuộc thì mức thu nhập từ 15,4 triệu/ tháng trở lên mới phải đóng thuế. 

hợp đồng thử việc là gì
Có phải đóng thuế hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện khác

Ở trường hợp thứ hai, nếu người lao động ký hợp đồng thử việc với hợp đồng lao động dưới 3 tháng, thì người sử dụng lao động cần phải khấu trừ thuế TNCN là 10% cho mức lương trên 2.000.000 đồng. 

Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động thử việc chỉ có một khoản thu nhập duy nhất, sau khi đã khấu trừ gia cảnh mà thu nhập không quá 11 triệu đồng/ tháng (không quá 15,4 triệu/ tháng đối với lao động có người phụ thuộc) hoặc mức lương dưới 2 triệu đồng khi thử việc với hợp đồng lao động hưởng lương dưới 2 triệu. tháng thì không cần đóng thuế TNCN. 

Nhưng người lao động cần phải làm một bản cam kết và gửi cho người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế khi lãnh lương. Bên cạnh đó, người lao động còn cần phải đảm bảo đăng ký thuế đầy đủ và có mã số thuế tại thời điểm cam kết theo đúng quy định của luật lao động hiện hành.

Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?

Trên thực tế, hợp đồng thử việc không phải hợp đồng lao động, nên trong thời gian thử việc, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần có sự báo trước nào, hay bồi thường do không làm đúng theo thỏa thuận hợp đồng. Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề, từ lao động phổ thông cho đến các công việc cần trình độ chuyên môn cao.

hợp đồng thử việc có phải đóng thuế tncn
Người lao động cần tìm hiểu kỹ các quy định về hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền lợi

Khi chấm dứt hợp đồng thử việc, người lao động hoàn toàn có thể yêu cầu bên sử dụng lao động chi trả thù lao những ngày đã làm việc với đúng mức lương đã được thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Đương nhiên trong trường hợp này, người sử dụng lao động buộc phải chi trả tiền lương và các khoản phúc lợi đầy đủ cho người lao động. 

Tóm lại, người lao động hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc và ngược,  lại người sử dụng lao động cũng có thể. Tuy nhiên khi chấm dứt hợp, người sử dụng lao động phải thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc cho người lao động đó. 

Từ những thông tin trên đây về việc hợp đồng thử việc là gì, hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không, hay người lao động có cần đóng thuế TNCN khi đang thử việc và những điều lưu ý về chấm dứt hợp đồng, các bạn có thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Người lao động cần phải nắm rõ các thông tin và quy định hiện hành liên quan đến luật lao động để tự đảm bảo quyền lợi của bản thân khi đi làm. 

Những vấn đề xoay quanh hợp đồng thử việc có rất nhiều, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin khác tại Việc Làm Tốt. Bên cạnh đó cũng có thể tìm kiếm thêm những công việc với mức lương hấp dẫn tại đây. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng thử việc, và đảm bảo quyền lợi cho mình. Chúc các bạn tìm được việc làm tốt, phù hợp với bản thân.