Hợp đồng đặt cọc và mọi vấn đề xoay quanh hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc và mọi vấn đề xoay quanh hợp đồng đặt cọc

 Khi bạn thực hiện giao dịch bất động sản làm hợp đồng đặt cọc mua nhà, làm hợp đồng đặt cọc mua đất.

Giao dịch có giá trị càng lớn thì số tài sản đặt cọc càng nhiều. Hãy cùng bài viết dưới đây trao đổi những thông tin về hình thức này, giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi đặt cọc. Qua đó bạn sẽ có thể tránh được các rủi ro không mong muốn khi thực hiện giao dịch

Nội dung bài viết

Đặt cọc là gì?

Đặt cọc là việc quan trọng trong giao dịch bất động sản, mua bán tài sản giá trị
Đặt cọc là việc quan trọng trong giao dịch bất động sản, mua bán tài sản giá trị

 Đặt cọc là hình thức bên đặt cọc giao một số tiền (hoặc tài sản có giá trị) cho bên nhận cọc trong một thời hạn nhất định. Việc này để đảm bảo rằng người mua sẽ thực hiện đúng giao dịch như khi đã thỏa thuận. 

Khi nào cần làm hợp đồng đặt cọc mua bán?

 Đã có rất nhiều trường hợp bên nhận cọc lấy tài sản rồi trốn, cắt đứt hoàn toàn liên lạc với bên đặt cọc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã gặp phải lừa đảo. Không còn cách nào khác, bạn buộc phải chấp nhận mất trắng số tiền đã đặt cọc. 

 Để tránh trường hợp rủi ro không mong muốn bạn cần cẩn trọng. Bất cứ khi nào bạn đặt cọc tài sản cũng nên tiến hành làm theo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà.

Những điều khoản cần có trong hợp đồng đặt cọc

 Khi tiến hành làm hợp đồng đặt cọc, sẽ có những điều khoản bắt buộc và không bắt buộc có trong hợp đồng. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra những điều khoản để thêm vào bản hợp đồng.

Việc đặt cọc rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên
Việc đặt cọc rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên

 Tuy nhiên những điều khoản này cần phải được sự đồng ý của bên còn lại. Vậy nên bạn cần thỏa thuận và thống nhất với bên giao dịch trước khi đưa vào hợp đồng. Về những điều khoản bắt buộc gồm có :

Thông tin của hai bên giao dịch trong hợp đồng đặt cọc

 Đây là điều khoản luôn luôn được đặt lên đầu tiên của một bản hợp đồng. Thông tin cần cung cấp gồm :

  • Họ và tên.
  • Năm sinh.
  • Quê quán.
  • Địa chỉ nơi ở hiện tại.
  • Số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân.
  • Số điện thoại.
Hai bên tham gia hợp đồng là thông tin cực kỳ quan trọng
Hai bên tham gia hợp đồng là thông tin cực kỳ quan trọng

 Những thông tin được cung cấp trên phải đảm bảo chính xác tuyệt đối. Hai bên cung cấp cần đưa ra sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy tờ pháp lý tương tự. Đảm bảo rằng chúng có thể đối chiếu, chắc chắn về tính pháp lý.

Tài sản trong hợp đồng đặt cọc

 Hãy nêu cụ thể và chi tiết hết mức có thể đối với tài sản bạn đem ra đặt cọc. Nếu tài sản đó là tiền thì nêu cụ thể là bao nhiêu tiền. Còn nếu là vàng hay nữ trang thì cần nói rõ là loại vàng, nữ trang gì? Mô tả chi tiết về loại nữ trang đó.

 Với trường hợp làm mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần chú ý hơn. Cần nói cụ thể về vị trí, diện tích của mảnh đất. Bên trong nhà có những đồ nội thất có giá trị gì…

Thời gian đặt cọc

 Trong hợp đồng, bạn cần ghi cụ thể thời gian giao tài sản (từ ngày – tháng – năm nào). Và nói rõ thời hạn đặt cọc trong bao lâu ( có giá trị đến ngày – tháng – năm nào). Hãy ghi rõ thông tin này nhé.

Thời gian là điều cần chính xác tuyệt đối trong hợp đồng đặt cọc
Thời gian là điều cần chính xác tuyệt đối trong hợp đồng đặt cọc

Mục đích đặt cọc

 Bạn cũng cần nêu rõ mục đích đặt cọc để làm gì? Thực hiện giao dịch như thế nào? Thời gian thực hiện giao dịch đó và những điều khoản liên quan khác. Từ đó, giúp bản hợp đồng này rõ ràng hơn.

Quyền và nghĩa vụ của hai bên

 Tùy vào hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản hay các giao dịch khác mà quyền và nghĩa vụ khác nhau. Bạn có thể tham khảo những hợp đồng mẫu trên Mogi để có được thông tin chi tiết nhé.

Phương thức xử lý khi xảy ra mâu thuẫn

 Trong trường hợp xảy ra bất kỳ mâu thuẫn hay tranh chấp nào, hai bên nên cùng ngồi lại. Cùng nhau thương lượng và giải quyết mâu thuẫn đó dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi.

Hãy dự phòng tình huống xảy ra mâu thuẫn
Hãy dự phòng tình huống xảy ra mâu thuẫn

 Trong trường hợp không thể giải quyết bằng biện pháp hòa giải thì một trong hai bên có quyền nộp đơn khởi kiện. Bên thua kiện sẽ phải chịu hình thức xử phạt theo quyết định quà tòa án.

Xác nhận của hai bên trong hợp đồng đặt cọc

 Cuối bản hợp đồng cần có đủ chữ ký, điểm chỉ và lời xác nhận của hai bên giao dịch. Cần xác nhận bản hợp đồng trên được lập khi bạn đang trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, ý thức được những gì mình đang làm.  Và hãy chắc chắn mình đồng ý với mọi điều khoản đã được ghi trong hợp đồng.

Một số lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc

 Thông thường, những người làm hợp đồng thường bỏ qua một số chi tiết rất quan trọng. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc và lưu ý một số điều sau để tránh xảy ra sơ suất.

Khi thực hiện giao dịch cần có người trung gian làm chứng 

 Người làm chứng là một yếu tố rất quan trọng nhất thiết phải có khi tiến hành giao dịch. Người đó phải không hề có họ hàng, quen thân gì với một trong hai bên giao dịch.

 Trong hợp đồng đặt cọc cũng cần có chữ ký, điểm chỉ và lời xác nhận chắc chắn của người làm chứng. Có như vậy thì bản hợp đồng mới được công nhận.

Đọc kỹ lại tất cả các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký

 Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng, bạn cần đọc kỹ lại tất cả những điều khoản trong hợp đồng. Hãy đảm bảo rằng trong hợp đồng không hề có bất kỳ điều khoản nào gây bất lợi cho bạn.

Nên đọc kỹ hợp đồng trước khi kí kết
Nên đọc kỹ hợp đồng trước khi kí kết

 Cần đặc biệt lưu ý đến những con số được nhắc đến trong hợp đồng. Bản hợp đồng cần rõ ràng về mọi điều khoản, không mập mờ gây khó hiểu và cũng không có dấu hiệu gạch xóa nào.

  Để yên tâm hơn, bạn nên thuê luật sư. Họ sẽ thay bạn soạn thảo hết tất cả các điều khoản cần và nên có trong hợp đồng. Bạn cũng không cần phải lo đến việc nếu hợp đồng có sai sót hay điều khoản nào gây mâu thuẫn, bất lợi.

Công chứng bản hợp đồng sau khi ký kết

 Để đảm bảo tính pháp lý về mặt nội dung và hình thức cho bản hợp đồng đặt cọc của bạn, bạn cần đem bản hợp đồng đó đến các văn phòng công chứng để chứng thực nó.  Lúc này, các công chứng viên sẽ có nhiệm vụ kiểm tra và chứng thực lại các điều khoản trong hợp đồng.

 Sau đó bản hợp đồng sẽ được chứng nhận tích xác thực và được hợp pháp hóa cho giao dịch. Đây cũng sẽ là cơ sở để giải quyết nếu chẳng may phát sinh những vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp không mong muốn.

Trường hợp khi giao dịch không thành công

 Khi xảy ra trường hợp giao dịch bất thành, thông thường là do ba nguyên nhân chính:

Do bên đặt cọc không muốn tiếp tục giao dịch

 Trong trường hợp này, người đặt cọc buộc phải chịu mất số tài sản đã đặt cọc. Bên nhận cọc sẽ được hưởng số tài sản đó. Đồng thời bên đặt cọc còn có trách nhiệm bồi thường một khoản chi phí như khi đã thỏa thuận vì đã phá vỡ giao dịch.

Do bên nhận cọc không muốn tiếp tục giao dịch

 Tương tự như trên, bên phá vỡ hợp đồng sẽ phải hoàn trả tài sản và bồi thường chi phí khi phá vỡ giao dịch cho bên còn lại. Điều này tùy vào thỏa thuận của 2 bên về mức độ bồi thường.

Cả hai bên đều không muốn tiếp tục giao dịch

 Lúc này hai bên sẽ thống nhất hủy bỏ hợp đồng. Bên nhận cọc cần hoàn trả lại tài sản đã cọc cho bên đặt cọc. Ngoài ra, chi phí làm hợp đồng hay các phụ phí cần thỏa thuận kỹ lưỡng trước để tránh rắc rối.

Hãy chú ý về điều khoản khi phá vỡ hợp đồng đặt cọc nhé
Hãy chú ý về điều khoản khi phá vỡ hợp đồng đặt cọc nhé

Hãy chú ý để hợp đồng có lợi cho mình nhé!

Lời kết

 Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho bạn hiểu biết hơn về hợp đồng đặt cọc và phương thức thực hiện nó. Qua đó giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tránh mắc phải những sai lầm, rủi ro đáng tiếc khi thực hiện giao dịch.

 Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong việc làm hợp đồng đặt cọc, bạn nên chú ý thuê luật sư. Từ đó đảm bảo quyền lợi của mình một cách hoàn hảo nhất.

 Content Writer – Yến Thy

>>>>>>> Xem thêm nếu bạn đang tìm hiểu về luật nhà đất hay giao dịch nhà đất: 5 loại thủ tục mua bán đất bắt buộc phải nhớ khi có ý định tiến hành giao dịch.