Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất - những điểm cần lưu ý

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất - những điểm cần lưu ý

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhiều vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong quá trình soạn thảo. Giải đáp toàn bộ thắc mắc về hợp đồng ngay dưới đây! 

Hợp đồng chuyển nhượng cần được thực hiện đúng quy trình và đầy đủ thủ tục để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Bên cạnh đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giá trị bao lâu phụ thuộc vào thời điểm công chứng và thỏa thuận của các bên. Thông tin cung cấp dưới đây sẽ làm sáng tỏ mọi vấn đề liên quan và giải đáp mọi thắc mắc về hợp đồng. 

Mua bán đất Bình Dương có giấy tờ pháp lý đầy đủ:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Đất đai là tài sản quý giá của đất nước và là tiền đề để các ngành kinh tế khác phát triển, bởi vậy đất đai cần được lưu thông và sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

Trong giao dịch mua bán đất đai, có rất nhiều hình thức được pháp luật bảo hộ như: cho thuê, thừa kế, cho thuê lại, chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng, thế chấp, góp vốn,…Trong đó, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phương thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ bên A sang bên B theo đúng quy định của pháp luật. Để giao dịch có hiệu lực, mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất cần được soạn thảo đầy đủ các thỏa thuận của hai bên, kèm theo đó là số tiền thể hiện giá trị quyền sử dụng BĐS.

Cách làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dựa trên sự điều chỉnh của luật về đất đai và dân sự để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình trước những rủi ro có thể xảy ra. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giấy tay hoặc in đều bắt buộc phải có dấu công chứng.

Trong quy định của pháp luật về nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất, cần phải đảm bảo rõ những thông tin như: thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, quyền và nghĩa của các bên tham gia. Để có đủ điều kiện xác lập quyền sử dụng đất, mọi thông tin cần được những người có thẩm quyền xác nhận chính xác mới cấp quyền sử dụng cho những cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay

Hợp đồng trao quyền sử dụng đất viết tay không được công chứng để lại những hậu quả khôn lường về tranh chấp đất và trách nhiệm của các bên tham gia. Theo Luật Đất đai năm 2013 có chỉ rõ: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”.

Theo đó, hợp đồng cần được cơ quan công chứng tiến hành xác minh và chứng thực được pháp luật công nhận và bảo hộ. Đối với những giấy tờ về giao dịch và mua bán đất mà chưa được công chứng, văn bản sẽ không có giá trị và quyền sử dụng đất cũng chưa được công nhận.

Bởi vậy, khi tiến hành nhượng quyền sử dụng đất, các bên tham gia cần chuyển hợp đồng và các giấy tờ liên quan đến cơ quan công chứng. Bên cạnh đó, đăng ký sang tên từ người sở hữu cũ sang người sở hữu mới tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bạn lưu ý khi đăng ký biến động đất đai tại cơ quan văn phòng cần đảm bảo đầy đủ: đơn đăng ký biến động, giấy chứng nhận sở hữu đất và hợp đồng đã công chứng.

Hình thức hợp đồng chuyển nhượng đất có những nội dung chính và các điều khoản như sau:

  • Thông tin bên chuyển nhượng: họ và tên, năm sinh, căn cước công dân và hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng.
  • Thông tin bên nhận chuyển nhượng: họ và tên, năm sinh, căn cước công dân và hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng.
  • Thông tin đất chuyển nhượng: diện tích, địa chỉ, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và nguồn gốc sử dụng.
  • Giá trị chuyển nhượng: ghi rõ số tiền VNĐ bằng chữ và bằng số, phương thức thanh toán.
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: bên chuyển nhượng cung cấp đầy đủ giấy tờ đất cho bên nhận chuyển nhượng và thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Nộp thuế: bên nhận chuyển nhượng chịu hoàn toàn trách nhiệm về thuế và lệ phí liên quan đến đất chuyển nhượng khi hợp đồng có hiệu lực.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng trên nguyên tắc tôn trọng hoặc nhờ đến sự giải quyết của tòa án.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Đối với loại hợp đồng này, các nội dung và điều khoản cần thỏa thuận cũng tương tự như đối với mẫu hợp đồng chuyển nhượng. Cụ thể:

  • Thông tin bên chuyển nhượng
  • Thông tin bên nhận chuyển nhượng
  • Thông tin về đối tượng chuyển nhượng là đất và các tài sản liên quan tới đất
  • Giá trị giao dịch và phương thức thanh toán
  • Nghĩa vụ, trách nhiệm và cam kết của các bên

Tuy nhiên, trong phần ghi thông tin đất chuyển nhượng cần bổ sung thêm về tài sản gắn liền với đất là gì và những giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Đồng thời, trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên cần bổ sung thêm tài sản gắn liền với đất.

Hợp đồng chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng một phần đất yêu cầu bên chuyển nhượng phải đến văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành tách thửa theo thỏa thuận.

Người chuyển nhượng cần chuẩn bị giấy chứng nhận sở hữu đất, đảm bảo diện tích đất tách theo đúng quy định và đất đang không thuộc khu vực tranh chấp trước khi đăng ký biến động và sang tên cho bên nhận chuyển nhượng. Nội dung cần phải đảm bảo trong hợp đồng bao gồm:

  • Thông tin bên chuyển nhượng
  • Thông tin bên nhận chuyển nhượng
  • Thông tin đối tượng chuyển nhượng
  • Giá trị giao dịch và phương thức thanh toán
  • Trách nhiệm của bên chuyển nhượng: trao quyền sử dụng và giấy tờ theo đúng pháp luật.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng: đăng ký quyền sử dụng đất và sử dụng đất theo đúng mục đích, trách nhiệm nộp các lệ phí
  • Cam kết của các bên

Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể thực hiện nếu:

  • Sự xác nhận của các bên tham gia hợp đồng chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng đất bị hủy.
  • Quá trình vô hiệu hóa hợp đồng cần được thực hiện bởi công chứng viên đã thực hiện công chứng đối với bản hợp đồng trong thời điểm soạn thảo hợp đồng. (Lưu ý: nếu công chứng viên không thể thực hiện thì các thành viên khác trong tổ chức có thể tiếp nhận hồ sơ được lưu trữ).
  • Hợp đồng sau khi đã được hủy bỏ sẽ hoàn toàn vô giá trị và mọi giao dịch chuyển nhượng sẽ trở về thời điểm trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Bởi vậy, nếu bên chuyển nhượng không muốn bán đất nhưng bên nhận chuyển nhượng không đồng ý thì hợp đồng không thể được hủy bỏ. 

Các câu hỏi thường gặp về hợp đồng chuyển nhượng đất

  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người đang ở nước ngoài như thế nào?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia các giao dịch mua bán đất như: chuyển nhượng, thừa kế, mua, thuê, nhận tặng. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần sở hữu những giấy tờ sau: hộ chiếu có dấu có cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, căn cước công dân chứng minh quốc tịch hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.

  • Chuyển nhượng như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài không bị hạn chế về quyền giao dịch đất và được bảo hộ như những đối tượng khác. Khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cấp sổ đỏ thể hiện quyền sử dụng đất, chủ sở hữu có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

Bạn cần nắm rõ những thủ tục sau khi tiến hành chuyển nhượng đất khi chủ sở hữu ở nước ngoài, bao gồm: 

Hợp đồng trao quyền, trong đó bên được ủy quyền sẽ nhân danh bên ủy quyền đứng ra tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

Chuẩn bị hồ sơ công chứng: đơn đăng ký công chứng, hợp đồng đã được soạn thảo, giấy tờ chứng minh thông tin của người yêu cầu công chứng, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các giấy tờ liên quan về đất, giấy tờ xác nhận những thông tin có trong hợp đồng. 

  • Các loại phí cần thanh toán khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng?

Các khoản thuế và lệ phí liên quan đến đất là do bên nhận chuyển nhượng thanh toán, bao gồm: 

Thuế thu nhập cá nhân chiếm 2% tổng giá trị chuyển nhượng. Nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình hoặc cá nhân chỉ có một tài sản đất duy nhất thì được miễn thuế.

 Lệ phí trước bạ chiếm 0.5% tích của diện tích đất và giá đất. 

Bên cạnh đó, phí công chứng, phí địa chính và phí thẩm định sẽ do các bên tự thỏa thuận để thanh toán. Trong đó, phí công chứng về các giao dịch liên quan đến đất được xác định theo quy định của pháp luật, lệ phí địa chính là 15.000 đồng và lệ phí thẩm định chiếm 0.15% giá trị chuyển nhượng. 

  • Hợp đồng chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Hiệu lực hợp đồng trao quyền sử dụng đất viết tay sẽ không có giá trị nếu không công chứng. Tuy nhiên, khi bên nhận chuyển nhượng đã hoàn thành 2/3 cam kết thực hiện hợp đồng và kèm theo giấy xác nhận thì tòa án sẽ xác nhận giá trị của hợp đồng mà không cần công chứng.

Trên đây là thông tin về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được rất nhiều người quan tâm. Giao dịch bất động sản có giá trị rất lớn nên hãy đảm bảo các thủ tục chuyển nhượng được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Truy cập RaoXYZ Nhà để tích lũy thêm kinh nghiệm về mua bán đất trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhé!