Ho ra máu, chảy máu cam không cầm được cũng hết ngay tức khắc với bài thuốc từ quả nhót

Ho ra máu, chảy máu cam không cầm được cũng hết ngay tức khắc với bài thuốc từ quả nhót

Chuyện là, hôm qua chị dâu em mới từ Hà Nội về, hí hửng qua tặng em quà thủ đô. Bên trong nào lá bánh kẹo còn có một loại quả rất lạ với dánh ngoài hình bầu dục mặt trên màu lục bóng, có lấm chấm như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc, bóng, có nhiều lông mịn. Chị dâu em nói đó là quả nhót, khi quả chín có màu đỏ cam rất đẹp mắt. Đây là lần đầu em mới đến loại quả này.

Có lẽ đối với một đứa sinh ra ở miền Nam và chưa bao giờ đi Hà Nội thì quả còn quá xa lạ, nhưng đối với người sống ở Bắc từ nhỏ như chị dâu em thì loại quả ấy gắn liền với một vùng ký ức tuổi thơ.

Quả nhót có chua và chát đến tê lưỡi, một vị đặc trưng của quê hương Bắc Bộ. Vị chua của nó ám ảnh đến nỗi khiến nhiều người chỉ cần nhớ lại cũng đủ ứa nước miếng. Tuy nhiên, quả nhót ngày này đã có chút thay đổi về hương vị khi đã có vị ngọt mềm và hơi thoảng một chút chua nhẹ, thanh mát.


Tuy hương vị đã có thay đổi nhưng công dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả nhót vẫn không thay đổi. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh. Tùy theo từng loại bệnh mà ta sẽ sử dụng bộ phận nào của cây để làm thuốc.

Trong quả nhót vốn có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng trị ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.