Hiring Manager là gì? Sự khác nhau giữa Recruitment Manager và Hiring Manager

Hiring Manager là gì? Sự khác nhau giữa Recruitment Manager và Hiring Manager

Hiring Manager là một trong những vị trí đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy cụ thể Hiring Manager là gì? Hiring Manager và Recruitment Manager có khác nhau không? Làm sao để đảm nhiệm vị trí này? Hãy cùng RaoXYZ tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Giải đáp Hiring Manager là gì?

Giải đáp Hiring Manager là gì?

Giải đáp Hiring Manager là gì?

Hiring Manager dịch sang tiếng Việt có nghĩa là trưởng phòng thuê nhân lực. Hay hiểu đơn giản thì đây là vị trí đứng đầu phòng nhân sự, quản lý, chịu trách nhiệm về việc đánh giá, cân nhắc và lựa chọn ứng viên trúng tuyển cho các vị trí việc làm.

Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 vị trí là Hiring Manager và Recruitment Manager? Vậy cụ thể 2 vị trí này có gì khác nhau? Cùng chúng tôi giải đáp qua phần tiếp theo của bài viết nhé.

👉 Xem thêm: Ban Nhân sự là gì? Ban Nhân sự gồm những vị trí việc làm nào?

Sự khác nhau giữa Recruitment Manager và Hiring Manager

Vai trò của mỗi vị trí

Mặc dù đều đảm nhiệm chức vụ trưởng phòng, thực hiện các công tác liên quan đến tuyển dụng nhân sự, tuy nhiên 2 vị trí này lại có vai trò khác nhau đó là:

  • Hiring Manager: đưa ra quyết định sẽ lựa chọn ứng viên nào cho vị trí đang cần tuyển dụng.
  • Recruitment Manager: triển khai thực hiện quy trình tìm kiếm, sàng lọc các ứng viên theo đúng tiêu chí đã đưa ra của doanh nghiệp.

Như vậy, giai đoạn công việc của Hiring Manager sẽ được thực hiện nối tiếp công việc của Recruitment Manager. Một người sẽ tìm ứng viên, còn một người sẽ quyết định xem có lựa chọn ứng viên đó hay không?

Sự khác nhau giữa Recruitment Manager và Hiring Manager

Sự khác nhau giữa Recruitment Manager và Hiring Manager

Thời điểm kết thúc trách nhiệm khi tuyển dụng

  • Hiring Manager: sau khi ứng viên được xét duyệt trúng tuyển, vượt qua được vòng thử việc theo quy định của công ty, được ký kết hợp đồng lao động thì Hiring Manager sẽ hết trách nhiệm đối với ứng viên đó.
  • Recruitment Manager: thời điểm kết thúc trách nhiệm đó là sau khi hoàn tất việc tham gia phỏng vấn ứng viên.

Biên chế quản lý trong doanh nghiệp tuyển dụng

Một điểm khác biệt nữa giữa 2 vị trí này đó là liên quan đến biên chế quản lý. Cụ thể đó là:

  • Hiring Manager: hầu hết đều sẽ thuộc biên chế của doanh nghiệp, được hưởng chính sách về lương, thưởng, các phúc lợi theo đúng quy định mà doanh nghiệp đã đưa ra.
  • Recruitment Manager: vấn đề về biên chế của doanh nghiệp tuyển dụng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, đối tượng như:
  • Có thể là người của doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng thì sẽ thuộc biên chế của doanh nghiệp đó.
  • Có thể là thuê dịch vụ tuyển dụng ở bên ngoài để tìm kiếm nhân sự cho phù hợp. Khi đó thì các Recruitment Manager sẽ thuộc biên chế của dịch vụ thuê, hưởng các chế độ, chính sách theo công ty dịch vụ.

👉 Xem thêm: Ngành HR: Cơ hội thăng tiến và mức thu nhập mơ ước (Phần 2)

Biên chế quản lý trong doanh nghiệp tuyển dụng

Biên chế quản lý trong doanh nghiệp tuyển dụng

Tố chất cần có của một Hiring Manager

Để có thể trở thành một Hiring Manager, các bạn sẽ cần đảm bảo được một số tiêu chí nhất định. Tùy vào từng doanh nghiệp mà các yêu cầu đó sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì sẽ bao gồm:

  • Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu: đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng. Trong quá trình tuyển dụng, các Hiring Manager sẽ cần biết quan sát, lắng nghe các ứng viên, từ đó đánh giá chính xác về năng lực, trình độ của họ. Hơn nữa, các vấn đề cần phải được nghe từ nhiều phía, thấu hiểu được những gì ứng viên gặp phải, từ đó có cách giải quyết phù hợp.
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục: các Hiring Manager sẽ là người đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên khi thấy phù hợp. Tuy nhiên, có thể vì một số vấn đề như mức lương, chế độ ứng viên khiến lãnh đạo công ty phân vân. Lúc này, các Hiring Manager sẽ cần vận dụng khả năng đàm phán, thuyết phục của mình để làm sao cho họ đồng ý tuyển ứng viên vào làm việc.
  • Kỹ năng lập kế hoạch: trong quá trình làm việc, các Hiring Manager sẽ cần phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết về mục tiêu, định hướng tuyển dụng. Do đó, kỹ năng này là không thể thiếu, giúp công việc đạt hiệu quả tốt hơn.

    Tố chất cần có của một Hiring Manager

    Tố chất cần có của một Hiring Manager

Mức lương của Hiring Manager có cao không?

Đối với mức lương của Hiring Manager thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đó có thể là thời gian tuyển dụng, số lượng ứng viên đạt yêu cầu, đánh giá ứng viên qua quá trình thử việc,… 

Theo thống kê từ RaoXYZ cho thấy, mức lương phổ biến của Hiring Manager sẽ là từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Với những ai đã có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương có thể đạt đến 20 – 25 triệu đồng/tháng.

Riêng với một số doanh nghiệp lớn, nổi tiếng thì các Hiring Manager giỏi, năng lực tốt còn có thể có mức lương từ 30 – 50 triệu đồng/tháng.

Ngoài mức lương thì các Hiring Manager cũng nhận được các chế độ thưởng khá hậu hĩnh nếu hoàn thành tốt công việc, mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyển dụng tại doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Quản lý nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của công việc quản lý nhân sự

Mức lương của Hiring Manager có cao không?

Mức lương của Hiring Manager có cao không?

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ về Hiring Manager là gì cùng các thông tin liên quan đến vị trí này. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp cho những ai yêu thích vị trí này có thể theo đuổi được đam mê, thành công trong sự nghiệp của mình nhé.