Hiểm họa từ bà Hỏa và kỹ năng thoát hiểm khi cháy

Hiểm họa từ bà Hỏa và kỹ năng thoát hiểm khi cháy

"Chết cháy", mọi người thường hiểu theo đúng nghĩa đen của nó là người tử vong vì cháy. Tuy nhiên khi hỏa hoạn xảy ra, người tử vong vì bị lửa thiêu qua thì ít, mà đa số nạn nhân tử vong vì chết ngạt. 

Loại khí độc sinh ra trong đám cháy như cacbon monoxit, hydro cyanua làm nạn nhân bị ngạt, ngộ độc dẫn tới tử vong.

Theo thông báo của Sở Y tế TP.HCM tính đến 9h15 phút, vụ cháy chung cư Carina, quận 8, TP.HCM, khiến 13 người tử vong. Các nạn nhân bị thương đang được cấp cứu tại các bệnh viện Quận 6 (26 người), Nguyễn Tri Phương (11 người), Hùng Vương (1 người), Triều An (1 người). Đây không phải lần đầu tiên xảy ra hỏa hoạn tại các chung cư cao tầng.

Ngạt khí nguy hiểm như thế nào?

Theo bác sĩ Lê Văn An - nguyên Giám đốc Viện 51 (nay thuộc Quân khu 3), loại khí độc sinh ra trong đám cháy như cacbon monoxit (CO), hydro cyanua (HCN) làm nạn nhân bị ngạt, hít phải lượng lớn có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong chứ không phải chết do bỏng lửa.

Khi hít phải khói, con người sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến thở nhanh, gấp, yếu dần. Cùng đó, một lượng lớn oxit cacbon sinh ra từ những vật liệu cháy xâm nhập và tạo áp lực lớn trong đường hô hấp, gây bỏng đường hô hấp. Nặng hơn, ngạt khói có thể gây co giật, bất tỉnh.

kỹ năng thoát hiểm khi cháy

"Theo tác dụng hóa sinh, khi đi vào trong cơ thể, khí CO cạnh tranh với oxy để kết hợp với hemoglobin trong máu tạo thành carboxy hemoglobin (HbCO). Chất này sinh ra ngăn chặn khả năng giải phóng oxy trong tế bào, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy", bác sĩ An cho biết.

Làm gì khi có cháy ở nhà cao tầng?

Khác với các căn hộ dưới mặt đất, khi xảy ra sự cố, công tác thoát hiểm của người sống trong các tòa nhà cao tầng khó khăn và nguy hiểm hơn. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, mỗi người cần trang bị những kỹ năng nhất định để bảo vệ mình và người thân.

Bác sĩ Cao Xuân Phúc, khoa Y học Lao động, Học viện Quân y 103, Hà Nội, đưa ra các nguyên tắc ứng phó khi có sự cố hỏa hoạn:

  • Khi có dấu hiệu hỏa hoạn như khói, mùi khét, tìm cách tắt tất cả cầu dao điện, báo động - gọi cứu hỏa và dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa gần chỗ mình.
  • Khi có chuông báo cháy, nên đội mũ bảo hiểm (loại có kính, trùm đầu) để thoát ra. Sau đó, cần nhanh chóng tìm cách thoát hiểm bằng cầu thang bộ, tuyệt đối không sử dụng thang máy, lưu ý đóng chặt cửa bảo hộ sau khi thoát ra. Không chen lấn, xô đẩy nếu không muốn việc thoát hiểm khó khăn hơn.
  • Có thể dùng búa, vật cứng phá bỏ cửa sổ, cửa chính tạo lối thoát hiểm và phá bỏ nhanh tất cả cửa thông hơi đuổi khói.
  • Nếu lửa cháy to, hãy đội mũ bảo hiểm có kính hoặc toàn đầu thoát qua đám cháy. Nhớ quấn quần áo ướt kín người.

Sống ở chung cư đã trở thành nỗi lo sợ của nhiều người vì đường thoát thân khi gặp các sự cố quả thật rất ít. Tuy nhiên các sự cố hoàn toàn có phương án phòng bị và ứng phó.

kỹ năng thoát hiểm khi cháy 1

Bên cạnh hàng loạt các bình luận tẩy chay các căn hộ chung cư, tài khoản Hoang Quoc Viet chia sẻ:

"Ở chung cư lo bị cháy nhưng bù lại nó lại an toàn hơn về nạn trôm cắp, giết người. Nhà ở vùng ngoại ô ở nước ta cũng nguy hiểm, dễ bị trộm cắp và giết người. Chỉ cần có kiến thức và trang bị đầy đủ các vật dụng có thể bảo vệ mình thì dù ở đâu cũng không phải sợ."

Mỗi khi một sự cố đáng tiếc xảy ra, chúng ta lại thu thêm nhiều kinh nghiệm sống và các phương pháp thoát hiểm cũng trở nên tiên tiến, an toàn hơn. 

Các kỹ năng sinh tồn cơ bản và kiến thức sử dụng các dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm là điều mà chúng ta nên tự trang bị cho bản thân để phục vụ cho một cuộc sống an toàn và hạnh phúc.

Nguồn: Hà Quyên

Giải pháp thoát hiểm an toàn, dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm đáng tin cậy tự hào là thành viên Partner MuaBanNhanh tại chuyên mục: An toàn bảo hộ