HEADHUNTER VÀ RECRUITER CÓ KHÁC BIỆT GÌ?

HEADHUNTER VÀ RECRUITER CÓ KHÁC BIỆT GÌ?

Nếu bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc làm thì có lẽ bạn đã nghe về Headhunter (Thợ săn đầu người) và cả Recruiter (Người tuyển dụng). Bạn sẽ dễ dàng nhầm lẫn chúng với nhau hoặc thậm chí với cả Hiring manager (Trưởng phòng tuyển dụng). Mặc dù có cùng xuất phát điểm và mục tiêu cuối cùng là tìm và kết hợp được những ứng viên cùng công việc phù hợp. Nhưng, mỗi vị trí là một cách làm việc khác nhau và ảnh hưởng đến cách bạn làm việc với họ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến Recruiter và Headhunter.

1. Recruiter, Hiring manager, Headhunter là gì? Họ làm những gì?

Để hiểu những vị trí trên là gì và cách làm việc của họ, RaoXYZ sẽ giải thích từng chức danh này:

Recruiter – nhà tuyển dụng

Recruiter là một định nghĩa khái quát cho một người tìm kiếm ứng viên đáp ứng cho một vị trí cụ thể. Các recruiter, là những người được công ty thuê để tìm kiếm nhân sự cho những vị trí còn trống trong công ty đó. Họ có thể là những người làm trong phòng nhân sự của chính công ty đó, hoặc là công ty sẽ thuê bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là những nhà tuyển dụng làm việc độc lập hoặc là những nhân viên thuộc công ty nhân sự lớn.

Họ chỉ cung cấp các ứng cử viên cho công ty đang thuê họ làm nhân viên, và họ được trả lương vì thế họ sẽ ít năng nổ hơn do họ không làm việc để có được hoa hồng. Recruiter có thể trả lời các câu hỏi của bạn về công việc, tiền lương và văn hóa công ty tốt hơn so với các nhân viên trung gian ngoại tuyến.

Cả headhunter và recruiter đều tìm những ứng viên phù hợp cho vị trí đang trống, nhưng recruiter sẽ trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình tuyển dụng, từ đăng tin tuyển dụng, đọc hồ sơ của ứng viên và phỏng vấn trực tiếp. Một vài nhà tuyển dụng sẽ chủ động tìm kiếm ứng viên, nhưng phần lớn họ sẽ đăng tin lên các trang tìm việc hoặc dùng trang web của công ty. Những nhà tuyển dụng sẽ thường xuyên theo dõi và tìm kiếm người cho vị trí còn trống trong công ty.

Hơn nữa, những nhà tuyển dụng trực tiếp làm việc trong công ty sẽ chịu những trách nhiệm khác vấn đề nhân sự, trong khi những người thuộc bên thứ ba chỉ cần tìm kiếm nhân tài phù hợp cho vị trí mà công ty yêu cầu. Điều này sẽ khiến cho phạm vi tuyển dụng của họ rộng hơn, bởi họ có thể thuê những chuyên viên thuộc những lĩnh vực khác.

Hiring manager là gì?

Hiring manager là một thuật ngữ bao quát ý chỉ người đưa ra quyết định về việc liệu có nên thuê một ứng viên hay không. Trong đa số các trường hợp, người này sẽ là người quản lý hoặc người giám sát mà người vừa được tuyển sẽ báo cáo.

Hiring manager không cung ứng nguồn ứng viên. Đa số các trường hợp, họ chỉ tham gia vào các giai đoạn sau của quá trình tuyển dụng, chẳng hạn như vòng phỏng vấn cuối cùng và đề xuất việc làm. Đó là lý do tại sao bạn cần xây dựng mối quan hệ với cả recruiter nội bộ và headhunter. Bạn cần họ trước khi bạn có thể tiếp cận được hiring manager.

Headhunter – “thợ săn đầu người” hay chuyên viên tuyển dụng cấp cao?

Nhiều doanh nghiệp làm việc với các công ty Headhunter – công ty chất xám (nhà tuyển dụng ngoại tuyến). Các headhunter thuộc công ty này – sẽ được các doanh nghiệp thuê để tìm những ứng viên phù hợp cho những vị trí yêu cầu những kỹ năng đặc biệt và có trình độ cao. Thông thường, những vị trí này thường là những vị trí đầu, cấp quản lý, CEO, giám đốc… nên rất khó để tìm và tuyển được một người thật sự phù hợp. Nhiều công ty, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng những vị trí này thông qua các kênh tìm kiếm thông thường. Do đó để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, họ sẽ tìm đến các công ty headhunter.

Headhunter là gì? Mức lương khủng của nghề săn đầu người

Thay vì làm việc cho một công ty, các headhunter thường sẽ là những chuyên viên cố vấn độc lập cho nhiều công ty khác nhau cùng một thời điểm, và họ thường sẽ là những chuyên gia tuyển dụng nhân sự trong một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như IT, tài chính – ngân hàng, kỹ thuật… Trong từng lĩnh vực chuyên môn của mình, các chuyên viên phải có những mạng lưới quan hệ rộng rãi giúp họ có thể tìm được những ứng viên phù hợp với những vị trí yêu cầu kỹ năng cao.

Headhunter cùng hợp tác làm việc với các recruiter nội bộ, hoặc đôi khi trực tiếp với hiring manager. Recruiter nội bộ, hiring manager phác thảo một mô tả công việc liệt kê những kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách và các bằng cấp khác mà họ cần cho vị trí.

Thay vì chờ đợi những đơn xin việc từ khắp nơi, các headhunter sẽ chủ động tìm kiếm, tiếp cận với những người phù hợp và liên lạc với những ứng viên “chất lượng cao”. 

Headhunter không can thiệp vào toàn bộ quá trình tuyển dụng. Họ không quảng cáo, không đăng tin rầm rộ khắp nơi mà chỉ tìm kiếm những ứng viên phù hợp và liên hệ. Sau đó, họ sẽ trực tiếp trao đổi và tư vấn cho ứng viên đó. Nếu thật sự phù hợp, ứng viên sẽ được công ty mời phỏng vấn và việc của headhunter chỉ còn là chờ phản hồi từ phía công ty khách hàng.

Headhunter chỉ nhận được hoa hồng sau khi vị trí công việc được đáp ứng, điều kiện này tạo thêm áp lực cho họ khi tìm kiếm một ứng cử viên phù hợp. Để tăng tỷ lệ thành công, các công ty headhunter gửi nhiều ứng viên cho cùng một công việc đang được tuyển.

Các công ty headhunter của doanh nghiệp cũng không có thông tin cụ thể về các vị trí tuyển dụng họ sẽ cung cấp bởi vì họ chỉ là một bên thứ ba được thuê để tìm kiếm các ứng cử viên.

2. Có nhiều loại nhà tuyển dụng ngoại tuyến khác nhau

Recruiter Contingency (theo hợp đồng)

Một recruiter theo hợp đồng đảm trách giai đoạn đầu của quá trình tuyển dụng. Sau đây là một số nhiệm vụ của họ:

Cung cấp nguồn ứng viên thông qua việc đăng tuyển dụng, ngân hàng hồ sơ cá nhân, v.v.

Kiểm duyệt các hồ sơ cá nhân.

Thực hiện các cuộc phỏng vấn ban đầu để xác nhận nền tảng của ứng viên và mức độ phù hợp với công ty, bao gồm các ưu đãi về lương, địa điểm và lịch hẹn ưa thích. Họ sàng lọc các ứng cử viên không phù hợp với ngân sách của khách hàng của họ.

Sắp xếp các cuộc phỏng vấn cho ứng viên với công ty đang tuyển dụng.

Các recruiters dự phòng cũng được gọi là các công ty headhunter của công ty và họ được thuê khi có nhu cầu tuyển đột ngột mà các nhà tuyển dụng nội bộ không thể đáp ứng. Trong hầu hết các trường hợp, họ chỉ giúp đỡ trong việc tuyển dụng cho các ứng cử viên cấp trung cấp.

Retained Recruiters (dài hạn)

Các recruiter dài hạn có trách nhiệm giống như những headhunter, nhưng họ là nhóm ưu tú nhất. Recruiter dài hạn được tuyển dụng để đáp ứng các vị trí kỹ thuật và cấp cao. Không giống như các recruiter ngắn hạn, họ được trả trước một khoản phí và phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi vị trí được xác nhận. Họ chỉ làm việc với các nhiệm vụ độc quyền, vì vậy công ty làm việc với họ không thể yêu cầu một recruiter khác cung ứng cùng một vị trí.

Bằng cách này, họ hoạt động như nhà tư vấn nhằm tìm ra ứng viên hoàn hảo phù hợp với các mô tả yêu cầu chính xác được đặt ra bởi công ty tuyển dụng. Nghĩa là trước đây họ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực họ đang tuyển dụng hoặc đã xây dựng một mạng lưới rộng lớn dựa vào kinh nghiệm tuyển dụng cho cùng ngành nghề. Các recruiter dài hạn chỉ làm việc với vài công ty và thậm chí ít ứng viên hơn, vì vậy họ chú trọng nhiều hơn vào mức độ phù hợp về tài năng của nhân viên.

Cách để tìm những recruiter nội bộ và Headhunter của công ty

Cả headhunter và recruiter nội bộ đều dễ dàng được tìm thấy qua mạng và trong các sự kiện kết nối. Điểm mấu chốt cho người mới bắt đầu là tìm thật nhiều người như họ, những người hiện làm việc trong ngành nghề của bạn và có kinh nghiệm mang những ứng cử viên phù hợp với chức năng công việc của bạn.

3. Nơi tìm kiếm recruiter và headhunter

Online Directories

Những thư mục trực tuyến này trình bày danh sách những headhunter và công ty chuyên nghiệp theo địa điểm, công việc hoặc ngành nghề bạn chọn. Nhà tuyển dụng được đề xuất, Recruiter được đề xuất, Online Recruiters Directory, và Searchfirm.com chỉ là một vài chọn lựa ở đây.

Tìm kiếm trên Google

Thực hiện tìm kiếm trên Google với bất kỳ kết hợp từ khóa nào sau đây:

“Search firms (công ty tìm kiếm)” + địa điểm hoặc ngành của bạn

“Staffing firm (công ty nhân sự)” + chức năng công việc

“Executive recruiter (người tuyển dụng)” + ngành bạn đang làm việc

“Recruiter (nhà tuyển dụng)” + công ty bạn muốn làm việc

Thông qua những lời giới thiệu

Bạn bè và đồng nghiệp của bạn có thể đã làm việc với một công ty headhunter trước kia, hoặc họ có thể biết ai đó đang hoạt động như recruiter nội bộ tại một trong những công ty bạn nhắm đến. Liên hệ với họ để yêu cầu giới thiệu hoặc xin thông tin liên hệ của người đó nếu họ không muốn kết nối bạn.

Thông qua LinkedIn

Kết hợp các từ khóa mà bạn đã thử trên Google cũng có thể hiệu quả trên LinkedIn, ngoại trừ LinkedIn có bổ sung thêm lợi ích cho phép bạn theo dõi, kết nối và gửi tin nhắn cho những recruiter và những headhunter mà bạn tìm thấy. Thậm chí bạn có thể kiểm tra hồ sơ của họ trước khi tiếp cận để xem họ có một vị trí tuyển dụng mà bạn quan tâm.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đem lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Theo dõi RaoXYZ để cập nhật nhiều bài viết hay và chất lượng. Chúc các bạn thành công.

Tham khảo: What Is a Corporate Headhunter? vs. Recruiter & Hiring Manager bởi Charley Mendoza

Biên tập: RaoXYZ