Giúp con phát triển toàn diện bằng cách theo dõi bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của WHO

Giúp con phát triển toàn diện bằng cách theo dõi bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của WHO

Qua nhiều nghiên cứu khoa học, đánh giá chuyên sâu, WHO đã đưa ra bảng tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh đến khi 5 tuổi, giúp các mẹ có cơ sở để theo dõi và đánh giá thể trạng của bé.

Mẹ nên cân ít nhất 1 lần/tuần trong khoảng từ 6 – 8 tuần đầu tiên, sau đó có thể giảm xuống còn 1 -2 lần/tháng cho đến khi con được 4 tháng. Từ 5 tháng đến 2 tuổi, cho bé cân 1 lần/tháng. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời) rồi vẽ ra “con đường sức khỏe” để tiện theo dõi.

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé gái từ 0 – 5 tuổi

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé trai từ 0 – 5 tuổi

Một số lưu ý khi đo chiều cao cân nặng cho bé

* Lưu ý khi đo chiều cao cho con:

– Đo chiều cao cho trẻ chính xác nhất vào buổi sáng; bởi lúc này bé chưa vận động gì cả và chưa bị “lùn đi”

– Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa. Mẹ đặt con nằm trên giường và lấy các điểm ở đỉnh đầu, giữa hai chân của bé, sau đó lấy thước đo để biết chiều cao của con.

– Các bé trai thường sẽ có chiều cao nhỉnh hơn bé gái khi còn nhỏ nên mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé trai nhà bên bằng tuổi con mình mà cao hơn chút đỉnh.

– Luôn bỏ giày, mũ cho con trước khi đo, có như thế, việc đo chiều cao mới chuẩn xác được

– Bé mới sinh dài trung bình 50cm. Nếu ngắn hơn, mẹ phải lập tức bổ sung chất dinh dưỡng và có các biện pháp phù hợp bởi trẻ sơ sinh dưới 50 cm thường sẽ có ít cơ hội cao hơn so với những trẻ có chiều dài là 50 cm.

– Năm đầu tiên, chiều cao của bé phát triển rất nhanh. Từ tháng thứ 1 – 6, bé tăng trung bình 2,5 cm/tháng, từ tháng thứ 7 – 12, bé tăng khoảng 1,5 cm/tháng. Trong thời gian nửa năm đầu, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý cho chính mình bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất dinh dưỡng của bé. Không những thế, mẹ cần cho con ngủ đủ giấc.

– Từ 2 tuổi trở đi, tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé bắt đầu chậm lại, trung bình chỉ khoảng 10 – 12 cm/năm.

– Từ 2 tuổi đến trước tuổi dậy thì, bé tăng trung bình 6 – 7 cm/năm.

* Lưu ý khi đo cân nặng cho con:

– Khi đo cân nặng, bố mẹ nên cho bé đi đại tiện hoặc đi tiểu, bởi lúc này việc đo cân nặng mới chính xác.

– Nhớ trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200 – 400 gram);

– Trong năm đầu tiên, mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần để theo dõi quá trình phát triển của bé.

– Các bé trai trung bình sẽ có cân nặng nhỉnh hơn các bé gái.

* Công thức tính chiều cao và cân nặng:

Công thức tính cân nặng:

Cân nặng = 9kg + 2(số tuổi -1)

Nếu bé 2 tuổi, tính như sau: 9kg + 2 (2-1) = 11kg.

* Công thức tính chiều cao:

Chiều cao = 75 + 5(số tuổi – 1)

Nếu bé 2 tuổi, tính như sau: 75 + 5(2 – 1) = 80cm

Như vậy, một đứa trẻ 2 tuổi, phát triển bình thường, sẽ có cân nặng là 11kg và cao 80cm.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý là không nên dựa vào bất kỳ bảng tiêu chuẩn nào để đưa ra kết luận con mình có chậm lớn hay thừa cân hay không. Mọi bảng tiêu chuẩn chỉ có tác dụng tham khảo bởi đôi khi tiêu chuẩn châu Âu không giống với tiêu chuẩn châu Á và ngược lại. Muốn kết luận được thể trạng của con như thế nào, ngoài bảng tiêu chuẩn tham khảo, mẹ cần dựa trên nhiều yếu tố khác nữa, như sức khỏe của con hay kết luận của bác sỹ chuyên khoa…

Nên nhớ rằng, chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) , vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ … Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so vớ thế hệ trước.

Muốn phát triển chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được thời gian trẻ tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý. Có 3 giai đoạn chính để trẻ có thể tăng trưởng chiều cao vượt trội đó là:

– Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời (khoảng 3kg).

– Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm, 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.

– Giai đoạn dây thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12 – 18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt.

G.H

(Tổng hợp)