Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày cập nhật 2021?

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày cập nhật 2021?

Có thể nói, nghỉ ốm là một trong những điều phổ biến trong quá trình lao động hiện nay. Giấy nghỉ ốm là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng. Thông qua đó, người lao động sẽ có những căn cứ để hưởng chế độ nghỉ Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH). Tuy nhiên không phải ai cũng biết thời hạn theo giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày? Hồ sơ giấy nghỉ ốm gồm những gì? Hãy cùng Việc Làm Tốt theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này!

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
Tìm hiểu: giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày?

Giấy nghỉ ốm là gì?

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy chứng nhận của các cơ sở y tế. Đây là loại dùng để chứng nhận cho các cá nhân, người lao động khi nghỉ việc tạm thời do bệnh sẽ đảm bảo đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội.

Điều kiện và thời gian theo chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH

Đây là một căn cứ quan trọng để áp dụng vào các chế độ nghỉ ốm cho người lao động. Trước khi điền vào mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH 2021, thì người lao động cần nắm rõ các quy định cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, và cần hiểu sao cho đúng để tránh bị sai sót không đáng có.

Theo đó, các điều kiện và thời gian của chế độ nghỉ ốm BHXH đã được quy định rõ tại các bộ luật như sau:

Điều kiện nghỉ ốm đau hưởng bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định

Căn cứ Điều 24 và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014. Theo đó, người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ làm để hưởng chế độ ốm đau phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như: Cán bộ, công chức, viên chức; Những người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên; công nhân quốc phòng, công nhân công an,…
  • Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc;
  • Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền…
Điều kiện nghỉ ốm đau hưởng bảo hiểm xã hội
Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH được quy định rất rõ ràng, cụ thể

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu:

  • Do cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Đây là những người hành nghề (y sĩ, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh được ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh đó.
  • Giấy nghỉ ốm phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cấp Giấy đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Giấy nghỉ ốm phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Một năm người lao động được nghỉ ốm đau tối đa mấy ngày?

Nghỉ ốm đau là một trong các chế độ được người lao động đặc biệt quan tâm. Vậy mỗi năm, người lao động được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày? Đây luôn là một câu hỏi quan trọng hàng đầu đối với người lao động khi tìm hiểu về các đãi ngộ, phúc lợi của công ty lẫn nhà nước.

người lao động được nghỉ ốm đau BHXH tối đa mấy ngày
Thời gian nghỉ ốm đau tối đa của người lao động cũng được quy định rất rõ ràng

Theo Điều 26 Luật BHXH năm 2014, thời gian tối đa người lao động bị ốm đau, tai nạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau đã được chỉ rõ như sau:

  • Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường (Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần):
    • 30 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm;
    • 40 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 15 năm – dưới 30 năm;
    • 60 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
  • Đối với Người lao động làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên (Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
    • 40 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm;
    • 50 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 15 năm – dưới 30 năm;
    • 70 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
  • Đối với người lao động nghỉ làm do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần):
    • 180 ngày/năm (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần);
    • Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Một điều cần lưu ý nữa là thời gian hưởng chế độ ốm đau của nhóm đối tượng: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

thời gian hưởng chế độ ốm đau của nhóm đối tượng sẽ khác nhau
Có sự khác biệt trong thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm của các nhóm đối tượng khác nhau

Người lao động nghỉ ốm đau được hưởng lương như thế nào?

Về việc người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

  • Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
  • Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

  • Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Người lao động nghỉ ốm đau được hưởng lương như thế nào
Người lao động nghỉ ốm đau sẽ được hưởng lương theo quy định

Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau

Việc giải quyết chế độ ốm đau của người lao động cần được thực hiện đúng pháp luật. Trình tự thực hiện quá trình này phải được thực hiện tuần tự từng bước như sau:

  • Bước 1: Lập hồ sơ xin nghỉ việc do ốm.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ.
  • Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định quy pháp luật và quy trình của công ty.
  • Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ.

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có đáp án thích hợp cho cầu hỏi  giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày. Có thể nói, việc nắm rõ về các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy định của pháp luật về giời gian nghỉ BHXH của người lao động. Từ đó, có thể đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước những đãi ngộ, phúc lợi trong công việc, đồng thời cũng tránh được những sai lầm không đáng có.

Bên cạnh các thắc mắc đó, nếu bạn có nhu cầu tìm việc thì Việc Làm Tốt chắc hẳn sẽ là một trong những trang web không thể bỏ qua. Hoặc nếu bạn là nhà tuyển dụng thì cũng đừng ngần ngại sử dụng kênh tuyển dụng này để tiếp cận được nhiều ứng viên và tuyển được cho mình nhân viên phù hợp nhé. Chúc bạn thành công!