Giải pháp cho câu hỏi nhà tuyển dụng về kinh nghiệm - Blog Mua và Bán

Giải pháp cho câu hỏi nhà tuyển dụng về kinh nghiệm - Blog Mua và Bán

Bí quyết giúp bạn vượt qua câu hỏi về kinh nghiệm làm việc khi phỏng vấn, chinh phục nhà tuyển dụng và tìm được công việc như ý.

Bạn là một cử nhân vừa ra trường. Như vậy, sau những năm tháng miệt mài trên giảng đường, cuối cùng bạn cũng sở hữu được tấm bằng mà mình mơ ước. Thực tế, tốt nghiệp chỉ là điểm xuất phát đầu tiên trong hành trình nghề nghiệp còn rất dài ở phía trước. Hay bạn là một người nhiều năm kinh nghiệm làm việc nhưng mong muốn, hứng thú trải nghiệm công việc ở một lĩnh vực mới.

Phỏng vấn là một “cửa ải” đầy thử thách không chỉ với người chưa có kinh nghiệm mà ngay cả những ứng viên nhiều năm kinh nghiệm. “Bạn đã có kinh nghiệm chưa?” là câu hỏi rất khó mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần vượt qua để có được một tấm vé ngồi vào vị trí nhân viên chính thức.

Qua CV, nhà tuyển dụng phần nào hiểu được kỹ năng và kinh nghiệm của bạn rồi. Do đó, trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn có kinh nghiệm làm việc chưa là nhằm mục đích kiểm tra tính trung thực, thử thách sự quyết tâm, đánh giá cái tôi cũng như tinh thần học hỏi cái mới của bạn. Và đây là 5 bí quyết giúp bạn vượt qua câu hỏi nhà tuyển dụng về kinh nghiệm làm việc để có một cuộc phỏng vấn thành công.

Bí quyết vượt qua câu hỏi nhà tuyển dụng
Hình 1. 5 bí quyết giúp ứng viên vượt qua câu hỏi nhà tuyển dụng về kinh nghiệm

1. Trung thực là nguyên tắc mà người tìm việc cần thực hiện khi ứng tuyển công việc

Trung thực là nguyên tắc xử sự quan trọng mà bạn cần tuân theo. Bạn không nên nói dối hay phóng đại về kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Bạn hãy trình bày trung thực và khéo léo về những gì mà bạn thật sự đã tích lũy được.

Hiện nay, có rất nhiều ứng viên có kỹ năng viết CV và trả lời phỏng vấn rất tốt nhưng kết quả công việc không tương đồng với những gì mà ứng viên đã tự tin. Điều này làm cho nhiều nhà tuyển dụng cảm thấy hoang mang.

Tôn trọng nguyên tắc trung thực khi phỏng vấn
Hình 2. Ứng viên cần tôn trọng nguyên tắc trung thực khi phỏng vấn

Do đó, để tránh các sai sót tuyển dụng gây mất thời gian và tốn kém chi phí, các chuyên gia nhân sự luôn có quy trình sàng lọc ứng viên khắt khe. Trong quá trình tuyển dụng, không chỉ có ứng viên mới là người chuẩn bị mà cả nhà tuyển dụng luôn có sự nghiên cứu kĩ lưỡng trước các buổi phỏng vấn.

Các chuyên gia nhân sự là người có kiến thức rất rộng không chỉ kiến thức chuyên môn mà họ còn có sự hiểu biết về tâm lý học, nhân tướng học. Vì vậy, nhà tuyển dụng rất dễ dàng phát hiện ra những câu trả lời không trung thực của bạn.

Việc bạn không có kinh nghiệm cho vị trí mà mình ứng tuyển chắc hẳn sẽ khiến cảm thấy rất mất tự tin. Nhưng bạn đâu thể nào đánh giá được năng lực, kinh nghiệm của những ứng viên khác. Có thể bạn vẫn có những ưu điểm vượt trội hơn. Vì vậy, không trung thực khi phỏng vấn có thể khiến bạn tự loại mình khỏi cuộc chơi dù bạn có thể có năng lực tốt hơn so với những người cùng phỏng vấn cho vị trí đó.

2. Ứng viên nên tập trung làm nổi bật thế mạnh của mình

Thay vì e dè, lo sợ cho sự thiết hụt kinh nghiệm làm việc hoặc phóng đại về những gì mình chưa làm được, bạn hãy cố gắng tập trung thể hiện tất cả thế mạnh của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn hãy cố gắng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy những điểm mạnh sẵn có của bạn là phù hợp với những kỹ năng mà công việc đòi hỏi.

Tập trung thể hiện điểm mạnh của mình
Hình 3. Bạn cần tập trung thể hiện điểm mạnh của mình

Chẳng hạn bạn là một sinh viên mới ra trường, bạn học ngành công nghệ thông tin hoặc ngành tài chính, kế toán nhưng bạn lại cảm thấy hứng thú với vị trí nhân viên Digital Marketing. Như vậy, bạn cần tập trung thể hiện những điểm mạnh của bạn là rất phù hợp với công việc như kỹ năng xử lý, nghiên cứu, phân tích số liệu.

3. Nghiên cứu thông tin về hoạt động công ty và nhà tuyển dụng

Trước buổi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm như khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, thị phần của công ty trên thị trường hiện tại cũng như thành tích và vị thế của nó.

Bên cạnh đó, bạn cần trình bày những đóng góp mà bạn có thể thực hiện để phát triển công ty khi bạn trúng tuyển. Những ý kiến đóng góp của bạn có thể không hoàn đúng. Nhưng từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao tinh thần làm việc của bạn.

Hình 4. Bạn cần nghiên cứu công ty trước khi phỏng vấn

4. Thể hiện sự quyết tâm với công việc và tinh thần sẵn sàng học hỏi

Một số nhà tuyển dụng thường rất hay có những câu hỏi “xoáy” vào kinh nghiệm làm việc của bạn không phải chỉ để kiểm tra kinh nghiệm không mà còn nhằm mục đích khiến bạn bộc lộ cái tôi của bản thân cũng như khả năng giữ bình tình, khả năng xử lý tình huống. Vì vậy, điều quan trọng mà bạn luôn phải nhớ và rèn luyện đó là sự tự tin và bình tĩnh.

Ứng viên mà người tuyển dụng lựa chọn là ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng. Không có nghĩa phải là ứng viên giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất thì bạn mới được lựa chọn.

Thể hiện sự quyết tâm và tinh thần sẵn sàng học hỏi

Hình 5. Bạn cần thể hiện sự quyết tâm và tinh thần học hỏi

Hiện nay, nhiều công ty luôn có chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Mỗi một nhân viên bước vào công ty đều là một sự đầu tư của nhà quản lý. Điều mà chuyên gia nhân sự quan tâm đó là bạn có tố chất phù hợp với công việc hay không, mức độ tiềm năng của bạn với công việc bạn ứng tuyển. Do đó, bạn hãy thể hiện sự quyết tâm cao độ của bạn trong công việc mới và một tinh thần tích cực, luôn sẵn sàng học hỏi.

Khi một cánh cửa mở ra, bạn có cơ hội chinh phục những chân trời mới, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và có một nguồn thu nhập tốt. Mỗi cơ hội công việc đều rất quý giá, bạn hãy trân trọng nó. Với những chia sẽ ở trên, hy vọng bạn sẽ có một sự chuẩn bị thật tốt, có một buổi phỏng vấn thành công và nắm bắt được cho mình những cơ hội nghề nghiệp mới.

Ngọc Minh