Điện Tử Công Nghiệp - Tiềm Năng Phát Triển Trong Tương Lai

Điện Tử Công Nghiệp - Tiềm Năng Phát Triển Trong Tương Lai

Ngành điện tử công nghiệp là gì?

Đôi nét về ngành điện tử công nghiệp 

Điện tử công nghiệp (Industrial Electronics) là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Ngành học này được đông đảo học viên, sinh viên và các chuyên gia đánh giá là khá thú vị và có tính ứng dụng cao nhờ có sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính.

Điện tử công nghiệp  là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử.
Điện tử công nghiệp là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử.

Học viên theo học ngành điện tử công nghiệp sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng. Sau khi tốt nghiệp học viên sẽ có kỹ năng thực hành cao, có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Trong đó, kỹ sư điện tử công nghiệp là những người phụ trách công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các mạch điện, thiết bị điện tử công nghiệp bằng những công nghệ hiện đại như bộ vi xử lý hoặc IC.

Bên cạnh đó, kỹ sư điện tử còn thực hiện các công đoạn lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong các nhà máy, xí nghiệp, sửa chữa và bảo dưỡng tất cả các công cụ liên quan đến mạch điện và thiết bị điện. 

Các vị trí của ngành điện tử công nghiệp

Học điện tử công nghiệp là làm gì? Bạn có thể tham khảo một số vị trí khác nhau sau khi học ngành điện tử công nghiệp đó là:

>>> Xem thêm: Kỹ sư điện – điện tử nên nắm chắc 5 điều này để lương tăng vùn vụt

Kỹ thuật viên điện tử công nghiệp

Sau khi hoàn thành khóa học về điện tử công nghiệp thì bạn có thể ứng tuyển việc làm vào vị trí kỹ thuật viên ngành điện tử công nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài có vốn tại Việt Nam hiện nay. 

Kỹ thuật viên điện tử công nghiệp
Kỹ thuật viên điện tử công nghiệp

Với vị trí này thì bạn sẽ thực hiện các công việc trên những thiết bị tại các website hoặc hiện trường nào đó hoặc làm việc trong các trung tâm dịch vụ điện tử. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên điện tử công nghiệp còn sử dụng máy phát tín hiệu, đồng hồ đo điện áp và kiểm tra, phát hiện hệ thống dây bị lỗi đồng thời tiến hành thay thế các linh kiện phần cứng hoặc khắc phục sự cố hệ thống điều khiển máy tính. 

Để đáp ứng được tiêu chí ứng tuyển vào vị trí này bạn cần có bằng tốt nghiệp THPT và bằng cấp sau khi hoàn thành một số khóa học liên quan đến chuyên ngành điện tử công nghiệp tại các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học trên cả nước. 

Kỹ thuật viên cơ khí thang máy

Một vị trí nữa mà bạn có thể ứng tuyển sau khi đã hoàn thành các khóa học về điện tử công nghiệp đó là kỹ thuật viên cơ khí thang máy. 

Vị trí này có vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các lối đi di chuyển trên thang máy, thang cuốn hoặc trên một số loại cơ cấu nâng khác tương tự như thang máy. Kỹ thuật viên thang máy sẽ phải kiểm tra an toàn trên thiết bị, điều chỉnh hệ thống đối trọng, động cơ điện hoặc thực hiện các sửa chữa, sửa lỗi bổ sung kịp thời.

điện tử công nghiệp
Kỹ thuật viên cơ khí thang máy

Bên cạnh đó, kỹ thuật viên cơ khí thang máy cũng cần hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến bảo trì phòng ngừa để đảm bảo an toàn tối đa cho các hệ thống thang máy tại các tòa nhà cao tầng, văn phòng, chung cư, biệt thự,…

>>> Xem thêm: Kỹ sư cơ khí – Những điều bạn chưa biết!

Thợ điện bên trong

Ngoài 2 vị trí nêu trên thì sau khi học điện tử công nghiệp các học viên cũng có thể ra trường ứng tuyển vào vị trí thợ điện bên trong. Vị trí này khá đặc biệt, đây là kỹ thuật viên chuyên sửa chữa và bảo hành các hệ thống điện và điện tử và thường làm việc tại các doanh nghiệp.

Hàng ngày, thợ điện bên trong có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và chắc chắn rằng các thiết bị đã đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn.

điện tử công nghiệp
Thợ điện bên trong

Để ứng tuyển vào vị trí thợ điện bên trong thì học viên cần được đào tạo qua các chương trình học về điện tử công nghiệp tại các trường thương mại hoặc các trường dạy nghề chính thức. 

Nhân viên bảo trì cơ khí

Sau khi tốt nghiệp chương trình học điện tử công nghiệp bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên bảo trì cơ khí. Nhân viên này sẽ bảo dưỡng máy móc và lắp đặt thiết bị điện tại các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ sửa chữa và khắc phục những sự cố cho khách hàng.

điện tử công nghiệp
Nhân viên bảo trì cơ khí

Với nhân viên bảo trì cơ khí thì cần yêu cầu trình độ tối thiểu là tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành cơ khí, điện tử công nghiệp hoặc tốt nghiệp chuyên ngành điện. Ngoài ra, nhân viên điện tử cơ khí còn phải biết sử dụng bản vẽ CAD, có khả năng đo lường. Đặc biệt là phải có kiến thức cơ bản về hàn, tiện, mài và khí công nghiệp.

Mức lương của ngành điện tử công nghiệp

Làm nghề liên quan đến lĩnh vực điện tử công nghiệp lương bao nhiêu cũng là băn khoăn của rất nhiều bạn nhất là những bạn đang muốn theo học ngành này. 

Theo nhiều cuộc khảo sát mới nhất thì mức lương của ngành điện tử công nghiệp cũng khá hấp dẫn. Hiện nay, mức lương đang dao động từ 6 – 10 triệu/ tháng đối với sinh viên, học viên mới ra trường. 

Mức lương của ngành điện tử công nghiệp khá cao.
Mức lương của ngành điện tử công nghiệp khá cao.

Khi đã làm việc và đã có kinh nghiệm khoảng từ 1-2 năm thì lương có thể lên đến 15 triệu/ tháng. Nếu biết phấn đấu, có tay nghề cứng, trình độ chuyên môn cao và có vốn ngoại ngữ thông thạo thì cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Thậm chí lương từ 20 – 30 triệu/ tháng là điều hoàn toàn có thể.

Vai trò và đặc điểm của ngành điện tử công nghiệp?

Việt Nam đang trên đà công nghiệp hóa, do đó, ngành công nghiệp điện tử được xem là một trong những ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế và có nhiều sự tác động tích cực đến một số các ngành công nghiệp khác. 

điện tử công nghiệp
Ngành công nghiệp điện tử có vị trí then chốt trong nền kinh tế.

Sản phẩm chính của ngành điện tử công nghiệp đó là các linh kiện điện tử, điện thoại, linh kiện điện thoại, tivi lắp ráp, máy tính bảng, máy vi tính và linh kiện cùng với các thiết bị máy móc văn phòng,…

Theo báo cáo kinh tế mới nhất, ngành điện tử công nghiệp hiện nay đang chiếm tỷ trọng lên đến 17,8% toàn ngành công nghiệp. Trong đó, sản phẩm then chốt là các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. 

Đặc biệt, khi nước ta bước vào thời kỳ công nghệ 4.0 và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì năng suất của ngành điện tử công nghiệp cũng đã tăng lên rõ rệt. 

Đặc biệt, một số mặt hàng thuộc nhóm điện tử công nghiệp như TV, máy tính bảng, điện thoại các loại,… có vị trí xếp hạng xuất khẩu cao hơn khá nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Người học ngành điện tử công nghiệp cần tố chất gì?

Không phải ai cũng có thể học và trở thành những kỹ thuật viên giỏi khi theo đuổi ngành điện tử công nghiệp. Nếu muốn trở nên ưu tú và có tay nghề cao, mức lương hấp dẫn thì bạn cần có những tố chất cơ bản sau đây:

  • Học giỏi những môn tự nhiên – Đây chính là nền tảng để bạn theo học các ngành về điện tử nói chung và điện tử công nghiệp nói riêng. 
  • Có tư duy logic, khoa học – Sau khi đi làm kỹ thuật viên cần nhanh chóng nắm bắt và xử lý các thông tin, khắc phục sự cố trên các thiết bị nhanh chóng nhất. Do đó điều này cực kỳ quan trọng.
  • Thích học hỏi và tìm tòi – Bạn cần có niềm đam mê lớn với các thiết bị điện tử. Ham học hỏi và tìm tòi để có thể tiến xa hơn trong nghề.
  • Kiên trì và tỉ mỉ – Tính kiên trì và tỉ mỉ là điều vô cùng cần thiết đối với một kỹ thuật viên điện tử. Vì thiết kế của những bản mạch, các thiết bị điện luôn cần nhiều thời gian để nghiên cứu từng chi tiết nhỏ nhất và sử dụng cẩn trọng nhất có thể.
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt – Tất nhiên, khi đi làm việc thì kỹ năng teamwork là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn muốn hoàn thành công việc của mình tốt và hiệu quả nhất thì hãy trau dồi kỹ năng này nhé.
Học ngành điện tử công nghiệp cần có tư duy logic, teamword tốt.
Học ngành điện tử công nghiệp cần có tư duy logic, teamwork tốt.

Cơ hội phát triển của ngành điện tử công nghiệp trong tương lai?

Dù cho bạn chọn các ngành đào tạo chính quy, hay học nghề thì sau khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp đều có khả năng tìm kiếm việc làm ngay. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử là rất lớn, trong khi đó lượng kỹ sư ngành này, nhất là những kỹ sư giỏi chưa nhiều.

Sau khi ra trường, có kiến thức chuyên ngành, kỹ năng và kinh nghiệm bạn có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp, xí nghiệp, khu công nghiệp trên toàn quốc. 

Ngành điện tử công nghiệp có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Ngành điện tử công nghiệp có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Một số cơ hội nghề nghiệp mà kỹ sư ngành điện tử công nghiệp có thể nắm bắt đó là:

  • Tự mở cửa hàng sửa chữa đồ dân dụng, điện tử tại nhà.
  • Làm kỹ thuật viên cho công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử.
  • Ứng tuyển vào làm tại các trung tâm, cơ sở hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này….

>>> Có thể bạn quan tâm: 

  • Top 5 việc làm kỹ thuật hấp dẫn nhất thế giới!
  • Cách Tìm Việc Làm Tại TP HCM Nhanh Chóng Và Dễ Dàng Bạn Có Biết?
  • Điện dân dụng là gì? Cơ hội việc làm của nghề như thế nào?

Bên trên là chia sẻ của Mua Bán về điện tử công nghiệp, những tố chất cần có để theo nghề, vị trí, mức lương và tương lai của nghề này. Hy vọng những thông tin bên trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập RaoXYZ để tìm việc làm điện tử công nghiệp nhanh chóng, uy tín, mức lương và phúc lợi hấp dẫn nhé.

Trần Thanh – Content Writer