Điện Dân Dụng Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Của Nghề Như Thế Nào?

Điện Dân Dụng Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Của Nghề Như Thế Nào?

Nghề điện dân dụng là gì?

Nghề điện dân dụng là gì?
Công việc của một người thợ điện dân dụng gắn liền với những nhu cầu cấp thiết, cơ bản nhất trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày

Nghề điện dân dụng bao gồm các công việc làm liên quan đến sản xuất, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện hoặc gắn liền với quá trình sử dụng điện năng. Được biết, đây là một ngành nghề có phạm vi phát triển tương đối rộng, không bị giới hạn bởi quy mô dù là nhỏ hay lớn. 

Công việc của một người thợ điện dân dụng có thể gắn liền với những nhu cầu cấp thiết, cơ bản nhất trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày hay phục vụ cho những công trình xây dựng, sản xuất với mục đích lớn lao hơn.  

Xem thêm >>> Định hướng nghề nghiệp – Bước ngoặc quan trọng của sự nghiệp

Vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống hiện nay?

Nghề điện dân dụng có mặt ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi này thì trước tiên chúng ta cần nhắc lại một sự thật mà có thể bạn cũng đã biết: 

Cuộc sống hiện đại ngày nay của mỗi chúng ta được xây dựng, hỗ trợ rất nhiều từ hệ thống điện năng. Hầu hết các thiết bị trong nhà của bạn đều chạy bằng điện. Sản xuất điện năng là một ngành công nghiệp năng lượng quan trọng đóng góp một vai trò rất lớn đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. 

Vai trò của nghề điện dân dụng
Ngành điện dân dụng là vô cùng quan trọng, cần thiết đối với đời sống con người

Chính vì lẽ đó, ngành điện dân dụng là vô cùng quan trọng, cần thiết đối với đời sống con người nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung dù là ở bất kỳ nơi đâu:

  • Nghề điện dân dụng giúp sản xuất, cung ứng, lắp đặt và sửa chữa những loại dụng cụ, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu lao động sản xuất của con người. 
  • Hoạt động bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện của các kỹ sư ngành điện dân dụng cũng góp phần tạo ra cho người sử dụng điện một môi trường sinh hoạt – lao động được đảm bảo hơn về vấn đề an toàn. 
  • Rõ ràng, cuộc sống của con người cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế hiện nay không thể thiếu sự hỗ trợ của các loại máy móc và phần lớn các loại máy móc này đều cần tiêu thụ điện năng trong quá trình hoạt động. Ngành điện dân dụng là một ngành nghề mang tính ứng dụng cao và góp phần xây dựng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc bảo đảm, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân cũng như tăng cường năng suất lao động. 

Những mô tả chi tiết xoay quanh nghề điện dân dụng 

Ngành điện dân dụng là một ngành nghề mang tính ứng dụng cao
Ngành điện dân dụng là một ngành nghề mang tính ứng dụng cao

Những đồ dùng điện nào được coi là thiết bị điện dân dụng? 

Thiết bị điện dân dụng được hiểu đơn giản là những đồ dùng, thiết bị có sử dụng điện năng trong quá trình hoạt động và gắn liền với các nhu cầu thiết yếu của con người trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Dựa trên định nghĩa này, chúng ta có thể kể đến một số đồ điện dân dụng quen thuộc, gần gũi dưới đây:

  • Thiết bị điện dân dụng được sử dụng trong đời sống sinh hoạt gia đình bao gồm: Quạt điện, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, đèn, bếp điện, lò vi sóng, tivi, máy tính, laptop, điện thoại,… 
  • Một số thiết bị điện dân dụng trong môi trường công sở bao gồm máy fax, máy tính để bàn, máy in, máy photocopy, máy hủy tài liệu, máy chiếu,…  

Công việc của một thợ điện dân dụng là làm gì?

Công việc của một thợ điện dân dụng là làm gì?
Nhiệm vụ của một người thợ điện dân dụng sẽ xoay quanh các hoạt động sản xuất, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện dân dụng

Như đã đề cập đến, nhiệm vụ của một người thợ điện dân dụng sẽ xoay quanh các hoạt động sản xuất, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện dân dụng. Tuy nhiên, để hiểu cụ thể hơn về ngành nghề này, chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu những công việc cụ thể cần phải thực hiện nếu muốn trở thành một người thợ điện dân dụng:

  • Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các loại mạch điện tự động có trong các thiết bị điện dân dụng, máy phát điện một pha và các loại máy móc, thiết bị khác. 
  • Lắp đặt, điều chỉnh, vận hành và tạo chiều xoay cho các động cơ không đồng bộ 3 pha, giúp các động cơ này hoạt động dễ dàng mà không gặp phải bất cứ trở ngại, khó khăn nào. 
  • Nối lại các đường dây điện bị đứt. Lắp đặt và sửa chữa hệ thống ổ cắm, hệ thống ống luồn, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống các bảng điện và công tắc. 
  • Lắp đặt, bảo dưỡng cũng như sửa chữa các thiết bị điện dân dụng giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cho người dân. 
  • Lắp đặt và bảo trì, sửa chữa các thiết bị cảnh báo hay điều khiển tự động phục vụ cho mục đích duy trì an ninh trật tự như các loại thiết bị chống trộm, khóa điện, các thiết bị báo cháy, báo động,… 
  • Giám sát hoạt động của máy biến áp cũng như thực hiện sửa chữa, bảo trì các động mạch tự động, chỉnh lưu, thực hiện việc lắp mạch, quấn dây,… khi cần thiết. 

Ngoài ra, thợ điện dân dụng cũng có thể trau dồi, phát triển các kỹ năng về cơ khí có liên quan đến ngành nghề của mình như hàn, cắt, cưa, khoan, mài, đục kim loại. 

Xem thêm >>> Cập nhật top 10 ngành nghề hot nhất trong tương lai

Môi trường, điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng sẽ có tính chất như thế nào? 

điện dân dụng
Điện dân dụng là một ngành nghề có phạm vi hoạt động, phát triển vô cùng rộng

Điện dân dụng là một ngành nghề có phạm vi hoạt động, phát triển vô cùng rộng rãi và gắn liền với hầu hết các hoạt động sinh hoạt, sản xuất trong đời sống. Chính vì thế mà môi trường làm việc của một người thợ điện dân dụng cũng sẽ không cố định mà luôn thay đổi linh hoạt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

  • Quãng đường từ nhà đến nơi làm việc sẽ không cố định vì phụ thuộc vào địa chỉ của khách hàng hoặc nơi xảy ra sự cố điện cần khắc phục. 
  • Thợ điện dân dụng cần đáp ứng được yêu cầu sẽ làm việc trong nhiều điều kiện thời tiết, hoàn cảnh khác biệt, dù là ban ngày hay ban đêm, mưa hay nắng, trong nhà hoặc ngoài trời, trên cao hay dưới mặt đất.
  • Giờ giấc làm việc của thợ điện dân dụng cũng cần phải tùy biến, linh động theo yêu cầu công việc và hoàn toàn có thể phải tăng ca đột xuất vào cuối tuần hoặc ban đêm tùy theo sự cố xảy ra trong ca trực. 

Người làm nghề điện dân dụng sẽ phải chịu những áp lực nào?

áp lực của ngành điện dân dụng
Nghề điện dân dụng có lương thưởng, chế độ đãi ngộ rất tốt, mở ra nhiều cơ hội phát triển

Nhìn chung, nghề điện dân dụng là một ngành nghề có lương thưởng, chế độ đãi ngộ rất tốt, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, cũng như bất cứ ngành nghề nào khác, yêu cầu làm việc của nghề điện dân dụng vẫn còn tồn tại nhiều áp lực khiến nhiều người ngần ngại không dám “dấn thân”. Cụ thể đó là những áp lực như thế nào? 

Hầu hết những ai hành nghề điện dân dụng đều phải chấp nhận sự điều phối bởi yêu cầu của công việc, khó có thể chủ động sắp xếp thời gian làm việc theo mong muốn cá nhân. Điều này có nghĩa là người thợ điện dân dụng cần phải linh động về thời gian làm việc cũng như không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi dành cho bản thân hoặc gia đình. 

Ngoài vấn đề thời gian, điện dân dụng cũng là ngành nghề đòi hỏi sự linh động về hình thức, địa điểm làm việc. Việc lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện đôi lúc đòi hỏi người thợ điện phải làm việc trên cao hoặc dưới thời tiết nắng nóng, mưa gió thất thường. Điều này cũng tạo nên một “chướng ngại”, đòi hỏi người làm nghề cần phải có một sức khỏe tốt, sự tập trung cao độ và tinh thần vững vàng. 

Những điểm sáng của ngành điện dân dụng 

Ngành điện dân dụng có nhiều cơ hội việc làm 

Những điểm sáng của ngành điện dân dụng
Người lựa chọn ngành điện dân dụng sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề thất nghiệp

Ngành điện dân dụng đảm bảo mở ra nhiều cơ hội việc làm, phát triển cho người lựa chọn. Bởi đây là ngành nghề gắn liền với đa dạng các lĩnh vực trong đời sống nên người lựa chọn theo học ngành này sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề thất nghiệp bởi chắc chắn nguồn cung của ngành luôn thấp hơn nhu cầu xã hội. 

Điện dân dụng là một ngành nghề mang tính chất lâu dài, ổn định

Là một ngành nghề gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người, điện dân dụng là ngành nghề đảm bảo được tính chất lâu dài khi luôn duy trì được một số lượng khách hàng ổn định. Chính vì thế, khi lựa chọn ngành nghề này, bạn sẽ đảm bảo có được mức lương thưởng lý tưởng cùng chế độ đãi ngộ tương xứng. 

Làm việc theo quy trình, bài bản, có sự hỗ trợ của máy móc, dụng cụ

Việc thực hành nghề điện không yêu cầu kỹ thuật khó khăn và đều có sự hỗ trợ của các loại máy móc, dụng cụ. Ngoài ra, đây là một ngành nghề được thực hiện dựa trên quy trình cùng các kiến thức nền tảng, không gây áp lực trên phương diện sáng tạo, đổi mới nên sẽ rất phù hợp với những ai có định hướng theo đuổi lâu dài.

Yếu tố cần có đối với một người thợ điện?

Ngành điện dân dụng yêu cầu tính cẩn thận, cầu toàn

Việc sửa chữa đường dây và các thiết bị điện là một công việc mang tính chất chi tiết, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ điện dân dụng cần phải có tố chất cẩn thận và cầu toàn. Bởi chỉ cần một sai sót rất nhỏ trong quá trình lắp đặt hay sửa chữa cũng sẽ có khả năng tạo thành sự cố, gây rắc rối, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và người khác. 

Thợ điện dân dụng cần duy trì thể chất nhanh nhẹn, linh hoạt 

Môi trường làm việc luôn thay đổi đòi hỏi người làm nghề điện dân dụng cần phải duy trì thể chất nhanh nhẹn và linh hoạt, nhằm có thể dễ dàng ứng biến trước mọi trường hợp, sự cố có thể xảy đến, đặc biệt là những khi làm việc ngoài trời. 

Để phù hợp với ngành điện dân dụng, bạn cần có sức khỏe tốt 

Điện dân dụng là một ngành nghề có giờ giấc làm việc không cố định, yêu cầu sự tập trung chuyên chú trong một thời gian dài và có khả năng phải làm việc dưới điều kiện thời tiết không thuận lợi như ngày mưa gió, nắng nóng… Điều này đòi hỏi người thợ điện dân dụng phải có một sức khỏe tốt để có thể đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ của mình. 

Thái độ làm việc cần phải nghiêm túc và trung thực 

Việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện là một công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt, sản xuất cũng như gắn liền với sự an toàn của tất cả những người sử dụng điện. Chính vì vậy mà người làm nghề điện dân dụng cần có một thái độ nghiêm túc khi làm việc cũng như trung thực trong vấn đề chọn mua các linh kiện, vật tư cần thiết. 

Có trí nhớ tốt, vững vàng trên phương diện kiến thức chuyên môn

Ngành điện dân dụng không có yêu cầu về sự sáng tạo. Ngược lại, đây là công việc cần phải thực hiện bài bản theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo các quy tắc an toàn và yêu cầu người làm nghề phải có trí nhớ tốt, vững vàng với nền tảng kiến thức chuyên môn của mình. 

Các vị trí của ngành điện dân dụng?

Các vị trí của ngành điện dân dụng?
Cơ hội phát triển của ngành điện dân dụng được trải rộng trên nhiều quy mô, lĩnh vực khác nhau

Lựa chọn theo học ngành điện dân dụng, bạn hoàn toàn có thể tham gia ứng tuyển và nhận được cơ hội việc làm ở rất nhiều vị trí:

  • Lắp đặt mạng điện nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.
  • Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các đồ dùng, thiết bị điện dân dụng phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. 
  • Bảo trì, khắc phục, sửa chữa các đường dây, mạng lưới điện, sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng điện. 

Cơ hội phát triển của nghề điện dân dụng?

Cơ hội phát triển của ngành điện dân dụng được trải rộng trên nhiều quy mô, lĩnh vực khác nhau, cụ thể là các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

  • Các công ty cung cấp dịch vụ lắp đặt, bảo trì và sửa chữa điện dân dụng.
  • Các công ty chuyên về lĩnh vực truyền tải hoặc thi công điện.
  • Các trung tâm, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sửa chữa các đồ dùng điện.

Trên đây là toàn bộ thông tin mô tả chi tiết giúp bạn dễ dàng hình dung được đặc điểm, vai trò, những yêu cầu công việc của nghề điện dân dụng cũng như những vị trí, cơ hội phát triển dành riêng cho ngành nghề này.

Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm thì đừng bỏ lỡ các thông tin bổ ích về thị trường lao động cũng như những cơ hội việc làm hấp dẫn được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên trang chủ muaban.net của chúng tôi. 

>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Cơ hội và phương thức tìm việc làm dành cho lao động phổ thông
  • Việc tìm người tuyển thợ điện: Thành công với những mẹo nhỏ sau!
  • Kỹ sư điện-điện tử nên nắm chắc 5 điều này để lương tăng vùn vụt

Bảo Nghi – Content Writer