Điểm tin sáng 6-3: TP.HCM chỉ đạo kiểm tra \

Điểm tin sáng 6-3: TP.HCM chỉ đạo kiểm tra \

Xuất hiện 5 “đại gia” đấu giá siêu dự án Thanh Đa, dân Hà Nội “kêu trời không thấu” vì chung cư…đó là nội dung chính trong điểm tin sáng 6-3 trên News Mogi.

Xuất hiện 5 “đại gia” đấu thầu siêu dự án tại Thanh Đa. Theo báo VietNamNet, thông tin ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TPHCM, cho biết tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế- xã hội TPHCM tháng 2 và nhiệm vụ tháng 3-2019 vào trưa ngày 5-3.

Trả lời đặt câu hỏi: “Năm 2019 TPHCM sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi một số dự án lớn như Bình Quới-Thanh Đa, 164 Đồng Khởi… Cho đến giờ này sự quan tâm của các nhà đầu tư như thế nào? TP đã chuẩn bị ra sao?”.

Trả lời câu hỏi này, ông Hoan cho biết, đối với các dự án lớn, có vị trí đắc địa của TP có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Riêng đối với dự án Bình Quới – Thanh Đa đến nay có 5 nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nộp hồ sơ xin đấu thầu. Họ đưa ra những điều kiện thể hiện trách nhiệm với TP muốn tham gia đấu thầu và phát triển dự án trên. Tuy nhiên cũng đưa ra những yêu cầu của TP đối với nhà đầu tư nếu trúng thầu, như thời gian giao đất, chi phí giải phóng mặt bằng…

Về công tác chuẩn bị, hiện nay TP đang rà soát lại quy hoạch toàn bộ dự án và tiến hành nghiên cứu điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp thực tiễn, điều chỉnh lại ranh dự án, tạo điều kiện cho người dân nằm ngoài ranh dự án phát triển theo quy hoạch đã được duyệt. Giao Sở KHĐT xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư … Hy vọng việc tổ chức đấu thầu sẽ diễn ra trong thời gian sớm nhất.

Dự án Khu đô thị bán đảo Bình Quới – Thanh Đa được UBND TPHCM phê duyệt từ năm 1992. Dự án được quy hoạch xây dựng thành khu đô thị với đầy đủ chức năng, đáp ứng nhu cầu ở cho 41.000-50.000 người, quy mô sử dụng đất 426ha. Năm 2004, dự án được giao cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng. Tuy vậy, thời gian trôi qua đã lâu nhưng dự án vẫn “án binh bất động”.

Đến năm 2010 TP đã thu hồi và giao lại cho một công ty lập quy hoạch 1/2.000. Sau đó, dự án quy mô này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chỉ định liên danh Tập đoàn Bitexco và Công ty Emaar Properties PJSC làm nhà đầu tư triển khai dự án. Nhưng vì nhiều lý do, đến tháng 10-2016, Công ty Emaar Properties PJSC xin rút khỏi dự án. Theo quy định mới, dự án phải được tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà đầu tư.

Dự án The Park Residence
Dự án The Park Residence được chỉ đạo kiểm tra.

“Cực nóng” khẩn trường kiểm tra hai chung cư sai phạm tại TP.HCM. Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 5-3, UBND TP.HCM vừa giao Sở Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và môi trường, Công an thành phố, UBND quận 9 và huyện Nhà Bè kiểm tra, xử lý vi phạm của chủ đầu tư (nếu có) tại các dự án trên và thông báo kết quả đến Văn phòng Chủ tịch nước và Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 30-3.

Trước đó, UBND TP.HCM đã tiếp nhận công văn của Văn phòng Chủ tịch nước và Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị giải quyết phản ánh, bức xúc của khách hàng đối với các sai phạm của Tập đoàn Anpha Holdings và Tập đoàn MIK Group tại dự án The Park Residence (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) và dự án Valencia (phường Phú Hữu, quận 9).

Các nội dung mà người dân phản ánh ở các dự án này là sai phạm liên quan vấn đề xây dựng, phòng chống cháy nổ, chiếm dụng vốn, chiếm đoạt lãi suất, thu tiền của khách hàng nhưng không bàn giao nhà, thu các khoản phí bảo trì, bảo dưỡng không theo quy định của pháp luật và không phát hành hóa đơn giá trị gia tăng khi khách hàng đóng tiền mua sản phẩm của tập đoàn…

Đầu giá lượng đất lớn tại Vũng Tàu. Nằm trong quy hoạch đất Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đơn vị này đang tăng cường việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tham mưu UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 2560/QĐ-UBND về việc điều chỉnh danh mục các lô đất nền đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý. Theo đó, Sở này đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương, triển khai thực hiện lập thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất đối với 14 khu đất.

Cụ thề, 10 khu đất có quyết định giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý diện tích 37,48 ha và 4 khu đất mới có chủ trương giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất diện tích 5,56 ha. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các thủ tục về đất đai để đấu giá các khu đất khác. Dự kiến, đến hết năm 2019 sẽ đấu giá quyền sử dụng đất thêm 7 khu đất với tổng diện tích 127,24ha. Năm 2020 dự kiến đấu giá quyền sử dụng đất 8 khu đất với tổng diện tích 215,49ha.

Dự theo giá đất hiện tại, có thể nói năm 2020, giá đất nền tại Vũng Tàu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ngoài dự kiến 20%. Điều này càng thúc đẩy những nhà đầu tư nhỏ lẽ có thể kinh doanh đất nền Vũng Tàu một cách sâu sát hơn.

“Treo đầu dê bán thịt chó”, dân Hà Nội kêu trời vì chung cư. Điển hình dự án chung cư cao cấp An Bình City (phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm – Hà Nội) khiến hơn chục hộ gia đình ngập trong biển nước vừa qua. Sự việc xảy ra tại tòa nhà A4 của dự án. Nước chảy lênh láng, ngập hành lang đến gần 10cm và tràn vào nhiều căn hộ ở tầng 21 tòa nhà, khiến cho sàn gỗ và nhiều đồ dùng trong nhà các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng, 4/5 thang máy của toà nhà bị tê liệt.

Theo phản ánh của nhiều cư dân, đây không phải là lần đầu tiên sự cố vỡ ống cứu hỏa xảy ra tại khu chung cư này. Trước đó, vào tháng 10/2018, sự việc tương tự cũng đã xảy ra tại tòa nhà A5. Tình trạng này khiến các cư dân sống tại dự án này vô cùng hoang mang, lo lắng.

Chưa dừng lại,  nhiều cư dân Ecopark – khu đô thị được quảng cáo đáng sống bậc nhất hiện nay – khi nhận bàn giao căn hộ tại các tòa Sky1, Sky2 trong khu Aquabay không khỏi thất vọng khi chứng kiến hệ thống ống thoát nước căn hộ chung cư lộ thiên như… nhà tập thể cũ.

Riêng chung cư Eco Lake View 32 Đại Từ, phường Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) xuất hiện những biển cảnh báo khu vực thường xuyên mất cắp tài sản khiến cư dân vô cùng hoang mang về tình hình an ninh trật tự tại toà nhà cũng được quảng cáo là cao cấp bậc nhất quận Hoàng Mai này.

Tất nhiên, đây chỉ là một vài ví dụ điển hình. Và theo khảo sát tại Hà Nội, vẫn còn nhiều chung cư không đáp ứng đúng như quảng cáo ban đầu để “hút” khách hàng mua, chính điều này khiến nhiều cư dân chung cư rất bức xúc.

Phản đối chủ đầu tư vì chi phí cao, dân bị “hành hạ”. Ghi nhận từ khi chuyển về sinh sống tại chung cư The Golden Palm Lê Văn Lương (Hà Nội) vào tháng 7-2018, nhiều người dân mới phát hiện thực tế dự án không giống như những thông tin quảng cáo và cam kết trước đó của chủ đầu tư.

Cụ thể, tầng 10 quảng cáo là sân chơi cho trẻ em nhưng thực tế chỉ là sân xi măng. Tầng sáu được giới thiệu là bể bơi, cafe, phòng gym… nhưng hiện nay vẫn chưa vận hành. Dự án giới thiệu nằm ở mặt đường Lê Văn Lương thoáng, rộng nhưng thực tế muốn đi ra đường này, cư dân phải vòng qua ngõ nhỏ, tắc nghẽn thường xuyên.

Một số cư dân khác còn phản ánh về tình trạng chung cư nứt tường ngay khi về ở. Một số hộ còn bị đo hụt diện tích so với hợp đồng mua nhà. Hiện nay, cư dân cũng chưa được cấp sổ đỏ, ban quản trị chung cư cũng chưa được thành lập.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều cư dân nơi đây vô cùng bức xúc vì chủ đầu tư không mua bảo hiểm cháy nổ. Song song đó, chi phí cho các dịch vụ như để xe, bảo vệ…đều cao hơn mức bình thường. Và khi người dân phản đối, chủ đầu tư đã chặn đường xuống tầng hầm của nhiều cư dân.

“Đào vàng” với đầu tư bất động sản ven biển. Theo bản báo cáo mới nhất của CBRE, ở thời điểm hiện tại, giá đất tại Phan Thiết – Mũi Né đã tăng 15% – 20% so với thời điểm trước Tết.

Điều này hoàn toàn không mới, vì thực tế đã nằm trong dự đoán của giới chuyên gia khi trong năm 2019, được xem là năm lên ngôi của bất động sản nghỉ dưỡng.  Khảo sát từ Mogi, sự tăng giá đất của Mũi Né diễn ra đồng bộ và tập trung tăng mạnh nhất tại các đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu… Nơi đây ví như “cung đường resort” với sự quy tụ của gần trăm dự án nghỉ dưỡng cao cấp, điển hình như: NovaHill của Tập đoàn Novaland; Sentosa do Hưng Thịnh đầu tư; hay Goldsand Hill Villa của Công ty Lộc Tú và VNGroup…

Điểm qua cái tên nổi bật có  tiềm năng tăng giá mạnh tại Mũi Né là Goldsand Hill Villa. Trong lần đầu tiên ra mắt, các nền thuộc dự án này có giá khoảng 8-10 triệu/m2, tính ra mỗi nền chỉ có giá khoảng 1.6 tỷ – 2 tỷ. Tuy nhiên, ở thời điểm sau Tết, giá các nền đất Goldsand Hill Villa đã tăng lên mức 12-15 triệu/m2. Tính ra các nhà đầu tư xuống tiền ở giai đoạn đầu đã có thể lời 15% – 20%.

Quy hoạch đất Vân Đồn để biến thành thành phố đáng sống nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo định hướng quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế Vân Đồn sẽ được xây dựng là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, trung tâm kinh tế năng động, tập trung vào du lịch…từ nay đến 2040 và tầm nhìn 2050.

Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/2/2019, quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến 2040, tầm nhìn đến 2050.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng Vân Đồn phù hợp với chiến lược phát triển biển Việt Nam, quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của Khu kinh tế Vân Đồn và các định hướng của tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, sẽ xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực châu Á – Thái Bình Dương; trung tâm kinh tế năng động, tập trung vào du lịch, sản xuất sản phẩm cao cấp và dịch vụ; trung tâm kinh doanh thương mại quốc tế của khu vực;…

Với quyết định trên, cộng với đó là nền tảng giá đất Vân Đồn luôn ở mức “nóng”, hứa hẹn sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản nới đây từ giờ đến cuối năm 2019 càng trở nên “sốt” hơn bao giờ hết. Đặc biệt là đối với phân khúc đất nền đang được “săn” ráo riết trong thời gian gần đây.

Vấn đề cấp sổ đỏ đất nông nghiệp tại Hà Nội, Phó Thủ tướng chỉ đạo “khẩn” giải quyết. Theo báo Tiền Phong, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) đối với đất nông nghiệp tại một số phường thuộc quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Văn bản nêu rõ, thời gian vừa qua, một số báo điện tử có bài viết phản ánh tình trạng nhiều thửa đất nông nghiệp trên địa bàn một số phường thuộc quận Hà Đông (TP Hà Nội) được người dân san lấp, xây dựng nhà ở.

Điều đáng nói, khi các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra thì họ xuất trình được “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở” do UBND huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cấp trước khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào TP Hà Nội hoặc “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” do Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội cấp, giấy phép xây dựng do UBND quận Hà Đông cấp nhưng không có hồ sơ hợp pháp về đất ở lưu tại các cơ quan chức năng.

Về việc này, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí, xử lý theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/5/2019.

Giá đất tăng cao tại Đà Nẵng.
Chủ tịch huyện Hòa Vang đưa ra văn bản “dẹp loạn” vì “sốt” giá đất.

Chủ tịch huyện tại Đà Nẵng ra “văn bản” dẹp loạn giá đất.  Theo báo VietNamNet, UBND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) vừa có công văn khẩn yêu cầu các cấp phát đi rộng rãi cho người dân cảnh giác với tình hình giá đất hiện nay.

Văn bản này nêu rõ, UBND huyện Hòa Vang giao chính quyền 11 xã trên địa bàn thông tin, tuyên truyền cho người dân thận trọng trong việc mua bán đất.

Không nên vì lợi nhuận trước mắt mà bán hết đất ở và đất sản xuất vì sau này không có đất để kinh doanh sản xuất, cho con cháu làm nhà, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, ổn định cuộc sống lâu dài.

Ngoài ra, UBND huyện Hòa Vang cũng chỉ đạo Đài truyền thanh và truyền hình huyện thông báo rộng rãi cho người dân nắm bắt rõ tình hình “sốt” đất ảo, tránh sập bẫy “cò đất” gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế gia đình.

Các chuyên gia khuyến cáo khách hàng, nhất là người dân có nhu cầu an cư thật sự cần tìm hiểu kỹ càng kẻo rơi vào bẫy của giới đầu cơ thổi giá.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin sáng 5-3: Náo loạn vùng quê – dân “khóc” vì giá đất tăng tại Đà Nẵng, bất động sản “đau đớn” vì siết tín dụng
  • Điểm tin cuối ngày 4-3: Choáng với lượng quỹ đất làm đường đua F1, nhân viên môi giới “khóc ròng” vì bị sa thải