Điểm tin cuối ngày 4-3: Choáng với lượng quỹ đất làm đường đua F1, nhân viên môi...

Điểm tin cuối ngày 4-3: Choáng với lượng quỹ đất làm đường đua F1, nhân viên môi...

Choáng với lượng quỹ đất làm đường đua F1, nhân viên môi giới “khóc ròng” vì bị sa thải…là những nội dung chính trong điểm tin cuối ngày 4-3 trên News Mogi.

Hà Nội xin lượng lớn đất làm đường đua F1:  UBND TP. Hà Nội vừa có tờ trình gửi Thủ tướng về việc chuyển giao khu đất ký hiệu 1B rộng 12,86 ha trong Khu liên hợp thể thao quốc gia (quận Nam Từ Liêm) từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) về thành phố quản lý để thực hiện các dự án phục vụ công tác tổ chức giải đua xe công thức 1 (F1). Nguyên nhân bởi lô đất này đang do Bộ VHTTDL quản lý.

Theo quy hoạch quỹ đất Hà Nội thì chi tiết Khu liên hợp thể thao quốc gia tỷ lệ 1/500 tại các phường Mỹ Đình 1 và phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) được duyệt năm 2015 thì khu đất 1B có diện tích 12,86 ha (đã bồi thường, giải phóng mặt bằng) được quy hoạch để xây dựng khu thể thao trong nhà.

Trước khi gửi văn bản tới Thủ tướng, UBND TP. Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Bộ VHTTDL chuyển giao khu đất 1B có diện tích 12,86 ha này về thành phố quản lý, sử dụng. Sau đó Bộ VHTTDL đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị chuyển giao khu đất này sang UBND TP. Hà Nội quản lý, sử dụng. Nguyên nhân vì thẩm quyền ban hành quyết định chuyển giao thuộc Bộ Tài chính.

Trả lời, Bộ Tài chính cho biết trường hợp Bộ VHTTDL không có nhu cầu sử dụng khu đất nêu trên và UBND TP. Hà Nội có nhu cầu sử dụng để thực hiện các dự án phục vụ công tác tổ chức giải đua xe F1 thì việc chuyển giao khu đất này về địa phương quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 167/2017 của Chính phủ.

Và đấy cũng là lý do UBND TP. Hà Nội gửi văn bản báo cáo Thủ tướng cho phép chuyển giao khu đất 1B có diện tích 12,86 ha trong Khu liên hợp thể thao quốc gia từ Bộ VHTTDL về thành phố quản lý, điều chỉnh quy hoạch và sử dụng phục vụ công tác tổ chức giải đua xe F1 trong tương lai gần.

Khu đô thị Golden Hills chính thức ra mắt tại Đà Nẵng. Như vậy là sau bao ngày chờ đợi, khu đô thị Golden Hills cũng chính thức tại Đà Nẵng.

Với quy mô gần 400 ha, được thiết kế và quy hoạch bởi do thương hiệu Mỹ S.O.M.  Khu đô thị Golden Hills nằm trên tuyến đường huyết mạch Nguyễn Tất Thành nối dài, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Dự án do Công ty Cổ phần Trung Nam (Trung Nam Land) làm chủ đầu tư, Kita Land đồng đầu tư và Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenLand) độc quyền phân phối.

Hiện tại, chủ đầu tư Trung Nam Land đã hoàn thành hạ tầng. Các tiện ích giai đoạn một đã đi vào hoạt động như: trường học, hệ thống công viên xanh phân bổ rộng khắp dự án, khu vui chơi thể thao phức hợp (gồm sân bóng, sân tennis, quán cafe, văn phòng cho thuê, siêu thị mini, cơ quan hành chính địa phương, trạm y tế…). Và có thể nói với sự xuất hiện của Golden Hills hứa hẹn sẽ thúc đẩy thị trường nhà đất Đà Nẵng thêm sôi động trong năm 2019.

Gần 500 triệu USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, tổng vốn FDI đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại đạt gần 8,5 tỷ USD. Điều đáng lưu ý, con số này tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ 2018.

Sau công nghiệp chế biến và chế tạo, bất động sản đứng thứ hai với gần 500 triệu USD được nhà đầu tư đăng ký, chiếm gần 6% tổng vốn các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào 18 ngành, lĩnh vực trong 2 tháng đầu năm 2019.

Đặc biệt các đối tác đầu tư là Hong Kong và Singapore chia nhau vị trí nhất, nhì trong danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, lần lượt 4,3 tỷ và gần 1 tỷ USD. Hàn Quốc tụt xuống vị trí thứ 3 với 873 triệu USD vốn đăng ký.

Nguồn vốn chủ yếu đổ vào Hà Nội lớn nhất với trên 4 tỷ USD. Kế đến là TP.HCM hơn 1 tỷ USD. Bắc Ninh ở vị trí tiếp theo, gần 542 triệu USD.

Về giải ngân, 2 tháng đầu năm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được gần 2,6 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ. Con số này là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây.

Đói nguồn cung, công ty bất động sản sa thải nhân viên. Trước đây, ông Nguyễn Văn Đính – Tổng thư kí Hội Môi giới Bất động sản nguồn cung của thị trường bất động sản TP.HCM sẽ trở nên khan hiếm vào giai đoạn đầu của năm 2019.

Trong khi đó, giá căn hộ ở phân khúc trung cấp và bình dân có thể tăng 3-5%, phân khúc cao cấp do lượng cung khan hiếp sẽ tăng trên 5%. Riêng giá nhà đất dự kiến sẽ tăng trên 10% so với năm 2018.

Quả thực, vấn đề này đã ứng nghiệm. Theo khảo sát của Mogi, hiện nay trên địa bàn TP, đã có nhiều công ty bắt đầu sa thải nhân viên về việc bị hiếm nguồn cung.

Lý do đưa ra vô cùng đơn giản, khi đây được xem là bài toán để cân bằng ngân sách,  khắc phục kinh tế. Các công ty môi giới chuyên chính đất nền, hay môi giới địa ốc đa phần đều làm từ ít cho đến “mạnh tay” điều này.

Chia sẻ với Mogi, một công ty môi giới nhà đất tại quận 9 cho biết: “Đây cũng là vấn đề bất đắc dĩ, khi nguồn cung không có, bạn không thể nuôi nhân viên quá đông.”

Trong khi đó, Công ty giao dịch Bất động sản P.H (quận Bình Chánh) mới đây đã buộc phải tinh giảm hơn 50% nhân viên sale của đơn vị. Nguyên do cũng vì thiết hụt nguồn cung.

“Thật sự, hiện công ty đang rất “đói” nguồn hàng, không có hàng bán. Trước khó khăn này chúng tôi buộc phải tinh giảm biên chế, cắt bỏ 50% nhân sự chủ yếu là nhân viên bán hàng (sale)”, giám đốc Công ty giao dịch Bất động sản T.P nói.

Tại Công ty Bất động sản Hoàng Thiên Thanh (quận 2, TP.HCM), doanh nghiệp này cũng đang “loay hoay” đổi chiến lược.  Không khác mấy, những công ty môi giới bất động sản tại quận 7 và quận 8 cũng rơi vào cảnh tương tự.

Bất động sản hạng sang tại Đà Nẵng
Bất động sản hạng sang tại Đà Nẵng hứa hẹn sẽ “tỏa sáng” trong năm 2019.

Bất động sản hạng sang có cơ hội “tỏa sáng” tại thị trường nhà đất Đà Nẵng. Ghi nhận của Mogi mới đây tại thị trường nhà đất Đà Nẵng những ngày đầu năm 2019, cho thấy nơi đất bắt đầu đi vào “cơn sốt” bất động sản thực sự.

Không riêng gì bất kỳ phân khúc nào, từ đất nền cho đến địa ốc, dường như Đà Nẵng bắt đầu trở “nóng” hơn bao giờ hết. Đặc biệt, sức hút của BĐS hạng sang tại Đà Nẵng còn được lý giải bởi khả năng sinh lời từ sản phẩm. Ghi nhận của CBRE Việt Nam cho thấy, phân khúc nhà phố, biệt thự hạng sang tại Đà Nẵng có giá trị khai thác từ việc cho thuê đạt 3 – 6%/năm, đặc biệt mức phổ biến là 4 – 5%/năm.

Đây là kênh đầu tư hứa hẹn biên lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng, hoặc nếu nhắm đến khả năng khai thác thương mại có thể thu về dòng tiền tối thiểu 3 – 4%/ năm.

Lý giải đơn giản tại sao phân khúc bất động sản hạng sang có thể “hút” hàng đến vậy, bởi tỷ lệ người giàu ở Việt Nam đang tăng đáng kể. Công bố của Hãng nghiên cứu Wealth-X về tốc độ tăng trưởng giới siêu giàu trên thế giới, Việt Nam giữ vị trí thứ 3 với tốc độ 12.7%/năm, chỉ xếp sau Trung Quốc (13,4%) và Bangladesh (17,3%).

Ghi nhận, giá nhà ở và căn hộ hạng sang tại Đà Nẵng trung bình rơi vào khoảng 3.500 – 5.500 USD/m2.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin sáng 2-3: Chính phủ chỉ đạo “gắt” giải quyết các dự án BT, lộng hành giả mạo văn bản “thổi” giá đất
  • Điểm tin cuối ngày 1-3: “Choáng” số dư tài khoản của vợ vua cà phê Trung Nguyên, nữ tướng thay tỷ phú Vượng đặc biệt thế nào?