Developer Là Gì? Lộ Trình Phát Triển Và Kỹ Năng Cần Có?

Developer Là Gì? Lộ Trình Phát Triển Và Kỹ Năng Cần Có?

Developer – Ngành nghề triển vọng 

Developer hay DEV, là một trong những tên gọi dành cho người lập trình viên hay nói cách khác là kỹ sư phần mềm. Dựa trên các công cụ lập trình, những người này sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ mạng khác nhau để gõ những dòng lệnh (viết code), thiết kế, bảo trì và xây dựng nên các chương trình máy tính.

Chính vì vậy, họ còn được gọi là coder hoặc programmer – người chỉ huy nắm giữ chiếc chìa khóa mở ra sự phát triển của bất kỳ một phần mềm, ứng dụng nào.

Developer hay còn gọi là DEV - một nhà lập trình viên tương lai
Developer hay còn gọi là DEV – một nhà lập trình viên tương lai

Hiện nay có rất nhiều những người trẻ tuổi, họ đã trở thành một developer chuyên nghiệp và nổi tiếng. Với khả năng lập trình đỉnh cao, đây được xem là những hạt giống chất lượng cho ngành lập trình trong tương lai.

>>> Có thể bạn quan tâm: IT là gì? Những điều cần biết về công việc của ngành IT

Các đầu việc phải làm của một Developer

Để sáng tạo và xây dựng nên một phần mềm, công việc của những developer bước đầu tiên là phải tạo ra một bản vẽ thiết kế, mỗi lập trình viên sẽ đảm nhiệm một phần công việc khác nhau, rồi tất cả sẽ được kết nối và hợp nhất lại.

Tùy từng hoàn cảnh và dự án mà mỗi developer sẽ có từng công việc cụ thể, điển hình như như những đầu việc cơ bản dưới đây:

  • Frontend Developer: Lập trình viên chuyên về mảng thẩm mỹ, giao diện và bố cục web của máy tính hoặc điện thoại. Nếu ai hỏi một Frontend developer là gì? thì đó chính là câu trả lời.
  • PHP Developer: PHP Developer là gì? Là một nhà lập trình viên chuyên về viết code để tạo nên nhiều ứng dụng, tiện ích cho website.
  • Backend Developer: Lập trình viên đảm nhiệm thiết kế nên các lõi chức năng, hiệu năng sử dụng của một phần mềm hay ứng dụng. Kỹ năng để làm tốt công việc của một backend developer là gì? Đó chính là bạn phải am hiểu mọi thuật toán và có kiến thức về các cơ sở dữ liệu.
  • Mobile Developer: Lập trình viên tập trung viết code cho các ứng dụng chạy trên nền tảng laptop hoặc máy tính bảng, smartphone.
  • Game Developer: Lập trình viên chuyên thiết kế nên các tựa game đình đám, phát triển nên các tính năng trong game làm sao để thu hút và tạo thú vị cho người chơi.

Tóm lại, công việc chung của một developer xoay quanh việc xây dựng và thiết kế, nâng cấp hoặc sửa chữa một ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. Ngôn ngữ để các lập trình viên viết chương trình thường là: C++, Java, Sql… Ngoài ra, còn phải nghiên cứu, phát triển để tạo ra thêm những ứng dụng mới đến người dùng công nghệ.

Lộ trình phát triển của một Developer cần phải trải qua

Mỗi một lập trình viên sẽ sở hữu từng trình độ khác nhau, muốn trở thành một developer thực sự xuất sắc, bạn phải dày công khổ luyện và học hỏi trong suốt một quá trình dài để nâng cao trình độ. Ngày từ trên ghế nhà trường bạn nên tìm kiếm việc làm part time để thực tập.

Bắt đầu từ cấp bậc thấp nhất, các lập trình viên từ đó nâng cao lộ trình. Cụ thể các cấp bậc của một developer bao gồm:

Fresher

developer
Fresher developer chính là cấp bậc đầu tiên bạn cần trải qua

Đây là cấp bậc đầu tiên, nên không đòi hỏi bạn có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp như một nhà lập trình thực thụ. Vị trí này thường là những bạn trẻ mới ra trường, mong muốn tìm kiếm cơ hội để chinh phục con đường trở thành một dev nổi tiếng. Đây cũng là quá trình để bạn cố gắng học hỏi, rèn luyện để tay nghề cứng cáp hơn.

Junior Developer

Kinh nghiệm cần có ở cấp bậc này là từ 2 – 3 năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó là có kiến thức tổng quan về các thuật toán, cơ sở dữ liệu cũng như tự viết và xây dựng nên được một ứng dụng cơ bản. Ngoài ra, còn đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm và bắt đầu va chạm nhiều hơn với những dự án thực tế. Có thể nói Junior developer là gì? Thì đó chính là những kỹ năng cùng các công việc nói trên.

Senior Developer

developer
Senior Developer là vị trí gần như đã hoàn thiện hết các kỹ năng, có thể tự mình đảm nhận dự án lớn

Cấp bậc cao hơn sau junior developer đó là senior developer. Vậy senior developer là gì? Đây là vị trí đã được nâng cấp, lúc này bạn đã có thể tự mình đối đầu và giải quyết các dự án lớn và phức tạp hơn.

Vì vậy, mà nhân sự ở vị trí này đòi hỏi số năm kinh nghiệm cao hơn. Từ 4 -5 năm, yêu cầu về trình độ thuật toán và cơ sở dữ liệu cần chuyên sâu và nhạy bén hơn. Đổi lại, ở cấp bậc này bạn sẽ được hưởng nhiều chế độ, phúc lợi làm việc hấp dẫn. Đây chính là mơ ước của đa số bạn trẻ trong nghề hiện nay.

Leader Developer

Trải qua quá trình làm việc lâu dài từ 7 -10 năm, phấn đấu tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Lúc này bạn đã thực sự đủ khả năng và bản lĩnh để trở thành một leader developer tiềm năng.

Khi đứng ở vị trí này, tất nhiên bạn đã nắm chắc các kiến thức về chuyên môn lẫn kỹ năng đảm nhiệm nhiều dự án lớn. Bạn có thể làm việc độc lập và tự tin truyền lại cảm hứng, kinh nghiệm cho nhân viên cấp dưới, dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn chung của doanh nghiệp.

Mid-level Manager

developer
Mid-level Manager chính là cấp bậc mơ ước của nhiều developer trẻ hiện nay

Mid-level Manager – một quản lý cấp trung làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao. Cấp bậc này có 2 chức danh đó là Product Manager và Project Manager. Công việc của họ là quản lý các lập trình viên, quyền sa thải cũng sẽ nằm trong tay bạn. Chất lượng sản phẩm đầu ra, tất cả sẽ do bạn kiểm nghiệm và quyết định.

Senior leader

Là chức danh cao nhất mà bất kỳ một developer nào cũng muốn đạt được. Khi đạt được đến cấp bậc này, bạn có thể được xem là một CEO lãnh đạo quản lý cấp dưới mình. Mọi báo cáo của công ty trình lên giám đốc sẽ do bạn đảm nhận.

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 cơ hội việc làm công nghệ thông tin hấp dẫn nhất hiện nay!

Một Developer chính hiệu cần và có những kỹ năng gì?

Để trở thành một developer chuyên nghiệp trong ngành, việc giỏi về chuyên môn thôi thì vẫn chưa đủ. Mà bạn cần phải rèn luyện thêm một số phẩm chất cũng như những kỹ năng sau:

– Đầu tiên, đó là tính cẩn thận, tỉ mỉ và đặc biệt phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ nhặt, viết sai một mã code là cũng sẽ ảnh hướng lớn đến chất lượng sản phẩm, thậm chí là cả dự án, hệ thống.

– Thứ hai, là khả năng làm việc teamwork cũng như làm việc cá nhân một cách hiệu quả. Bản thân mỗi người, cần biết chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, chỉnh sửa một ứng dụng hay phần mềm mình đang đảm nhận. Trong trường hợp triển khai dự án sản phẩm mới, thì cần phối hợp tốt với nhóm để đưa ra phương án tốt nhất.

developer
Cẩn thận và chính xác chính là bản chất cần có ở một developer chuyên nghiệp

– Thứ ba, là chí tiến thủ, phải luôn có tư duy sáng tạo, đổi mới không ngừng để bắt kịp với xu hướng xã hội, sự cầu tiến không ngừng khám phá, học hỏi chính là chìa khóa tạo nên sự thành công cho một developer.

Cuối cùng là cần biết cách quản lý thời gian một cách hiệu quả nhằm bảo đảm tiến độ, đồng thời không để rơi vào tình trạng trễ deadline, ảnh hưởng đến lợi ích hoạt động của cả dự án.

Là một dân công nghệ thực thụ bạn cần phải hiểu rõ những điều trên để nâng cao khả năng lập trình mới tạo nên nhiều tính năng ưu việt nhé!

Thắc mắc Developer và Code có giống nhau không?

Đối với một công ty chuyên về mảng công nghệ thông tin, thường sẽ có các vị trí được sắp xếp theo cấp bậc chuyên môn, cụ thể là: Coder – Programmer – Developer – Software Engineer.

Đây cũng chính là thứ tự được xếp khi đã đánh giá về chuyên môn cũng như năng lực của từng công việc, mỗi vị trí sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt.

developer
Code và Developer là 2 cấp bậc chuyên môn khác nhau

Tuy nhiên, so với coder thì một developer sẽ sở hữu năng lực vượt trội hơn rất nhiều. Một coder chỉ là người phụ trách vai trò viết mã code, đôi khi họ còn không có đủ năng lực và khả năng để hoàn thành hết tất cả các công việc trong một giai đoạn của chung dự án. Thay vào đó, với năng lực vỡ lòng họ chỉ có thể hoàn thành hết công việc ở mức cơ bản.

Và ngược lại, các developer thì lại khác, họ được xem là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra lối đi và sự phát triển cho các ứng dụng và phần mềm. Là người có thể tự thiết kế và xây dựng nên một cấu trúc cơ sở dữ liệu tương đối tốt và đôi lúc còn vượt hơn cả mong đợi cho một phần mềm. Tạo ra ứng dụng hoàn chỉnh mang đến nhiều tính năng ưu việt cho người sử dụng.

Mức thu nhập của Developer trung bình nhận được là bao nhiêu?

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng developer trên cả nước khá cao, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với một công việc phải nói cần nhiều thể lực và chất xám như vậy, thì đồng nghĩa với mức lương nhận được cũng sẽ cao ngất ngưởng.

Nếu là một sinh viên ra trường mới bước vào nghề, lương khởi điểm sẽ dao động từ 6 – 8 triệu/ tháng. Đối với những developer ở cấp độ senior trở lên mức lương sẽ lên đến từ 30 – 40 triệu/ tháng tùy số năm kinh nghiệm và trình độ.

Cơ hội tìm kiếm việc làm của Developer

Các trang tìm kiếm việc làm IT

Hiện tại, trên thị trường nước ta đang có khá nhiều trang web tuyển dụng trên internet. Trong đó, có sự xuất hiện khá nhiều của các website, diễn đàn về công nghệ thông tin. Điều này, giúp những người đang mong muốn tìm kiếm một công việc như developer sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận hơn với nhiều doanh nghiệp hàng đầu đang có nhu cầu tuyển dụng.

developer
Website Mua&bán chính là địa chỉ uy tín để bạn tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm về developer

Bạn có thể tham khảo website Mua Bán – đây chính là địa chỉ uy tín cung cấp nhiều thông tin đa dạng và phong phú về nhiều lĩnh vực, bao gồm cả việc làm liên quan đến công nghệ thông tin.

Theo dõi các trang Social của công ty mà bạn yêu thích

Một cách khác để bạn có thể tìm được một công việc phù hợp với vị trí developer như mong muốn. Đó là hãy lọc ra sẵn list danh sách những công ty về công nghệ, sản xuất media, truyền thông mà bạn yêu thích.

Sau đó thường xuyên theo dõi trang tuyển dụng của họ trên mạng xã hội và nhanh chóng nộp hồ sơ khi có thông tin tuyển dụng bạn nhé! Đừng quên tìm hiểu trước kỹ càng về công ty bạn muốn xin việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Trong thời buổi công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay, chỉ cần dừng lại dù chỉ một giây thôi là ta đã chậm hơn thời đại rồi. Để có tìm việc làm cũng như những cơ hội trong ngành bạn có thể truy cập ngay vào Website của Mua Bán.

Hi vọng với những thông tin Mua Bán chia sẻ trên đây, đã trả lời cho bạn những thắc mắc xoay quanh công việc của một developer là gì? Không dừng lại ở đó, khi biết được những kỹ năng cần có của nghề này, sẽ phần nào giúp bạn tự nhận xét mình có phù hợp với con đường đã lựa chọn không nhé! Chúc bạn thành công.

>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Không lo thất nghiệp khi trở thành kỹ sư công nghệ thông tin
  • Software engineer là gì? Làm sao để trở thành một Software engineer thành công
  • Lập trình viên và những điều có thể bạn chưa biết!