Design Pattern là gì? Có nên sử dụng Design Pattern không?

Design Pattern là gì? Có nên sử dụng Design Pattern không?

  • Hiểu đúng design pattern là gì?
  • Những lý do bạn nên dùng design pattern
  • Thời điểm nên sử dụng design pattern
  • Bạn cần có gì để học được design pattern?
  • Các loại design pattern

Bạn chưa hiểu design pattern là gì? Bạn đang phân vân không biết có nên sử dụng hay không? Đặc biệt bạn cũng đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề này? Vậy hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của RaoXYZ nhé!

Hiểu đúng design pattern là gì?

Design pattern được hiểu là một trong những giải pháp tổng thể tối ưu hoá, tái sử dụng cho nhiều vấn đề thiết kế hàng ngày. Đây không phải là thiết kế hoàn chỉnh để chuyển đổi trực tiếp thành mã. Đơn giản nó chỉ là mô tả hoặc sườn mô tả cách giải quyết vấn đề, có thể sẽ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau.

Design pattern giúp thiết kế của người dùng linh hoạt hơn, dễ thay đổi và bảo trì hơn trong nhiều tình huống khác nhau.

👉 Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?

Hiểu đúng design pattern là gì?
Hiểu đúng design pattern là gì?

Những lý do bạn nên dùng design pattern

Với những lý do sau, chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ về việc sử dụng design pattern ngay đó:

  • Trong việc phát triển phần mềm, có một điều sẽ xảy ra chính là thay đổi yêu cầu. Thời điểm này hệ thống bị phình to hơn, tính năng mới được thêm vào khi performance cần tối ưu.
  • Nó cung cấp cho người dùng những giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt biện pháp đó đã được kiểm chứng để giải quyết vấn đề software engineering. Những giải pháp tổng quát còn làm tăng tốc độ phát triển của phần mềm bằng việc đưa ra mô hình test, mô hình phát triển.
  • Design pattern hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề thay vì phải tìm kiếm các giải pháp tốn thời gian, chi phí.
  • Design pattern còn là người bạn đồng hành của lập trình viên, nó giúp bạn hiểu code của người khác nhanh. Từ đó bạn và đồng nghiệp cũng dễ dàng trao đổi để xây dựng dự án hơn, hiệu suất công việc tăng cao.

Thời điểm nên sử dụng design pattern

Thời điểm nên sử dụng design pattern
Thời điểm nên sử dụng design pattern

Những ưu điểm vượt trội của design pattern chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã rõ. Thế nhưng có phải lúc nào cũng sử dụng design pattern được hay không? Hay nó còn có bất cập, hạn chế nào?

Design pattern nổi tiếng là trừu tượng, nếu bạn là người mới, bắt đầu công việc từ số 0 thì sẽ dễ dàng nhận ra cần có mẫu thiết kế. Tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn ngược lại với người có kinh nghiệm code.

Nếu bạn sử dụng design pattern sẽ có khả năng phải đối mặt với performance của product (code chạy chậm, kém hiệu quả). Lúc này bạn cần đảm bảo mình hiểu được mã nguồn, cách thức làm việc trước khi áp dụng nó.

Hầu hết hiện nay chúng ta đều áp dụng design pattern java vào việc lập trình. Trong trường hợp bạn thường xuyên phải tải hay cài đặt thư viện, module, packages thì đây chính là thời điểm có thể thực thi design pattern vào hệ thống.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Lập trình iOS

Bạn cần có gì để học được design pattern?

Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn lập trình viên mới mong muốn được giải đáp. Bởi nó quyết định khá nhiều đến sự thành công của bạn.

Để học được design pattern bạn cần:

  • Nó sử dụng trên nền tảng lập trình hướng đối tượng, chính vì thế mà sẽ áp dụng 4 đặc tính của OOP như: Kế thừa, trừu tượng, đa hình, bao đóng.
  • Bạn cần phải học, phải hiểu, phải áp dụng được 2 khái niệm interface và abstract.
  • Cần phải có lối tư duy theo OOP, bỏ tư duy theo lối cấu trúc.

Các loại design pattern

Nếu muốn hiểu rõ hơn về design pattern thì bạn cần phải nắm rõ phân loại. Hiện nay design pattern đang được chia thành 3 loại chính và có tổng cộng là 32 design. Cụ thể như sau:

Các loại design pattern
Các loại design pattern

Nhóm khởi tạo

Nhóm này hỗ trợ người dùng nhiều trong vấn đề khởi tạo đối tượng mà bạn khó phát hiện ra. Đặc biệt nó cũng không dùng từ khóa new thông dụng.

  • Abstract Factory
  • Builder
  • Factory Method
  • Multiton
  • Pool
  • Prototype
  • Simple Factory
  • Singleton
  • Static Factory

Nhóm cấu trúc

Nhóm cấu trúc có chức năng thiết lập và định nghĩa mối quan hệ giữa các đối tượng.

  • Adapter/ Wrapper
  • Bridge
  • Composite
  • Data Mapper
  • Decorator
  • Dependency Injection
  • Facade
  • Fluent Interface
  • Flyweight
  • Registry
  • Proxy

Nhóm ứng xử

Với nhóm này, nó sẽ giúp bạn tập trung hoàn toàn để thực hiện hành vi của đối tượng.

  • Chain Of Responsibilities
  • Command
  • Iterator
  • Mediator
  • Memento
  • Null Object
  • Observer
  • Specification
  • State
  • Strategy
  • Template Method

Hiện nay đã xuất hiện thêm 4 mẫu design nữa đó là: Delegation, Service Locator, Repository, Entity-Attribute-Value.

Bên cạnh đó, các bạn lập trình viên còn phải tìm hiểu thêm Design Pattern trong Java.

Có thể thấy design pattern là kỹ thuật được nhiều lập trình viên sử dụng trong việc phát triển phần mềm. Nó xuất hiện nhiều đến nỗi có thể bạn đã dùng hoặc từng gặp nhưng chỉ là không nhận ra. Trên thực tế, việc nắm rõ Design pattern là tương đối khó và cần thời gian dài bởi pattern tương đối giống nhau.

👉 Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành Hệ thống thông tin

Như vậy có thể thấy design pattern đối với lập trình viên là không thể thiếu. Tuy nhiên bạn cần áp dụng nó đúng nơi, đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao. Với bài viết này, RaoXYZ mong rằng đã giúp bạn hiểu design pattern là gì? Và bạn cũng đừng quên truy cập vào Jobsgo.vn thường xuyên để cập nhật bài viết mới nhé.