Để lấy lại niềm tin của đồng nghiệp

Để lấy lại niềm tin của đồng nghiệp


Cuộc đời con người khó tránh khỏi sai lầm, đôi khi bạn lỡ buông những lời nói hay hành động làm đánh mất niềm tin với đồng nghiệp. Nhưng cũng đừng vội lo lắng bởi bạn vẫn có thể gây dựng lại niềm tin với họ qua những cách đơn giản. Nếu bạn muốn trở thành người đồng hành tin cậy của đồng nghiệp thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích dưới đây nhé.

de lay lai niem tin cua dong nghiep
Làm cách nào để lấy lại niềm tin của đồng nghiệp

1. Sẵn sàng thừa nhận sai lầm

Những lời nói dối vụn vặt tưởng chừng như không ai chú ý và chẳng ảnh hưởng đến ai chung quy vẫn làm cho niềm tin nơi công sở bị hủy hoại. Dần dần khi nói dối thành quen cũng là lúc bạn đánh mất niềm tin với đồng nghiệp. Lúc đó sự tin tưởng được thay thế bằng sự đề phòng, dò xét và nghi nghờ lẫn nhau. Điều này là nguyên nhân khiến những bất đồng khó có thể dung hòa.

Không có lí do gì được coi là “chính đáng” khi bạn cố phủ nhận lời nói dối của mình, tất cả đều là cái cớ để biện minh cho việc làm sai trái của bạn. Lý sự chỉ làm cho niềm tin của đồng nghiệp với bạn giảm sút.

Vì vậy cách tốt nhất để lấy lại niềm tin của mọi người là sẵn sàng thừa nhận sai lầm của bản thân đi kèm với một lời xin lỗi chân thành. Có rất nhiều cách để bộc lộ lời xin lỗi nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp bạn cũng nên chú ý thể hiện sự hối lỗi thật sự chân thành, đừng để những lời xin lỗi chỉ mang tính “gượng ép”, “thủ tục” cho qua. Tin rằng bằng sự cầu thị, thừa nhận sai lầm, biết mình sai ở đâu và kèm “cam kết” bạn sẽ nhanh chóng khiến đồng nghiệp nguôi giận và cho bạn cơ hội sửa chữa.

2. Trung thực trong mọi hành động và lời nói

Như câu nói :“Một nửa sự thật chưa chắc là sự thật”. Bỏ qua chi tiết hay một phần nào đó trong câu chuyện sẽ khiến câu chuyện đi theo một chiều hướng khác. Việc bạn thường xuyên thêm thắt, bịa đặt trong lời nói của mình sẽ chỉ khiến bạn trở nên xấu xa trong mắt mọi người. Dù chỉ là những lời nói dối không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đồng nghiệp sẽ dần đánh mất niềm tin ở bạn. Trong khi họ muốn bạn trung thực nhưng bạn lại không làm vậy.

Trong môi trường công sở, dù bạn có năng lực giỏi đến cỡ nào mà bạn thiếu đi tính trung thực thì niềm tin của mọi người dành cho bạn cũng sẽ mất dần. Vì thế hãy học cách trung thực trong cả hành động và lời nói, luôn nói sự thật, tránh thêm bớt trong lời nói, điều đó sẽ giúp đồng nghiệp mở rộng lòng tin ở bạn.

3. Thực hiện hành động thực tế để gây dựng lại lòng tin

Nói luôn phải đi đôi với làm. Cái mà mọi người nhìn nhận sự thay đổi từ bạn không phải qua những lời xin lỗi đơn thuần mà họ đánh giá cao những người biết sửa chữa lỗi lầm và chuộc lỗi đúng lúc. Những lời xin lỗi suông thì ai cũng có thể thực hiện được.

Hãy cho đồng nghiệp thấy bạn đang nỗ lực sửa chữa hành vi sai lầm của mình bằng những hành động thiết thực nhất do chính bạn thực hiện. Bạn không nên chỉ đưa ra những lời xin lỗi suông mà đi kèm với nó nên là hành động sửa chữa những lỗi lầm đã gây ra để khắc phục tối đa các hậu quả xấu.

4. Đừng hứa hẹn quá nhiều, làm đến đâu chắc đến đó

Sẽ thật thuyết phục nếu như lời hứa hẹn được nói ra và được thực hiện đúng như kế hoạch. Nhưng ngược lại, nếu bạn là kẻ thất hứa mọi người sẽ không bao giờ đặt niềm tin vào bạn.

de lay lai niem tin cua dong nghiep
Niềm tin là thứ đánh mất thì dễ và lấy tại thì khó

Đừng lấy niềm tin của người khác ra đùa giỡn, bởi vì một khi nó mất đi sẽ khó có thể lấy lại được. Vì thế nói đến đâu làm đến đó, đừng hứa hẹn bất cứ điều gì quá viển công, nằm ngoài khả năng thực hiện của bạn. Hãy hoàn thành công việc đúng hạn, đảm bảo chất lượng công việc của bản thân để không làm ảnh hưởng đến bất kì ai trong công ty.

Sự tin tưởng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Khi bạn đánh mất niềm tin của sếp hay đồng nghiệp dành cho mình, thường rất khó để họ có thể tin tưởng bạn một lần nữa. Đôi khi việc lấy lại lòng tin còn khó khăn hơn là hành động thể hiện sự nỗ lực. Vì vậy, bạn cần biết làm gì khi sếp đã mất niềm tin nơi bạn. Hãy học cách lấy lại niềm tin ngay lúc này trước khi để mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Không những vậy, môi trường công sở luôn chứa nhiều điều phức tạp khiến cho bạn cảm thấy không thoải mái. Nhiều đồng nghiệp khó tính luôn soi mói hay để ý những việc mà bạn làm bởi sự đố kỵ, ghen ăn tức ở. Đối phó sao với đồng nghiệp khó tính nơi công sở là điều mà bạn và không ít người làm văn phòng quan tâm. Khi biết cách đối phó với những người đồng nghiệp luôn khiến bạn gặp phiền toái như thế nào rồi thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy có động lực, vui vẻ với công việc mỗi ngày.