Danh sách việc làm thực tập sinh phổ biến

Danh sách việc làm thực tập sinh phổ biến

Trở thành thực tập sinh có thể là yêu cầu bắt buộc với các bạn sinh viên năm 3, 4 hoặc là lựa chọn của những bạn muốn sớm bắt đầu tìm hiểu về ngành học và tìm kiếm cơ hội. Trong nhiều trường hợp, các bạn vừa tốt nghiệp hay những người trẻ muốn chuyển nghề cũng sẽ cân nhắc xin việc thực tập để học hỏi và chuẩn bị sẵn sàng.

Việc làm Thực tập sinh
Danh sach viec lam thuc tap sinh pho bien

Có những việc làm thực tập nào phổ biến cho sinh viên?

I. Thực tập sinh là làm gì? có thể ứng tuyển vào đâu?

1. Mô tả công việc thực tập sinh

Thực tập sinh trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cũng sẽ có các nhiệm vụ cụ thể không giống nhau, tuy nhiên, về cơ bản vẫn có điểm chung trong các công việc của bạn, cơ bản bao gồm:

  • Thực hiện nhiệm vụ do người hướng dẫn yêu cầu như hỗ trợ in ấn, scan, photocopy tài liệu; lưu trữ hồ sơ, chuẩn bị cho các cuộc họp và công việc hành chính liên quan khác.
  • Đọc tài liệu, tiếp xúc với các nghiệp vụ cơ bản (tùy ngành).
  • Tìm kiếm thông tin, lưu trữ, xử lý số liệu, dữ liệu thu thập được.
  • Chuẩn bị báo cáo công việc theo mẫu của công ty.
  • Ghi chép lại biên bản cuộc họp (nếu được yêu cầu).
Nhìn chung, công việc của thực tập sinh sẽ không quá phức tạp nhưng bởi vì đa số các bạn đều chưa từng đi làm nên ban đầu có thể sẽ cần thời gian thích nghi. Bên cạnh đó, người giám sát cũng rất quan trọng. Được họ chỉ bảo tận tình, bạn sẽ sớm quen thuộc với quy trình làm việc và ngày càng tự mình xử lý được nhiều nhiệm vụ hơn.

Ngoài ra, để làm tốt vai trò thực tập sinh, các bạn cũng cần học hỏi, rèn luyện một số kỹ năng mềm giúp tăng năng suất tại nơi làm việc như: Kỹ năng tin học văn phòng, làm việc nhóm (teamwork), kỹ năng lập báo cáo,... Dĩ nhiên, khả năng giao tiếp và tương tác khéo léo cũng sẽ giúp bạn sớm hòa đồng với môi trường làm việc.

2. Sinh viên thực tập cần nhất điều gì?

Mỗi bạn thực tập sinh sẽ có những kỳ vọng khác nhau khi xin thực tập nhưng chắc chắn, bạn nào cũng kỳ vọng vào việc:

  • Được thực tập, học việc ở công ty uy tín, có môi trường tốt
  • Được cầm tay chỉ việc, hỗ trợ tối đa với các quy trình làm việc rõ ràng, hợp lý
  • Được truyền cảm hứng và trao cơ hội tiếp cận các nhiệm vụ khác nhau, cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình thực tập
  • Dấu xác nhận thực tập.

Chỉ khi nào thực sự nhận thức được những gì mình cần, các bạn mới có thể đến bước tiếp theo là tìm công ty đang tuyển thực tập sinh, tìm hiểu các thông tin và ứng tuyển thành công. Đừng qua loa từ đầu vì có thể vô tình bạn sẽ tự làm mất cơ hội của chính mình.

3. Nhà tuyển dụng coi trọng nhất điều gì khi tuyển thực tập sinh?

Hiểu được tâm lý của nhà tuyển dụng, những yêu cầu và mong muốn của họ khi tuyển thực tập sinh, ứng viên có thể dựa vào đó để điều chỉnh - không chỉ CV xin việc hay cách thể hiện trong cuộc phỏng vấn mà còn trong suốt vài tháng thực tập. Từ phía doanh nghiệp, họ coi nhất các yếu tố:

  • Thái độ của ứng viên: Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đồng ý rằng, đối với thực tập sinh thì "thái độ hơn trình độ". Một bạn sinh viên có thể có kết quả học tập không quá tốt nhưng đổi lại là thái độ nhã nhặn, cầu tiến, luôn chăm chỉ và cố gắng trong công việc, biết lắng nghe và làm theo các yêu cầu hợp lý sẽ tốt hơn một bạn có vẻ nổi bật nhưng hay cãi lời, lười biếng, đi muộn về trễ.
  • Tố chất phục vụ công việc: Bên cạnh thái độ tích cực, các tố chất, phẩm chất của thực tập sinh cũng sẽ được nhà tuyển dụng quan tâm - sự trung thực, tỉ mỉ, kỹ năng mềm và nền tảng kiến thức chuyên ngành.
Danh sach viec lam thuc tap sinh pho bien
Nhà tuyển dụng đánh giá cao sinh viên thực tập có những yếu tố gì?

II. Thực tập sinh có thu nhập không?

Thực tập sinh có thể nhận được lương (thường là khoảng 1 - 3 triệu/tháng) hoặc thực tập không lương. Tùy vào công việc bạn làm, chất lượng, giá trị hữu ích bạn đóng góp. Nhiều công ty cũng có chính sách hỗ trợ đồng phục, ăn trưa, thiết bị làm việc hoặc có phụ cấp không đáng kể.

III. Các việc làm thực tập sinh phổ biến nhất

1. Thực tập sinh nhân sự/tuyển dụng

Thực tập sinh nhân sự hay tuyển dụng là một trong những vị trí việc làm được tuyển nhiều nhất hiện nay. Bạn sẽ hỗ trợ đăng tin tuyển, sắp xếp CV nhận được gửi cho người xét duyệt, chào đón ứng viên đến phỏng vấn và lưu trữ hồ sơ nhân sự công ty, in ấn giấy tờ, tham gia tổ chức sự kiện kết nối trong văn phòng. Sinh viên ngành quản trị nhân sự, ngoại ngữ, luật, khối khoa học xã hội, kinh tế đều có thể ứng tuyển nếu yêu thích nghề HR.

Xem thêm: Việc làm Thực Tập Sinh Nhân Sự

2. Thực tập sinh kinh doanh

Đây là một lựa chọn việc làm khác cho các thực tập sinh năng động, có niềm đam mê kinh doanh, kiếm tiền, có tham vọng. Thường thì các bạn học quản trị kinh doanh, khối kinh tế sẽ ứng tuyển nhiều nhất nhưng các khối ngành khác cũng có thể cân nhắc gửi CV nếu muốn. Bạn sẽ được hướng dẫn và thực hành tư vấn, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, kỹ năng chốt đơn, làm báo cáo, thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng...

Xem thêm: Việc làm Thực Tập Sinh Kinh Doanh

3. Thực tập sinh marketing

Marketing là lĩnh vực năng động, tuyển thực tập sinh thường xuyên để tham gia các chiến dịch tiếp thị, chủ yếu là digital marketing. Từ viết nội dung, thiết kế hình ảnh, chỉnh sửa video, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu thị trường, telemarketing... Thực tập sinh marketing có nhiều cơ hội công việc, học được nhiều kỹ năng nhờ thực hành liên tục.

Chứng chỉ bằng cấp để dễ thăng tiến như chứng chỉ CDMP: 2435553666

Xem thêm: Việc làm Thực Tập Sinh Marketing

4. Thực tập sinh biên dịch

Giỏi giao tiếp ngoại ngữ hay có nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ cũng chưa chắc đã làm tốt công việc biên dịch. Chính vì vậy mà những bạn có khả năng tập trung tốt, yêu thích ngôn ngữ, chuyển ngữ tốt hãy cân nhắc xin việc thực tập sinh biên dịch trước. Dù là chuyên về dịch lĩnh vực nào nhưng chắc chắn bạn sẽ tích lũy được rất nhiều từ vựng, kỹ năng, sẵn sàng hơn cho dự định tương lai.

5. Thực tập biên tập viên, SEO

Trong danh sách việc làm thực tập sinh phổ biến không thể không kể đến các vị trí thực tập BTV, SEO - phù hợp với sinh viên chuyên ngành báo chí, truyền thông, ngôn ngữ, khối xã hội, marketing... Bạn có thể ứng tuyển vào cơ quan báo chí, công ty tiếp thị, agency...

Xem thêm: Việc làm Thực tập Biên tập viên

6. Thực tập sinh lập trình

Công nghệ thông tin là ngành hot (và sẽ còn tiếp tục hot trong tương lai), do đó, thực tập ở vị trí lập trình viên chắc chắn sẽ là một lựa chọn lý tưởng với sinh viên cao đẳng, đại học khối ngành kỹ thuật, CNTT, điện tử viễn thông. Tùy vào thế mạnh, bạn có thể xin làm thực tập sinh lập trình ngôn ngữ PHP, .NET, Java hay chuyên về Android, iOS...

Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Lập trình

7. Thực tập sinh nhà hàng - khách sạn

Cho dù các hoạt động kinh doanh lĩnh vực dịch vụ ít nhiều bị gián đoạn vì dịch bệnh hoặc thiên tai nhưng đây cũng là việc làm thực tập sinh được nhiều bạn sinh viên yêu thích. Ở những nhà hàng, khách sạn lớn, các khu resort, bạn sẽ được trải nghiệm làm lễ tân, phục vụ, buồng phòng, đầu bếp hoặc thu mua,... Ưu điểm khác là thực tâm sinh sẽ có đồng phục, được ăn 1 - 2 bữa trong ca làm và có thể được giữ lại làm việc.
Danh sach viec lam thuc tap sinh pho bien

Trở thành thực tập sinh tại nhà hàng - khách sạn là công việc nhiều bạn trẻ yêu thích

8. Thực tập sinh chăm sóc khách hàng

Nếu bạn thích trò chuyện, có khả năng thuyết phục thì xin làm thực tập sinh CSKH, tư vấn khách hàng sẽ là lựa chọn hàng đầu. Ngay cả vị trí thực tập sinh khi làm CSKH, tư vấn đều sẽ thường xuyên được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, khách hàng tiềm năng, phát triển tốt kỹ năng giao tiếp và khả năng chịu được áp lực.

Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Chăm sóc khách hàng

9. Thực tập sinh QA (đảm bảo chất lượng)

Khoảng vài năm gần đây, nhiều công ty tuyển thực tập sinh QA để tham gia vào quá trình thử nghiệm, đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Thường thì thực tập sinh sẽ chỉ hỗ trợ nhân viên chính thức là chủ yếu nhưng bạn cũng sẽ quen thuộc hơn với việc tuân thủ quy trình, quy định và phương pháp kiểm tra, kiểm thử, đảm bảo chất lượng.

10. Thực tập sinh logistics, xuất nhập khẩu

Vận chuyển, hậu cần và xuất nhập khẩu nổi tiếng là lĩnh vực năng động, thu nhập tốt và để sẵn sàng cho các cơ hội việc làm full-time sau khi ra trường, đi làm, bạn nên bắt đầu từ vai trò thực tập sinh. Tùy vào cơ quan, bạn sẽ làm quen với cách làm chứng từ, chuẩn bị hồ sơ, thư tín thương mại...

Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Xuất nhập khẩu

IV. Thực tập sinh cần chuẩn bị gì khi tìm việc làm?

Thực tập sinh trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ cần đáp ứng được những yêu cầu cụ thể khác nhau. Hơn nữa, kỳ vọng của các nhà tuyển dụng cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau nên sẽ khó để tổng kết một "quy chuẩn" chung rằng thực tập sinh phải thể hiện như thế nào. Thay vào đó, bạn có thể tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản khi tìm việc làm thực tập, ví dụ như:

1. Tìm hiểu rõ ràng mọi thông tin về công việc và nhà tuyển dụng

Có một lời khuyên mà hầu như thực tập sinh hay ứng viên vị trí nào cũng từng nghe nói đến nhưng không phải ai cũng thực hiện - vì tưởng như đơn giản nên nhiều người sẽ bỏ qua. Thực tế, việc bạn rõ ràng về công việc (cho dù là thực tập) và nhà tuyển dụng đều sẽ tạo cho bạn cơ hội gây ấn tượng trong cuộc phỏng vấn, tránh được các tình huống lắp bắp, bối rối ngay cả khi được hỏi một chút về chuyên môn hoặc câu hỏi đơn giản là "bạn biết gì về công ty chúng tôi".
Chuẩn bị thông tin từ trước cũng cho thấy bạn là người cẩn thận, nghiêm túc với công việc và trân trọng cơ hội của mình.

2. Hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước

Thực tập sinh ở mỗi công ty khác nhau thì lượng công việc hay văn hóa tại nơi làm việc đều sẽ khác ít nhiều. Bạn không thể hỏi người khác chi tiết rằng bạn nên làm thế nào để hòa nhập vào duy nhất một môi trường mà thay vào đó, hãy hỏi người đi trước như anh chị khóa trên chẳng hạn rằng họ có những cách nào có thể áp dụng được không. Đôi khi chỉ là những lưu ý nhỏ như không ngồi lê đôi mách tại văn phòng, luôn mỉm cười nhẹ nhàng, chủ động trong công việc và đặt câu hỏi khi cần... đều giúp bạn trải qua một kỳ thực tập đáng nhớ.

3. Chuẩn bị CV xin việc thực tập sinh đẹp, chuẩn

CV xin việc là tài liệu nhất định phải có để thực tập sinh tự giới thiệu mình với nhà tuyển dụng - dù đôi khi sau đó bạn sẽ được yêu cầu điền thông tin theo form có sẵn của công ty. Gần như tất cả thực tập sinh đều chưa có kinh nghiệm đi làm nên việc viết CV cũng sẽ ít nhiều gây khó khăn do bạn không rõ đâu là tiêu chuẩn.
Để sẵn sàng, cách tốt nhất là bạn tham khảo và sử dụng những mẫu CV xin việc thực tập của RaoXYZ, có cả tiếng Anh và tiếng Việt để bạn sử dụng tùy trường hợp. Những mẫu của RaoXYZ sẽ tập trung làm nổi bật thế mạnh của bạn về kỹ năng, học vấn và che đi phần nào thiếu sót về kinh nghiệm làm việc trong thực tế của bạn. Với thiết kế chuyên nghiệp, đa dạng, chắc chắn bạn sẽ có lựa chọn phù hợp, như ý nhất để chinh phục nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo Cách viết CV xin việc thực tập sinh để được hướng dẫn đầy đủ từng bước tạo CV, tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
Danh sach viec lam thuc tap sinh pho bien

Danh sách mẫu CV đa dạng được cập nhật mới nhất trên RaoXYZ

4. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Phỏng vấn thực tập sinh tùy theo ngành nghề mà nhà tuyển dụng sẽ trao đổi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Bạn không chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì nhưng có thể tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh, sau đó luyện tập trả lời. Chuẩn bị trước bài giới thiệu bản thân ngắn gọn bằng cả tiếng Việt và ngoại ngữ khác mà bạn có cũng sẽ cần thiết, tránh trường hợp bạn lúng túng khi được yêu cầu tự giới thiệu.
Khi đến phỏng vấn, thực tập sinh hãy tự tin, mỉm cười với những người bạn gặp gỡ, lúc trò chuyện với nhà tuyển dụng, hãy cố gắng giao tiếp bằng ánh mắt. Đối với những câu hỏi không rõ đáp án, bạn có thể cười và xin họ thời gian để suy nghĩ một chút...

5. Sau khi kết thúc phỏng vấn

Đừng quên chào hỏi nhà tuyển dụng sau khi kết thúc phỏng vấn. Khi về nhà, thực tập sinh nên gửi thư cảm ơn vì họ đã trao cơ hội và dành thời gian trao đổi với bạn.

V. Những điều thực tập sinh cần tuyệt đối tránh

Bên cạnh những việc nên làm khi xin việc thực tập và bắt đầu trải nghiệm tại nơi làm việc, thực tập sinh cũng cần chú ý tránh phạm phải những sai lầm như:

  • Về thái độ: Quá tự tin đến mức tự kiêu, lười biếng, không nghiêm túc với công việc.
  • Về tác phong: Chậm chạp, thụ động.
  • Về sự chuẩn bị: Qua loa, luôn kêu than hoặc thái độ tiêu cực với các nhiệm vụ được giao.

Cho dù bạn tìm việc làm thực tập sinh ở vị trí nào, thái độ tích cực, nghiêm túc, ham học hỏi đều sẽ được đánh giá cao. Đổi lại, phạm phải những điều vừa kể trên, bạn không những không học hỏi, trải nghiệm được những điều tốt mà còn gặp phải nhiều vấn đề, có thể khiến bạn bị sa thải hoặc có kết quả thực tập kém, sau này khi ra trường đi làm cũng sẽ gặp khó khăn.
Trên đây là danh sách các việc làm thực tập sinh phổ biến nhất hiện nay và một số thông tin hữu ích khi tìm việc thực tập. Hi vọng chia sẻ của RaoXYZ sẽ hữu ích với bạn.
MST: 0109353571