​Đàm phán lương, chốt lương: Những điều tuyệt đối không nên nói

​Đàm phán lương, chốt lương: Những điều tuyệt đối không nên nói


Thỏa thuận về mức lương là giai đoạn không thể thiếu trong cuộc phỏng vấn giữa nhà tuyển dụng và ứng viên bất cứ vị trí nào. Đây là vấn đề mà nhiều ứng viên băn khoăn bởi không biết cách deal lương khi phỏng vấn. Chính vì vậy, đôi khi người tìm việc sẽ khiến mình mắc sai lầm khi vô tình nói những điều không nên nói trong việc đàm phán lương. Để việc thỏa thuận lương đạt hiệu quả, ứng viên cần tránh những điều tuyệt đối không nên nói dưới đây.

dam phan luong, chot luong: Nhung dieu tuyet doi khong nen noi

Đàm phán lương không phải là điều dễ dàng với nhiều ứng viên

 

Những điều tuyệt đối không nên nói khi đàm phán lương

1. “Hiện tại mức lương của em đang là...”

Đại loại câu hỏi dạng như: “Mức lương em làm ở công ty cũ là bao nhiêu?” “Em mong muốn nhận được mức lương bao nhiêu nếu làm ở công ty anh/chị” là câu hỏi phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng sẽ hỏi một ứng viên. Những câu hỏi như thế này rất đáng sợ và khó trả lời bởi vì nó thường xuất hiện trong quá trình phỏng vấn, đàm phán lương. Trong những trường hợp như thế này, bạn cần tuyệt đối cảnh giác.

Theo đó, nếu bạn tiết lộ cho nhà tuyển dụng một con số lương bằng cách nói “Hiện tại mức lương của em đang là...” thì bạn đang làm cho cuộc phỏng vấn trở lên khó khăn hơn và thường thì bạn cũng sẽ bị thiệt hơn. Đó là bởi vì nếu bạn nói mức thấp thì nhà tuyển dụng cũng sẽ trả cho bạn mức lương bằng đó hoặc chỉ hơn đó một xíu. Trong khi đó, nếu bạn nói cao quá, thì nhà tuyển dụng thường sẽ chỉ trả cho bạn mức thấp hơn mức đó hoặc họ không thể đáp ứng được yêu cầu của bạn.

2. “Mức lương mong muốn của em là...”

Không tiết lộ mức lương hiện tại hay mong muốn của bạn! Để làm điều này thì cũng hơi khó và mỗi tình huống lại khác nhau nhưng hãy cố gắng nói khéo bằng những câu như: “Tôi xin phép không chia sẻ mức lương hiện tại của mình. Khi xin vào đây tôi quan tâm đến việc mình sẽ học hỏi được thêm những điều mới lạ mang lại lợi ích cho công ty hơn là mức lương. Do vậy tôi chưa định hướng cho bản thân một con số cụ thể. Về cơ bản tôi chỉ mong lương mình nhận được xứng đáng với năng lực và những gì tôi làm cho công ty. “

3. “Xin lỗi”

Đàm phán lương không chỉ là việc căng thẳng với ứng viên mà cả nhà tuyển dụng. Do vậy, đừng làm cho nó trở lên khó khăn hơn bằng những lời “xin lỗi”. Điều này là vì lời xin lỗi có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có thể sẵn sàng từ chối họ.

4. “Tôi đồng ý với mức lương...”

Bạn không nên đồng ý với mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra ban đầu mà bạn hoàn toàn có thể đàm phán mức lương cao hơn đó nếu bạn biết nói khéo. Vì vậy, đừng dập tắt hy vọng ngay khi nó còn chưa bắt đầu. Bạn hãy tham khảo tuyệt chiêu đàm phán mức lương hiệu quả để có bí quyết áp dụng khi rơi vào tình huống này nhé.

dam phan luong, chot luong: nhung dieu tuyet doi khong nen noi
Không biết cách đàm phán lương khéo léo, ứng viên sẽ chịu nhiều thiệt thòi

5. “Không” và những từ thế hiện sự tiêu cực

Thẳng thắn là rất tốt nhưng vẫn cần có sự khéo léo. Nếu bạn thấy mức lương nhà tuyển dụng đưa ra thấp, không được như mong muốn của bạn thì bạn cũng không nên nói những câu chứa đựng sự chê bai, phàn nàn như: “Mức lương này quá thấp”, “tôi không chấp nhận mức lương này”,... kèm theo đó là vẻ mặt và thái độ khó chịu. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ cảm thấy bạn là người thiếu chuyên nghiệp và bất lịch sự, không tôn trọng người khác.

6. “Tôi muốn mức lương cao hơn...”

Nhà tuyển dụng chưa đánh giá hết được năng lực của bạn chỉ qua CV hay một bài test. Do vậy nếu bạn chưa gì đã đòi hỏi: “Tôi muốn mức lương cao hơn...” thì sẽ chỉ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người tham lam, kiêu căng, tự cao hay tự tin thái quá mà thôi.

7. “Để tôi suy nghĩ thêm...”

Với những câu nói như thế này, nhà tuyển dụng sẽ chỉ cảm thấy bạn vẫn đang “đứng núi này trông núi nọ”, bạn không có sự chắc chắn và theo đó, họ có thể sẽ không chờ đợi bạn đi làm cho họ mà sẽ liên lạc với các ứng viên tiềm năng khác. Vì vậy, hãy thể hiện sự quyết đoán của bản thân khi bạn đàm phán lương.

Đối với nhiều ứng viên, đàm phán lương là vấn đề "nhạy cảm" nên họ ngần ngại đề cập đến trong buổi phỏng vấn. Do đó, phương pháp mà nhiều người nghĩ ngay đến là trao đổi mức lương qua email. Nếu bạn là một trong số những ứng viên này thì liệu có nên đàm phán lương qua email. Để có thông tin chi tiết nhất, mời bạn đọc tham khảo câu trả lời trong bài viết Joboko cập nhật nhé.