Có nên mua điện thoại cũ hay không?

Có nên mua điện thoại cũ hay không?

Với việc ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới cũng như chu kỳ ra mắt được thu ngắn lại, smartphone đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Do vòng đời của một chiếc điện thoại là không dài, cho nên người dùng thường có xu hướng “lên đời” điện thoại để trải nghiệm những tính năng mới hơn, dẫn đến tình trạng những chiếc điện thoại cũ cũng xuất hiện nhiều trên thị trường dù chỉ mới ra mắt vài tháng trước đó.

Có nên mua điện thoại cũ hay không?

Về mặt kinh tế, rõ ràng mua một chiếc điện thoại cũ ở tình trạng còn mới sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá so với việc phải mua mới. Nhưng đổi lại bạn sẽ phải kiểm tra thật kỹ càng trước khi mua điện thoại cũ vì rất có thể chiếc máy đã gặp một vài lỗi nào đó từ đời chủ cũ. Để có thể chọn mua điện thoại cũ tốt nhất, bạn hãy tham khảo qua những kinh nghiệm sau đây:

1. Kiểm tra ốc vít trước khi mua điện thoại cũ

Yếu tố cơ bản nhất khi bạn chọn mua điện thoại cũ là máy còn ở tình trạng nguyên vẹn khi mới xuất xưởng hay không, vì trong quá trình rất có thể người chủ cũ đã tháo máy để thay một vài linh kiện nào đó, do vậy bạn sẽ phải kiểm tra để biết được tình trạng của máy.

Cách kiểm tra máy còn nguyên vẹn hay không khá đơn giản, bạn chỉ việc tháo ốp lưng của máy và nhìn những con ốc ở các vị trí, nếu các cạnh của ốc còn không còn sắc nét, bị trầy và sờn ở cách cạnh ốc thì rất có thể máy đã từng được mở ra để thay bộ phần nào đó. Còn không, bạn đã có thể yên tâm rằng máy vẫn ở tình trạng “còn zin”.

2. Kiểm tra số IMEI khi mua điện thoại cũ

Kiểm tra số IMEI là cách hiệu quả để bạn biết được chiếc điện thoại cũ mình muốn mua có xuất xứ từ đâu và có phải hàng chính hãng hay không. Để kiểm tra IMEI, bạn hãy vào ứng dụng quay số điện thoại và nhập vào nội dung *#06* như hình phía trên và nhấn nút gọi.

3. Kiểm tra màn hình cảm ứng trước khi mua điện thoại cũ

Nếu mua điện thoại cũ là smartphone, bạn cũng nên kiểm tra màn hình cảm ứng của máy để đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động tốt và không có tình trạng “chết” cảm ứng ở một vài điểm. Để kiểm tra màn hình cảm ứng khi mua điện thoại cũ, bạn chỉ việc mở bàn phím lên, gõ thử vào tất cả các phím và lần lượt xoay bàn phím theo chiều ngang, dọc. Nếu nhận thấy không có phản hồi từ phím, bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ rằng cảm ứng của màn hình có vấn đề.

>> Thông tin hữu ích: Điện thoại cũ giá rẻ Bình Dương

4. Kiểm tra khả năng nghe gọi khi mua điện thoại cũ

Bằng cách kiểm tra khả năng nghe gọi, bạn sẽ vừa kiểm tra được loa ngoài, microphone lẫn chất lượng kết nối mạng di động. Để kiểm tra, bạn hãy cắm một sim điện thoại bất kỳ vào máy và gọi cho bạn bè của mình để thử cả thành phần trên, nếu cuộc gọi diễn ra tốt đẹp thì bạn đã có thể yên tâm về loa, microphone cũng như kết nối mạng di động của máy.

5. Kiểm tra độ rung và kết nối không dây khi mua điện thoại cũ

Bước tiếp theo bạn nên làm là kiểm tra độ rung của máy. Bạn sẽ nhờ một ai đó gọi đến chiếc điện thoại bạn đang muốn mua, nếu có phản hồi rung ổn định và đều, thì có nghĩa bộ phận rung của máy vẫn hoạt động tốt. Thêm vào đó, bạn cũng kiểm tra các kết nối không dây trên máy như Bluetooth bằng cách gửi một file hình nhỏ đến máy khác, cũng như kiểm tra kết nối Wifi bằng cách vào mạng Internet và lướt web trong khoảng 30 phút đồng hồ để xem sự ổn định của kết nối.

6. Kiểm tra tình trạng sạc pin khi mua điện thoại cũ

Có nên mua điện thoại cũ hay không?

 

Một thành phần đáng lưu ý khi mua một chiếc điện thoại cũ là pin. Vì sau một thời gian sử dụng, nếu bạn sạc pin hay dùng máy không đúng cách sẽ khiến tuổi thọ của viên pin giảm đi, thậm chí là “chai” pin. Do đó, bạn hãy cắm sạc thử pin trong 10 – 20 phút để xem tốc độ sạc và nhiệt độ toả ra.

Nếu nhiệt độ chỉ ấm lên đôi chút và tốc độ sạc (thường sạc đầy tốn hơn 1 tiếng cho smartphone) vừa phải thì viên pin vẫn ở trạng thái tốt. Thêm vào đó, bạn cũng nên dùng thử máy trong một thời gian ngắn để kiểm tra xem máy có bị “chai” pin hay không nhé.

Nếu chiếc điện thoại cũ bạn muốn mua đáp ứng đầy đủ hoặc gần hết những tiêu chí bên trên, thì bạn đã có thể yên tâm về chất lượng của chiếc điện thoại này. Cũng lưu ý thêm rằng bạn nên hỏi về chính sách bảo hành ở nơi bạn mua điện thoại cũ, để biết về thời gian máy được bảo hành hay sửa chữa nếu gặp hỏng hóc nhé. Chúc bạn chọn được cho mình một chiếc điện thoại ưng ý!

Nguồn Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Công văn 4868/TCHQ-GSQL về thủ tục nhập khẩu phi mậu dịch (rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động) do Tổng cục Hải quan ban hành

DienThoaiCugiaReBinhDuong tự hào là thành viên Vip MuaBanNhanh chuyên mục: Mua bán điện thoại