Chế độ dinh dưỡng cứu trẻ khỏi tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng cứu trẻ khỏi tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ thường rất lo lắng vì bé sẽ bị mất nước. Việc đi tiêu liên tục sẽ dễ làm bé bị hăm, đau rát. Hơn nữa, các loại thực phẩm cần thiết giúp giữ cho bé khỏi phải đi tiêu liên tục cũng là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ.

Nguyên nhân

Trẻ em bị tiêu chảy thường sẽ chia thành 2 dạng: Cấp tính và mãn tính.

Nguyên nhân chính gây bệnh phổ biến nhất là do Virut Rota tấn công gây rối loạn chức năng tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy. Với trẻ từ 6 đến 32 tuần tuổi có thể cho uống vắc-xin phòng ngừa tiêu chảy.

Ngoài ra, cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: Nhạy cảm với thực phẩm, nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng, ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc, rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân chính gây tiêu chảy là do Virut Rota

Thực phẩm nên dùng

Chuối giàu chất xơ, Kali, Vitamin C, B6 giúp tái tạo thành ruột, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn.

Gạo - ngũ cốc nấu chín chứa lượng lớn tinh bột và dưỡng chất cần thiết giúp dạ dày trẻ nhẹ hơn, đồng thời cung cấp hàm lượng dinh dưỡng mất đi giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Nước sốt táo có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

Bánh mì nướng có đặc tính chống co thắt, giúp sản xuất các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Khoai tây giàu tinh bột, Cacbonhydrat, Vitamin C và chất xơ có độ mềm, dễ hấp thụ, tăng cường đề kháng và tiêu hóa.

Sữa chua tạo ra Axit lactic giúp tiêu diệt các vi khuẩn xấu, kích thích lợi khuẩn.

Thực phẩm chứa tinh bột, có tính kháng khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa tốt cho trẻ

Thực phẩm nên tránh

Các chế phẩm từ sữa, nhưng ngoại trừ sữa chua bởi hàm lượng Canxi cao khiến hệ tiêu hóa làm việc mệt hơn cản trở hấp thụ dinh dưỡng.

Một số loại trái cây: Đào, lê, mận, mận khô, mơ và các loại quả có hạt… có khả năng làm phân mềm hay lỏng.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ cứng như ngũ cốc nguyên hạt, cóc, ổi, phần thân của rau xanh..., khó tiêu hóa gây tình trạng đầy hơi khó tiêu, dẫn đến tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ.

Tránh thực phẩm chứa nhiều chất xơ cứng và chế phẩm từ sữa

Lưu ý

Để khởi động lại hệ tiêu hóa đang bị tổn thương của bé, mẹ nên chia thức ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ.

Nếu bé tiêu chảy liên tục trong vòng 2 ngày, da có độ đàn hồi thấp. Lúc này, mẹ nên nhanh chóng bổ sung nước và đưa bé đến bệnh viện.

Cần ít nhất mất từ 3 - 4 ngày thì ruột và hệ tiêu hóa của bé mới có thể chính thức hoạt động trở lại như thường. Sau thời gian này, nếu thấy phân của bé trở lại bình thường thì mẹ không cần phải lo lắng nữa.

Mẹ nên chia thức ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến bé mất nước và hàm lượng dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng hay tệ hơn là tử vong. Do vậy mẹ cần chú ý thực phẩm dùng cho trẻ, tránh để tiêu chảy liên tục quá 2 ngày mà không có tiến triển tốt.

Xem thêm: Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh

Thông tin tham khảo: marrybaby.vn