Cây lưỡi hổ: bạn sẽ trồng ngay nếu biết các tác dụng sau!

Cây lưỡi hổ: bạn sẽ trồng ngay nếu biết các tác dụng sau!

Cây lưỡi hổ ngày càng được trồng nhiều tại các gia đình, cơ quan, văn phòng. Chúng không chỉ có tác dụng làm cây trang trí, mang lại không gian xanh mà còn đem tới nhiều ý nghĩa về phong thủy cũng như tạo tác động tích cực cho sức khỏe con người.

Và chắc chắn bạn cũng sẽ trồng ngay nếu biết được ý nghĩa, tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Hãy cùng RaoXYZ khám phá về loài cây này trong bài viết sau!

Nội dung bài viết

Thông tin cơ bản về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ hay còn biết đến với các tên gọi khác như hổ thiệt, hổ vĩ, lưỡi cọp, lưỡi hùm, lưỡi mẹ vợ. Còn ở một số quốc gia khác, loài cây này lại có những tên gọi riêng:

  • Trong tiếng Anh, nó lại có tên là Snake plant – cây Rắn bởi hình thù của nó giống với hình ảnh con rắn dựng đầu.
  • Ở Trung Quốc, lưỡi hổ được gọi là Lan đuôi cọp.
  • Tại Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi cọp lại có tên gọi là lưỡi gươm của Thánh George, thanh kiếm Pasha.

Còn theo tên khoa học, đây là cây Sansevieria Trifasciata. Chúng thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc xuất xứ tại Nigeria – châu Phi.

Lưỡi hổ có nguồn gốc từ châu Phi
Lưỡi hổ có nguồn gốc từ châu Phi

Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây thực vật mọng nước, mọc thẳng đứng từ gốc lên. Chiều cao của cây khoảng từ 30 tới 80cm.

Lá cây cứng, dày, thường có màu xanh đậm kết hợp với màu xanh bóng. Chúng mọc thành các cành chìa ra từ gốc theo dạng giáo hẹp. Đồng thời, nó có 2 dải màu vàng kéo dài từ phía gốc cho đến ngọn của cây.

Hoa cây lưỡi cọp thường có màu trắng lục nhạt, dài cỡ khoảng 3 – 4 cm. Chúng có 6 cánh thuôn và mềm mại, trái ngược hoàn toàn với sự cứng cáp của cây.

Phân loại cây lưỡi hổ

Trên thế giới, loài lưỡi hổ có tổng cộng có hơn 70. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, phổ biến là các loại sau:

Cây lưỡi hổ thái

Cây lưỡi hổ thái
Cây lưỡi hổ thái

Đây là loại cây có lá dạng hẹp nhọn về phía hai đầu. Chiều rộng từ 3 – 6cm, dài 25 – 45cm, màu xanh đậm, viền màu vàng. Chúng rất thích hợp để làm cây để bàn, trang trí ban công.

Cây lưỡi hổ xanh

Cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh

Lưỡi hổ xanh hay còn gọi là cây lưỡi hổ thường. Chúng có lá màu xanh đậm, viền vàng, dài từ 0.3 – 0.8m. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

Cây lưỡi hổ vàng

Cây lưỡi hổ vàng
Lưỡi hổ vàng

Cây lưỡi hổ vàng cũng ngày càng được nhiều người biết đến bởi sự đặc biệt về màu sắc so với những cây cùng loại. Lá của nó có màu vàng sáng, viền vàng chiếm tới ½ diện tích của lá.

Lưỡi hổ trắng

Cây lưỡi hổ trắng
Cây lưỡi hổ trắng

Lưỡi hổ trắng hay còn gọi là lưỡi hổ bạch kim. Toàn thân và lá cây đều là màu trắng. Chúng thường được trồng trong chậu thủy tinh hoặc chậu đất nhỏ để bàn làm việc với mục đích thanh lộc không khí, đem tới may mắn, thuận lợi trong công việc.

Lưỡi hổ hình trụ

Lưỡi hổ hình trụ
Lưỡi hổ hình trụ

Đây là loài cây lưỡi cọp có hình dáng khá thú vị, được người Việt ưa chuộng, trồng nhiều trong vài năm gần đây. Lá cây hình tròn, mọc dài trông như hình trụ với chiều cao khoảng 25 – 80cm.

Lưỡi hổ vằn

Lưỡi hổ vằn
Lưỡi hổ vằn

Lưỡi hổ vằn hay còn được biết đến với cái tên lưỡi hổ đốm đen, lưỡi hổ mèo. Loại cây này có 2 loại: lùn và cao. Nhưng lá đều có màu sắc giống nhau. Xanh bạc xen kẻ đốm màu xanh đen và không có viền lá.

Tác dụng của cây lưỡi hổ

Không chỉ đơn giản là một vật để trang trí, tạo không gian sống cho con người. Mà loại cây lưỡi hổ còn có tác dụng tuyệt vời sau:

Chuyên gia thanh lọc không khí

Sở hữu hình dáng tương đối đơn giản nhưng cây lưỡi cọp lại sở hữu một khả năng lọc không khí tuyệt vời, có một không hai, Theo kết quả công bố của NASA vào những năm 90, lưỡi hổ có thể hấp thụ tới 107 độc tố. Đặc biệt là hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí.

Một trong số những chất độc tố mà lưỡi cọp có thể thanh lọc được đó chính là formaldehyde và nitrogen oxide khoảng 0.938g/giờ. Đây đều là các độc tốc nguy hiểm, gây nên căn bệnh ung thư quái ác cho loài người.

Cung cấp nguồn oxy dồi dào về đêm

Nếu như với các loài cây khác, chúng sẽ sản sinh ra cacbon vào buổi tối thì riêng lưỡi hổ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm đặt cây này trong phòng ngủ của mình. Bởi kể cả về đêm, lưỡi hổ vẫn tiếp tục hấp thụ CO2 và nhà ra O2.

Có được điều này là nhờ CAM (Crassulacean Acid Metabolism). Đây là một cơ chế quang học chỉ có ở một số loài đặc biệt. Với cơ chế này, các lỗ khí trên cây sẽ mở ra vào ban đêm để giảm thiểu việc mất nước. Và để thực hiện được quá trình này, cây lại cần có CO2.

Không chỉ vậy, trong quá trình nhà Oxy ra ngoài, lưỡi hổ còn giải phóng cả hơi ẩm ra ngoài không khí, tiêu diệt nhiều chất gây dị ứng. Do đó, đây là loài cây lý tưởng để bạn đặt trong phòng ngủ, phòng làm việc của mình.

Lưỡi hổ cung cấp oxy cả ngày lẫn đêm
Lưỡi hổ cung cấp oxy cả ngày lẫn đêm

Chữa bệnh

Một công dụng nữa của cây lưỡi hổ đó chính là dùng để chữa bệnh. Mặc dù không nhiều nhưng lại phát huy tác dụng vào những thời điểm quan trọng.

Chữa khàn tiếng, ho, viêm họng

Khi bị ho, viêm họng, khàn tiếng, bạn có thể dùng 6 đến 12g lá. Bạn đem rửa sạch rồi đem nhai với muối cho tới khi ra nước, ngậm nuốt dần.

Chữa bệnh viêm tai giữa

Ngoài chữa về ho, viêm họng, bạn có thể sử dụng cây lưỡi hổ để điều trị viêm tai giữa. Bạn đem lá hơ nóng trên lửa. Tới khi chúng héo đi thì đem giã lấy nước sau đó nhỏ vào tai.

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Không chỉ có tác dụng với sức khỏe, môi trường sống của con người, cây lưỡi cọp còn mang trong mình một ý nghĩa phong thủy rất lớn.

Cây lưỡi hổ phong thủy giúp bảo vệ bạn. Nó giúp xua tan đi khí xấu ở xung quanh nhà hay văn  phòng, mang lại may mắn. Người ta tin rằng ai trồng lưỡi cọp sẽ được Bát tiên trao tặng cho 8 món quà. Tại Nhật Bản, Trung Quốc cũng như một số nước phương Đông, loài cây này còn thể hiện sức mạnh của chúa sơn lâm, vua của muôn thú.

Tuy nhiên, để phát huy được công dụng phong thủy này, nơi ở, vị trí đặt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vị trí đặt tốt nhất, hợp phong thủy chính là hướng Đông và Đông Nam.

Ngoài những công dụng tuyệt vời, cây lưỡi hổ còn được rất người lựa chọn làm món quà tặng dành cho người thân, bạn bè, đối tác, khách hàng,… Một món quà đem lại may mắn, tài lộc, xua đuổi mọi điều xấu xa, thế lực đen tới. Cũng như là một biểu tượng cho sức mạnh cá nhân, rắn rỏi và không ngừng tiến lên phía trước để đạt được thành công.

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại ngay cả trong điều kiện môi trường không thuận lợi. Do đó, việc chăm sóc cây lưỡi hổ cũng khá dễ dàng, không tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, bạn nên đảm bảo những yếu tố cơ bản sau:

Ánh sáng

Cây lưỡi hổ có thể sinh sống được dưới ánh sáng trực tiếp lẫn điều kiện ánh sáng yếu. Vậy nên, điều kiện sáng vừa đủ kèm một chút bóng râm sẽ là lý tưởng nhất.

Nước

Lưỡi hổ có thể sống hàng tuần mà không cần nước. Do đó, bạn chỉ cần tưới vừa đủ trên bề mặt đất. Không nên tưới quá nhiều sẽ làm hư hại bộ rễ. Tốt nhất, thường 2 – 3 tuần, bạn hãy tưới 1 lần. Khi tưới, bạn cũng chỉ cần tưới phần đất xung quanh, không nên tưới thẳng vào phần lá hay toàn thân cây.

Nhiệt độ

Cây lưỡi cọp có sức chịu nóng khá tốt. Tuy nhiên, mức nhiệt sinh trưởng tốt nhất của cây là ở nhiệt độ 15 – 27 độ C. Nếu thấy cây bị vàng lá thì bạn nên chuyển chúng sang khu vực ấm hơn.

Phân bón

Cây không hề kén chọn phân bón. Bạn có thể sử dụng các loại phân thông thưởng để bón.

Như vậy, trên đây, bài viết đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin thú vị về cây lưỡi hổ. Một loại cây đặc biệt mang tới nhiều tác dụng và ý nghĩa cho cuộc sống của con người.

-Thúy An – Content Writter-

>>> Xem thêm: Cây trồng trong nhà: Chọn sao để mau phát tài?