Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên phục vụ, nhà hàng, quán cafe, khách sạn, quán ăn phổ biến nhất

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên phục vụ, nhà hàng, quán cafe, khách sạn, quán ăn phổ biến nhất


Phục vụ là công việc thuộc ngành nhà hàng, khách sạn. Đây là một công việc phải tiếp xúc nhiều với khách hàng và giúp họ có một trải nghiệm tốt khi đến một nhà hàng hay quán ăn. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng thường cân nhắc lựa chọn kỹ càng với ứng viên nộp CV xin việc nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến thì cũng sẽ dễ dàng gây ấn tượng tốt, cơ hội trúng tuyển trở nên rộng mở hơn.
Việc làm Nhân viên Phục vụ
cau hoi phong van nhan vien phuc vụ
Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên phục vụ phổ biến nhất

I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên phục vụ hay nhất và gợi ý trả lời​

1. Bạn có các kỹ năng gì khi tham gia ứng tuyển vị trí nhân viên phục vụ?

Công việc nhân viên phục vụ không yêu cầu cao về trình độ, bằng cấp nhưng đổi lại bạn sẽ phải thành thạo các kỹ năng khác nhau để có thể hoàn thành tốt công việc. Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem ứng viên có hiểu về vai trò mình ứng tuyển hay không và có nhận thức như thế nào về năng lực của bản thân.

Gợi ý trả lời: "Mặc dù chỉ mới ra trường nhưng tôi đã có hơn 2 năm kinh nghiệm làm thêm trong vai trò nhân viên phục vụ tại nhà hàng Nhật. Tôi đã được đào tạo và tự học, tự rèn luyện để phát triển các kỹ năng mà tôi cho là cần thiết với công việc này như kỹ năng phục vụ, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề. Mặc dù nghe thì có vẻ các công việc của nhân viên phục vụ đều khá đơn giản nhưng nếu thiếu kỹ năng thì sẽ bị đào thải rất nhanh. Ngoài ra, tôi cũng có kỹ năng dọn dẹp tương đối tốt, đảm bảo không gian nhà hàng sạch sẽ, gọn gàng".

2. Bạn mong muốn lịch trình hàng ngày của mình sẽ như thế nào khi đảm nhiệm công việc của một nhân viên phục vụ?

Đây là câu hỏi nhằm xác định liệu bạn có thực sự quan tâm và có những hiểu biết nhất định đối với vị trí nhân viên phục vụ nói chung và về nhà hàng nói riêng. Bởi vậy, hãy trở thành một ứng viên thông minh khi bám sát phần mô tả công việc (Job Description) và thể hiện hết những điều mình biết về lịch trình hàng ngày của một nhân viên phục vụ như thực hiện các công việc đầu ca (setup bàn ăn theo phong cách của nhà hàng với đầy đủ các trang thiết bị, vật trang trí cần thiết); thực hiện quy trình phục vụ thực khách (tiếp nhận và phục vụ order, xử lý các sự cố,...); phục vụ Room Service,... Hay bạn cũng cần đề cập đến vấn đề chăm sóc khách hàng, đây sẽ thể hiện sự tận tâm và trách nhiệm đối với công việc của bạn.

Gợi ý trả lời: "Đặc điểm công việc của nhân viên phục vụ nói riêng và hầu hết các vai trò khác trong ngành dịch vụ là làm theo ca. Do đó, đối với lịch trình làm việc hàng ngày thì tôi không có mong muốn cụ thể nào cả, tùy thuộc vào các ca cố định của nhà hàng. Tuy nhiên, tôi hi vọng khi làm ca sáng hoặc ca chiều thì tôi có thể làm lâu dài 1 ca thay vì luân phiên theo từng tuần. Điều này chủ yếu giúp tôi có trạng thái sức khỏe và tinh thần tốt nhất để tích cực làm việc".

3. Bạn đã làm gì để giữ sức khỏe và an toàn cho bản thân và các đồng nghiệp?

Hiểu biết và tuân thủ các quy định về vệ sinh và kiến thức về an toàn, an ninh trong nhà hàng như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, sơ cứu cơ bản... là một quy định tối cần thiết của một nhân viên phục vụ bởi để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Cụ thể, mỗi nhân viên phải rèn luyện bản thân cũng như nhắc nhở đồng nghiệp của mình ý thức giữ gìn vệ sinh mọi cơ sở vật chất của nhà hàng, nguồn cung cấp thực phẩm sạch và tổ chức các khóa học sơ cứu, chế tạo mặt nạ phòng độc hay sử dụng bình cứu hỏa,...

Gợi ý trả lời: "Môi trường làm việc trong nhà hàng nhìn chung đều sạch sẽ nhưng tôi cũng hiểu rằng để duy trì một môi trường như vậy, giúp bản thân và các đồng nghiệp, thực khách đều khỏe mạnh, an toàn thì những nhân viên phục vụ như chúng tôi phải lưu ý đến nhiều yếu tố. Theo tôi, quan trọng nhất là ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị và phục vụ theo quy trình tiêu chuẩn mà nhà hàng quy định từ trước. Trong quá trình làm việc cũng luôn phải cẩn thận, chú ý đến chi tiết, tránh các 'tai nạn' không đáng có như đổ vỡ, làm bản thân hay người khác bị thương...".

Cau hoi phong van nhan vien phuc vu

Để trở thành nhân viên phục vụ các ứng viên cần vượt qua những câu hỏi phỏng vấn

4. Bạn hiểu về rượu như thế nào?

Trong các nhà hàng lớn, đặc biệt là nhà hàng thuộc khách sạn 4, 5 sao hay nhà hàng chuyên món Tây, quán bar cao cấp... thì đều sẽ yêu cầu nhân viên phục vụ am hiểu về rượu. Ứng viên có thể chưa phải là chuyên gia về rượu và đồ uống có cồn nhưng ít nhất bạn phải biết cơ bản để có thể tiếp nhận đào tạo nhanh và tư vấn, gợi ý cho khách khi họ có nhu cầu sử dụng.

Gợi ý trả lời: "Mặc dù chưa từng làm ở nhà hàng phong cách Tây nên chưa có kinh nghiệm trực tiếp tư vấn cho khách về rượu nhưng bản thân tôi cũng là một người thích rượu/thích tìm hiểu về rượu. Tôi cảm thấy thưởng thức và phục vụ rượu cũng như các đồ uống là một nghệ thuật, không chỉ về hương vị mà còn về cả yếu tố thị giác và văn hóa ở trong đó. Tôi đã đọc và xem rất nhiều về rượu nên có kiến thức căn bản, tôi tự tin rằng mình sẽ làm tốt khi được hướng dẫn thêm, hiểu về đối tượng khách hàng và các loại rượu phù hợp với kiểu món ăn nhà hàng mình chuyên phục vụ khách".

5. Bạn thích phần công việc nào của một nhân viên phục vụ bàn?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng chủ yếu muốn biết về đam mê, về động lực của ứng viên. Chỉ khi bạn thực sự yêu thích một công việc thì bạn mới có thể làm thật tốt và gắn bó lâu dài. Bên cạnh đó, thông qua đáp án, ứng viên cũng cho thấy bản thân hiểu về các nhiệm vụ, các ưu và nhược điểm của nghề nghiệp.

Gợi ý trả lời: "Công việc phục vụ bàn cho tôi cơ hội được làm việc linh hoạt và phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau, giúp tôi có thể vui vẻ và hoạt bát trong suốt ngày làm việc".

6. Bạn xử lý như thế nào đối với các khách hàng khó tính?

Mỗi ngày, nhà hàng sẽ tiếp đón rất nhiều khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống, và dĩ nhiên nhiều người thì nhiều tính cách khác nhau cũng như sẽ luôn có nguy cơ xảy ra các tình huống va chạm, xung đột. Có những khách khó tính, thậm chí là thô lỗ sẽ bày tỏ sự không hài lòng với thực phẩm, đồ uống hay dịch vụ của nhà hàng. Họ có thể to tiếng, yêu cầu gặp quản lý... Một nhân viên phục vụ có năng lực, kinh nghiệm thường sẽ xử lý linh hoạt các trường hợp như vậy. Nhà tuyển dụng hỏi câu này chủ yếu là để đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên.

Gợi ý trả lời: "Tôi đã từng gặp khá nhiều khách hàng khó tính từ khi đi làm thêm trong vai trò nhân viên phục vụ. Chủ yếu là vì họ có tính cách nóng nảy nên có thể phản ứng thái quá với các vấn đề dù không nghiêm trọng. Tôi hiểu rằng khách hàng là thượng đế nhưng cũng tùy vào từng trường hợp, nếu họ cố ý gây sự thì tôi cũng sẽ cứng rắn chứ không quá nhún nhường làm ảnh hưởng tới hình ảnh, lợi ích của nhà hàng. Nhìn chung, nguyên tắc của tôi là tập trung thái độ giữ bình tĩnh, sử dụng khả năng giải quyết vấn đề và thuyết phục khách".

Cau hoi phong van nhan vien phuc vu

Hướng dẫn trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhân viên phục vụ phổ biến

II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên phục vụ phổ biến​

1. Bạn có kinh nghiệm làm việc tại quán bar không?

2. Bạn đã từng làm việc ca dài chưa? Bạn có thoải mái khi phải đứng làm việc liên tục?

3. Bạn có thể sử dụng máy pha cà phê không?

4. Bạn có kinh nghiệm chế biến và trình bày món tráng miệng không?

5. Bạn có cảm thấy thoải mái khi bê đồ ăn và thức uống phục vụ khách?

6. Theo bạn, tiêu chuẩn nào cho việc setup bàn ăn?

7. Bạn có thể cho biết lý do bạn làm việc tại nhà hàng chúng tôi?

8. Bạn có thể cho biết điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất khi đảm nhiệm vị trí của một nhân viên phục vụ?

9. Theo bạn, nhân viên phục vụ đóng vai trò gì với thành công của nhà hàng, quán ăn?

10. Bạn có sẵn sàng làm tăng ca hay không?

11. Nhân viên phục vụ có cần kỹ năng làm việc nhóm hay không? Tại sao?

12. Bạn đã học được gì từ công việc nhân viên phục vụ trước đây?

13. Bạn sẽ làm gì trước những phản ứng tiêu cực của khách hàng về chất lượng món ăn, phong cách phục vụ,...?

14. Bạn có khả năng làm cùng lúc nhiều việc hay không?

15. Trong quá trình làm việc nhân viên phục vụ, bạn thường chú trọng điều gì nhất?

16. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn cho vị trí nhân viên phục vụ này?

17. Chúng tôi cần những nhân viên phục vụ, tuyển tạp vụ nhà hàng có khả năng làm việc với thời gian linh hoạt. Bạn có sẵn sàng đến làm việc bất cứ khi nào được gọi hay không?

18. Trong quá trình làm việc, nếu như bạn phát hiện một nhân viên phục vụ khác có thái độ không tốt với khách hàng thì bạn sẽ làm gì?

19. Khi đồng nghiệp của bạn không làm tròn nhiệm vụ của nhân viên phục vụ thì bạn sẽ làm gì để giúp họ?

III. Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên phục vụ

Khi tham gia cuộc phỏng vấn nhân viên phục vụ, cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều cần chú ý để thể hiện tốt nhất và đạt được kết quả tốt nhất - là tiềm năng hợp tác, tiềm năng trở thành đồng nghiệp của nhau. Phỏng vấn không chỉ là cơ hội của ứng viên để xin được việc làm mình muốn mà còn là dịp để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu tuyển dụng.

Cau hoi phong van nhan vien phuc vu
Phỏng vấn nhân viên phục vụ cần lưu ý điều gì?

Với ứng viên, để phỏng vấn nhân viên phục vụ, bạn cần hiểu rõ về nhà hàng, về công việc và các yêu cầu, cũng như luyện tập trả lời câu hỏi. Sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước sẽ giúp bạn tự tin và thể hiện tốt hơn. Bạn cũng không được quên xác định, liệt kê kỳ vọng của mình với nhà hàng và với công việc: Bạn muốn được đối xử thế nào? Làm trong môi trường ra sao? Tìm hiểu những thông tin gì và nhận được thu nhập như thế nào?
Mẫu CV xin việc nhân viên phục vụ chuẩn nhất

Khi cuộc phỏng vấn diễn ra, bạn sẽ có sự so sánh để xem liệu mình có thực sự phù hợp? Nếu kết quả là không thì dù trúng tuyển bạn cũng không nên nhận việc. Với nhân viên phục vụ thì các kỳ vọng cơ bản là giờ làm việc, ca linh hoạt, lương cao, đồng phục, bữa ăn, ngày nghỉ, được đón tiếp niềm nở và trao đổi cởi mở khi đến phỏng vấn.

Trong khi đó, ở cương vị nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý đến việc lựa chọn không gian phỏng vấn, cách giao tiếp và kết nối với ứng viên, tạo không khí thoải mái nhưng chuyên nghiệp. Tốt nhất là phỏng vấn ở nhà hàng vào giờ không có khác/vắng khách để ứng viên có ấn tượng với môi trường họ sẽ làm nếu trúng tuyển. Bên cạnh đó, hãy kết nối với họ bằng cách tỏ ra thân thiện, lịch sự, mỉm cười và hỏi những câu phù hợp, tập trung vào phục vụ, chăm sóc khách hàng.

Trên đây là thông tin về một số những câu hỏi phỏng vấn nhân viên phục vụ, các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những câu hỏi với các vị trí khác như câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng, nhân viên bán hàng... Rất nhiều những mẫu câu hỏi cùng gợi ý trả lời chắc chắn sẽ hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm việc làm của bạn và cách xử lý tham gia phỏng vấn trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Hy vọng bài viết trên đây của RaoXYZ.com đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hay chưa rõ về vấn đề tuyển dụng và tìm việc làm các vị trí nhân viên phục vụ, nhân viên chạy bàn, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin, bài học hữu ích trên Blog việc làm để có kiến thức và sự chuẩn bị cũng như tìm kiếm cho mình công việc phù hợp nhất.