Cẩn trọng với những bệnh nan y sau trước khi mua điện thoại cũ

Cẩn trọng với những bệnh nan y sau trước khi mua điện thoại cũ

Mua một chiếc điện thoại cũ là phương án tiết kiệm chi phí được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, điện thoại cũ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng, đặc biệt là những bệnh nan y về màn hình, đồng bộ hóa, kết nối, pin,…khiến người dùng đau đầu.

>>> Kinh nghiệm cần biết để mua điện thoại cũ mà vẫn xịn

Tham khảo ngay những lỗi thường gặp ở điện thoại cũ mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để thêm kiến thức hữu ích khi rinh một chiếc smartphone secondhand về đội của mình bạn nhé.

Một số lỗi thường gặp ở điện thoại cũ và cách khắc phục

1. Nhanh hết pin

Nhanh hết pin là một trong những lỗi phổ biến rất hay gặp trên smartphone màn hình lớn đặc biệt là những dòng điện thoại cũ do sử dụng lâu xuống cấp hoặc do dùng sai cách dẫn tới chai pin.

Cách khắc phục: Đây là căn bệnh nan y, tuy nhiên bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách sau:

  • Giảm độ sáng màn hình: Chỉnh độ sáng xuống còn một nửa hoặc đến khi vừa với mắt.
Nhanh hết pin là một trong những lỗi phổ biến rất hay gặp trên điện thoại cũ.

Nhanh hết pin là một trong những lỗi phổ biến rất hay gặp trên điện thoại cũ.

  • Tắt wifi/3G khi không sử dụng và tắt hết các ứng dụng chạy ngầm.
  • Nếu cần truy cập internet thì bạn hãy tắt định vị địa điểm (GPS) để tiết kiệm tối đa pin cho điện thoại.

2. Điện thoại bị treo

Một số người khi điện thoại cũ xài thời gian ngắn sẽ thấy điện thoại bị mắc “bệnh” treo máy, treo ứng dụng. Ứng dụng không còn nhạy nữa mà lại dễ bị giật.

Cách khắc phục:

  • Có thể bộ nhớ điện thoại của bạn đã quá đầy do đó hãy xóa bớt các ứng dụng và ảnh, video,… không cần thiết hoặc chuyển sang bộ nhớ ngoài để giảm dung lượng, giúp máy chạy nhanh hơn.
Điện thoại cũ bị treo có thể do bộ nhớ đầy.

Điện thoại cũ bị treo có thể do bộ nhớ đầy.

  • Dọn dẹp bộ nhớ đệm bằng cách vào Cài đặt (Settings) > Ứng dụng (Apps), chọn ứng dụng cần xóa và chọn Xóa cache.
  • >>> Mua điện thoại trả góp bạn cần biết ngay 3 điều này!

3. Lỗi kết nối

Khi mua điện thoại cũ, nhiều người không kiểm tra kĩ và khi mang về sử dụng đã gặp phải sự cố kết nối bluetoohth, wifi/3G không thành công.

Cách khắc phục:

Hãy bật chế độ máy bay trong khoảng 30 giây rồi tắt đi và thử kết nối lại xem được không bạn nhé.

4. Lỗi đồng bộ hóa

Nếu bạn đã kết nối internet thành công và đang sử dụng các tài khoản đồng bộ như Google, Dropbox ở trạng thái kết nối tốt, không bị gián đoạn nhưng chiếc điện thoại cũ vẫn báo lỗi thì đích thị đây là một trong những bệnh nan y thường gặp ở điện thoại cũ rồi.

Cách khắc phục: Để điện thoại của mình có thể đồng bộ hóa được bạn hãy kiểm tra lại mật khẩu hoặc xóa tài khoản ra khỏi thiết bị, sau đó đăng nhập lại.

>>> Nên hay không nên mua điện thoại Samsung A8?

Lỗi đồng bộ hóa rất thường gặp ở điện thoại cũ.

Lỗi đồng bộ hóa rất thường gặp ở điện thoại cũ.

5. Không tải được ứng dụng

Có không ít người phàn nàn rằng chiếc điện thoại cũ mình vừa mua đã không tải được ứng dụng. Vì sao lại như vậy? Có thể bộ nhớ máy đầy.

Cách khắc phục:

  • Hãy thử xóa bộ nhớ cache của Google Play.
  • Xóa lịch sử Google Play bằng cách mở Google Play > chọn Cài đặt (Settings) > Xóa lịch sử tìm kiếm cục bộ (Clear local search history).

6. Hư màn hình cảm ứng

Hư màn hình cảm ứng là vấn đề xảy ra như cơm bữa ở điện thoại cũ. Có thể căn bệnh này chưa bộc phát thực sự trong thời điểm bạn mua chúng nhưng sau một thời gian sử dụng màn hình sẽ xuất hiện các vết sọc, điểm đen, ố, hoặc một màu trắng/đen.

Cách khắc phục: Đa phần những trường hợp này bạn phải nhờ đến kĩ thuật viên vì chúng thuộc lỗi khó khắc phục nhất ở smartphone.

Điện thoại cũ rất dễ hư màn hình cảm ứng.

Điện thoại cũ rất dễ hư màn hình cảm ứng.

>>> Lý do mà bạn nên mua Iphone 6s plus cũ ở thời điểm này

Lưu ý gì mua được chiếc điện thoại cũ tốt nhất ?

  • Kiểm tra ốc vít

Để mua được điện thoại cũ chất lượng điều đầu tiên bạn cần quan sát xem sản phẩm định mua còn “zin” hay không bằng cách xem các ốc vít quanh thân máy.

Bên cạnh đó, đừng quên xem tem dán trên thân máy có bị đè các loại tem dán khác hay không. Vì thông thường nhiều người đã “tân trang” điện thoại cũ của mình và dán tem mới lên chỉ là để nguỵ trang.

  • Kiểm tra số Imei

IMEI là một mã số quan trọng nhất của điện thoại. Từ số IMEI bạn có thể biết được chiếc điện thoại cũ định mua có nguồn gốc từ đâu và có đúng là hàng chính hãng hay không.

Cách kiểm tra IMEI vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhập vào mã *#06* và một dãy số sẽ xuất hiện và bạn có thể nắm được chi tiết những điều quan trọng nhất từ chiếc điện thoại cũ định mua.

Từ số IMEI bạn có thể biết được chiếc điện thoại cũ định mua có nguồn gốc từ đâu và có đúng là hàng chính hãng hay không.

Từ số IMEI bạn có thể biết được chiếc điện thoại cũ định mua có nguồn gốc từ đâu và có đúng là hàng chính hãng hay không.

  • Kiểm tra màn hình cảm ứng

Bước tiếp theo là kiểm tra màn hình của máy. Bạn có thể kiểm tra đơn giản bằng cách bật ứng dụng gọi điện, bấm tất cả các dãy số trên màn hình xem có vị trí nào bấm không ăn hay không và soạn tin nhắn thử. Đừng quên thử tất cả mọi ký tự trên bàn phím ảo, đừng bỏ sót phím nào nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: mua bán điện thoại cũ tphcm

  • Kiểm tra khả năng nghe gọi

Chức năng chính của điện thoại là nghe, gọi. Do đó, hãy test thử chiếc smartphone định mua về khả năng nghe gọi trong vài phút để xem chất lượng bắt sóng của thiết bị và cả loa trong của máy có còn tốt không.

Hãy test thử chiếc điện thoại cũ định mua về khả năng nghe gọi trong vài phút.

Hãy test thử chiếc điện thoại cũ định mua về khả năng nghe gọi trong vài phút.

  • Kiểm tra mức độ kết nối

Chỉ với thao tác đơn giản là bật chức năng Wifi và Bluetooth lên và cho máy kết nối khoảng 30 phút xem các kết nối này có ổn định hay không. Nếu chiếc điện thoại cũ bạn định mua kết nối wifi chập chờn thì bạn nên cân nhắc lại.

>>> Làm mờ các vết xước trên điện thoại nhờ những mẹo vặt hữu ích này

  • Sạc thử pin

Để tránh mua nhầm smartphone kém chất lượng bạn hãy sạc thử pin trong khoảng 10 – 15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ của máy.

Nếu chiếc điện thoại này bị nóng máy nhiều khi sạc và nhận sạc chập chờn thì đó chính là dấu hiệu máy không còn tốt nữa. Đừng quên test thời lượng pin bằng cách nghe nhạc, xem phim chừng 15p xem pin xuống nhanh hay chậm.

Để tránh mua nhầm smartphone kém chất lượng bạn hãy sạc thử pin trong khoảng 10 - 15 phút.

Để tránh mua nhầm smartphone kém chất lượng bạn hãy sạc thử pin trong khoảng 10 – 15 phút.

Trên đây là vài chia sẻ rất hữu ích về những căn bệnh thường gặp ở điện thoại cũ và cách khắc phục. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sắm một chú dế secondhand để đáp ứng nhu cầu liên lạc, giải trí, học tập của mình.

>>> Xem ngay: Kỹ Năng Quan Trọng Giúp Bạn Mua Được Điện Thoại Iphone Cũ Chất Lượng