Cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm làm việc

Cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm làm việc

Không phải chỉ các bạn chưa từng đi làm mới lo lắng khi phải chuẩn bị CV và hồ sơ ứng tuyển việc làm, người ít kinh nghiệm cũng vậy. Chọn lọc thông tin để đưa vào CV, chọn đúng thông tin là thế mạnh để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là ứng viên tiềm năng, phù hợp nhất với tiêu chí tuyển dụng của họ sẽ không hề dễ dàng. Hơn nữa, cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm cũng sẽ bao gồm cả phần thiết kế, chọn mẫu CV.

cach viet cv danh cho nguoi it kinh nghiem

Ít kinh nghiệm làm việc, nên viết gì trong CV xin việc?

1. Đặc điểm của CV dành cho người ít kinh nghiệm làm việc

Để vận dụng tốt nhất cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm làm việc, điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu là hãy nắm rõ tất cả các đặc điểm của ứng viên ít kinh nghiệm và CV cho đối tượng ứng viên này:

  • Một ứng viên ít kinh nghiệm làm việc được hiểu là những người có thời gian đi làm từ 3 - 6 tháng trở lên (đến 1 - 2 năm).
  • Phần kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc của các ứng viên này thường sẽ không có nhiều thông tin. Nếu có thì thông tin cũng sẽ không thực sự nổi bật hoặc không liên quan đến công việc, vị trí mà họ đang ứng tuyển.
  • CV dễ rơi vào tình trạng có nội dung thông tin nhạt nhòa, không có điểm nào nổi bật, khó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

2. Thông tin cần làm nổi bật trong CV của ứng viên ít kinh nghiệm

CV là hình ảnh đại diện của một ứng viên khi đi tìm việc, chắc chắn bạn không muốn CV của mình giống như được "sản xuất hàng loạt", lọt thỏm giữa một "rừng" hàng chục hoặc hàng trăm CV khác ứng tuyển cùng vị trí.
Tránh tình huống viết CV mà không có định hướng từ trước, ở mỗi điều kiện khác nhau (ngành nghề, số năm kinh nghiệm khác nhau,...), bạn cần xác định thông tin cần làm nổi bật khác nhau. Ít nhất, thông qua đó, bạn có thể "bắt sóng" nhà tuyển dụng, nhấn mạnh vào các thông tin mà họ quan tâm nhất ở ứng viên.
Cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm đầu tiên bạn nên biết là hãy tập trung vào các thông tin cần làm nổi bật như sau:

  • Thể hiện sự chân thành, quyết tâm, cầu tiến: Dưới góc độ nhà tuyển dụng mà nói họ mong muốn tìm kiếm các ứng viên sẵn sàng gắn bó lâu dài cũng như có tinh thần cầu tiến trong công việc nhiều hơn. Đây chính là cơ hội cho các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc có thể "tỏa sáng". Vì thế đừng quên nắm lấy cơ hội này để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự cầu tiến, sẵn sàng học hỏi của bạn trong công việc cũng như cam kết gắn bó dài lâu với công ty trong CV xin việc, để "bù lại" cho phần kinh nghiệm làm việc vẫn còn "trắng tinh".
  • Làm nổi bật các kỹ năng phù hợp với vị trí: Đây cũng là thông tin bạn nhất định phải nhấn mạnh trong CV xin việc của mình. Kỹ năng mà bạn có, đồng thời là kỹ năng nhà tuyển dụng cần thì nhớ đề cập trong CV. Ngoài ra vì điểm trừ là ít kinh nghiệm làm việc nên các kỹ năng chuyển đổi đôi khi có thể giúp bạn "gỡ lại" ít điểm từ nhà tuyển dụng.
  • Định hướng chuyên môn cho lộ trình sự nghiệp: Thực chất phần định hướng chuyên môn này giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về hướng đi, mục tiêu phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào, bạn đã và đang trau dồi những kỹ năng nào để phát triển sự nghiệp cá nhân của mình. Hay ngầm hiểu đây chính là phần mà nhà tuyển dụng đánh giá lại cam kết gắn bó lâu dài trong công việc của bạn một lần nữa.
  • Highlight kinh nghiệm, thành tích của bản thân: Ít nhiều thì những thành tích cá nhân, giải thưởng hay cả những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được từ việc tham gia các hoạt động, thực tập, ... chung quy đều làm rõ với nhà tuyển dụng một điều bạn là người có khả năng cầu tiến, ham học hỏi và có khả năng vận dụng các tri thức để cải thiện hiệu suất làm việc hiệu quả.
  • Show bằng cấp, chứng chỉ đạt được: Nếu có trình độ học vấn cấp cao, điểm tốt nghiệp cao, xếp loại bằng khá, giỏi, xuất sắc thì hãy thể hiện trong CV và thư xin việc của mình. Đối với các bạn xin việc làm cần tay nghề (kỹ thuật viên, thợ sửa chữa,...) thì thời gian theo học, chứng chỉ bạn có cũng sẽ cần thiết.
Cach viet CV danh cho nguoi it kinh nghiem
Nhà tuyển dụng sẽ có tiêu chí đánh giá riêng cho CV của người ít kinh nghiệm

3. Hình thức, bố cục CV xin việc cho ứng viên ít kinh nghiệm

Chưa nói tới nội dung, trước hết, hình thức CV của bạn phải có tính thẩm mỹ, màu sắc thu hút và bố cục gọn gàng thì nhà tuyển dụng mới có thể muốn đọc kỹ nội dung. Gợi ý thiết kế CV dành cho người ít kinh nghiệm gồm có:

  • Nên tránh tự thiết kế CV: Vì bạn không phải chuyên gia, dễ tạo ra các thiết kế không phù hợp và tốn khá nhiều thời gian.
  • Sử dụng mẫu CV dành riêng cho người ít kinh nghiệm: Thiết kế CV dành cho người ít kinh nghiệm có điểm khác với CV cho người nhiều kinh nghiệm, đó là sắp xếp vị trí, bố cục các phần nội dung chính. Vì vậy, nếu chọn nhầm mẫu ngay từ đầu thì bạn rất dễ "phô bày" điểm yếu (kinh nghiệm chưa nhiều) và giấu đi điểm mạnh như kỹ năng, chứng chỉ...
  • Sử dụng bộ công cụ CV Pro trên RaoXYZ: Hiện nay, một số website tuyển dụng cung cấp tiện ích tạo CV, tuy nhiên, với những mẫu đơn giản thì bạn được dùng free, trong khi các mẫu đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn một chút sẽ đòi hỏi tài khoản VIP gây khó khăn cho ứng viên ít kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm.

May mắn thay, giữa loạt tiện ích được ứng viên đánh giá cao, RaoXYZ cũng đồng thời cung cấp bộ công cụ CV Pro miễn phí cho ứng viên. Điểm đặc biệt là bạn sẽ không chỉ được tạo CV và lưu trên trang/ tải về máy mà Joboko.com có +50 mẫu CV đa dạng, thiết kế chuyên nghiệp kết hợp với tri thức của các chuyên gia nhân sự hàng đầu giúp bạn đến gần hơn cơ hội việc làm của mình.
Bên cạnh đó, CV Pro phân loại CV dành cho các công việc, nghề nghiệp khác nhau, cho ứng viên có kinh nghiệm, CV dành cho thực tập sinh, CV cho người chưa có kinh nghiệm và CV dành cho người ít kinh nghiệm nên bạn dễ lựa chọn hơn.
Các tùy chọn điều chỉnh màu sắc đa dạng cũng cho phép bạn tạo nên phong cách cho CV của riêng mình. Ngoài mẫu CV tiếng Việt, tiếng Anh, Joboko.com cũng có CV tiếng Thái, tiếng Trung, Hàn, Nhật,... kèm theo hướng dẫn cách viết (có ví dụ) cho từng phần.

4. Cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm

4.1. Thông tin cá nhân

Liệu bạn có giống như bao nhiêu ứng viên ngoài kia, cho rằng thông tin cá nhân là phần dễ viết nhất trong CV? Nếu bạn luôn nghĩ như vậy thì đó sẽ là một sai lầm thực sự, đặc biệt với người ít kinh nghiệm.
Cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm ở phần thông tin cá nhân như sau:

  • Viết đúng, đủ thông tin về họ và tên (viết hoa), ngày tháng năm sinh (hoặc tuổi), số điện thoại và email.
  • Có thể chia sẻ link website cá nhân, blog cá nhân hay mạng xã hội nếu công việc của bạn liên quan và bạn cảm thấy các thông tin của bạn giúp ích cho công việc, giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng (ví dụ nghề nghiệp nghiên cứu, thiết kế, viết lách,...); nếu không, hãy bỏ qua.
  • Có thể viết địa chỉ hoặc không.
  • Hình ảnh đại diện trong CV nên được đầu tư - không quá nghiêm túc nhưng hãy tươi sáng, tự nhiên, không chỉnh màu lòe loẹt, không phải ảnh thẻ, không phải ảnh selfie.

4.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Bất kỳ ứng viên nào cũng từng ít kinh nghiệm, và theo thời gian thì kinh nghiệm của bạn sẽ dày hơn. Thế nhưng, điều đáng nói là bạn đã bao giờ nghĩ về mục tiêu sự nghiệp của mình hay chưa? Nghiêm túc cân nhắc các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn?
Trong CV xin việc dành cho người ít kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp là phần khá quan trọng và bạn không nên bỏ qua. Hãy viết ngắn gọn nhưng rõ ràng về mục tiêu của bạn, ít kinh nghiệm thì chia sẻ mục tiêu ngắn và trung hạn (từ 1 - 3 năm) là phù hợp, đừng quên gắn mục tiêu của mình với định hướng, sứ mệnh của công ty, khẳng định khả năng học hỏi và gắn bó của bạn.
Cach viet CV danh cho nguoi it kinh nghiem

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người ít kinh nghiệm trong CV

4.3. Học vấn/ Trình độ

Như đã nói, học vấn là phần ứng viên nên chú ý làm nổi bật trong CV dành cho người ít kinh nghiệm. Phần này thường ở ngay đầu CV, và đương nhiên, bạn phải viết chính xác loại bằng cấp của mình. Nếu đã đi làm từ lâu (trên 10 năm) thì có thể bỏ qua phần điểm trung bình (GPA) hay xếp loại bằng cấp. Tên trường, ngành vẫn nên viết đầy đủ, nếu bạn có bằng thạc sĩ hãy viết về khóa học thạc sĩ trước, sau đó là đến bằng đại học.
Gợi ý: Đại học Kinh doanh và Công nghệ (2017 - 2021)

  • Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
  • Xếp loại: Giỏi, GPA: 3.22.

4.4. Kỹ năng

Đến phần tiếp theo đặc biệt quan trọng trong CV dành cho người ít kinh nghiệm sẽ là kỹ năng. Kiến thức quan trọng nhưng các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là cách bạn làm việc và tương tác, thực hiện các nhiệm vụ - nên nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm tới kỹ năng của ứng viên.
Cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm ở phần kỹ năng như sau:

  • Liệt kê các kỹ năng bạn có, bao gồm cả kỹ năng mềm và các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng chuyển đổi.
  • Đọc lại JD xem nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng nào ở ứng viên.
  • Tìm đọc để hiểu hơn về công việc và biết các kỹ năng cần thiết cho công việc nói chung.
  • Tự so sánh và xem có kỹ năng nào bạn tự tin, thành thạo, cũng đồng thời là kỹ năng nhà tuyển dụng muốn ở ứng viên hay không?
  • Viết trong CV từ 4 - 6 kỹ năng theo thứ tự từ cần thiết nhất, quyết định "sống còn" - không có thì không thể hoàn thành công việc.

Gợi ý (vị trí Nhân viên biên - phiên dịch):

  • Kỹ năng dịch thuật từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại (cả dịch nói và viết).
  • Thành thạo phần mềm dịch thuật Trados.
  • Khả năng hiệu đính bản dịch.
  • Kỹ năng thực hành tiếng thành thạo (Nghe - Nói - Đọc - Viết tiếng Nhật và tiếng Việt).
  • Tập trung tốt, làm việc hiệu quả dưới áp lực.

4.5. Kinh nghiệm

Thực tế, đây là phần khác biệt nhất trong CV dành cho người ít kinh nghiệm và người nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm, có nghĩa là họ muốn tuyển nhân sự đã từng làm ở vị trí tương tự hoặc liên quan. Dĩ nhiên đây là nội dung quan trọng nhưng ít kinh nghiệm bạn cũng không nên cảm thấy tự ti hoặc quá lo lắng.
Cách viết phần kinh nghiệm trong CV dành cho người ít kinh nghiệm là:

  • Viết từ 2 - 3 kinh nghiệm làm việc tương tự hoặc liên quan nhất tới công việc bạn ứng tuyển hiện tại.
  • Cách viết: Tên vị trí, tại công ty nào, trong thời gian bao lâu.
  • Công việc chính của bạn là gì (viết đơn giản, dễ hiểu các nhiệm vụ chính).
  • Bạn đã thực hiện các nhiệm vụ được giao như thế nào? Tham gia vào dự án gì nổi bật? Có thành tích gì hay chưa (chẳng hạn thưởng, khen thưởng cuối năm, được cử đi đào tạo 1 tuần, vài tháng,...).

Lưu ý, phần thành tích là quan trọng nhất, nhưng nếu chưa có thành tích thực sự ấn tượng, bạn chỉ cần tập trung vào việc bạn đã làm gì, ứng dụng kiến thức và phát triển kỹ năng nào trong các công việc đó là đủ.
Gợi ý (vị trí Nhân viên Kinh doanh BĐS ít kinh nghiệm):

  • Nhân viên Tư vấn BĐS, Công ty CP BĐS AGB (6/2020 - 7/2021)

+ Công việc chính: Tiếp cận khách hàng bao gồm cả người bán/ cho thuê bất động sản và người có nhu cầu mua/ thuê tài sản; tư vấn, đưa khách đi xem đất/ nhà/ căn hộ; thuyết phục, gợi ý, chốt hợp đồng; hỗ trợ khách làm thủ tục, thanh toán.
+ Kỹ năng học được, thành tích đạt được: Kỹ năng giao tiếp, tư vấn BĐS, kiến thức về tài sản bất động sản, phong thủy, dịch vụ khách hàng; thành tích tốt nhất là ký 10 hợp đồng bán căn hộ và cho thuê đất trong 1 tháng.

  • CTV kinh doanh online (12/2019 - 5/2020)

+ Công việc chính: Đăng hình ảnh, thông tin sản phẩm lên mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử, trả lời câu hỏi về giá cả, tư vấn và chốt đơn hàng online, đóng gói và chuyển hàng cho khách.
+ Kỹ năng học được, thành tích đạt được: Kỹ năng kinh doanh, bán hàng, tư vấn khách hàng trực tuyến; chốt đơn hiệu quả kênh tin nhắn, chatbot và bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử; kỹ năng giao tiếp và kiên nhẫn.
Cach viet CV danh cho nguoi it kinh nghiem

Những kinh nghiệm nào cần liệt kê trong CV dành cho người ít kinh nghiệm?

4.6. Chứng chỉ

Cùng với phần học vấn, chứng chỉ có thể là nội dung cứu cánh cho bạn trong CV khi có ít kinh nghiệm. Việc bạn sở hữu một vài chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật hay chứng chỉ kỹ năng mềm có thể cho thấy dù bạn ít kinh nghiệm nhưng đã có sự đầu tư chuẩn bị cho tương lai sự nghiệp sau này.
Hơn nữa, trong trường hợp bạn và ứng viên khác có kinh nghiệm tương đương, thậm chí học vấn cũng vậy nhưng bạn có chứng chỉ cần thiết cho công việc thì bạn dễ được gọi phỏng vấn hơn. Đương nhiên, chỉ có thể viết phần này nếu bạn đã đạt được các chứng chỉ (tốt nhất là còn thời hạn), nếu không, hãy ẩn khỏi CV nhé.

4.7. Hoạt động

Nhằm "bù đắp" cho phần kinh nghiệm ít ỏi của bạn, cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm chỉ ra rằng ứng viên hãy tập trung cả vào phần hoạt động (nếu có). Những hoạt động ngoại khóa thích hợp để nhắc tới trong CV gồm:

  • Hoạt động CLB trong trường.
  • Hoạt động tình nguyện trong và ngoài trường.
  • Hiến máu cứu người.
  • Dạy chữ cho trẻ em vùng núi,...
  • Các hoạt động khác như những cuộc thi trong trường và đạt giải.

Nếu bạn là một người năng nổ và có quá nhiều thông tin để viết trong phần này thì cũng chỉ nên viết 2 - 4 hoạt động nổi bật và giúp bạn có được kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại.

4.8. Sở thích

Viết vào CV xin việc 2, 3 sở thích cá nhân là cách hay để CV của người ít kinh nghiệm không bị trống trải. Bên cạnh đó, bạn cũng được thể hiện một phần cá tính của mình, giúp nhà tuyển căn cứ vào đó đánh giá khả năng tương thích, phù hợp của bạn với môi trường làm việc tại công ty, tổ chức.
Cach viet CV danh cho nguoi it kinh nghiem

Hướng dẫn cách viết mục hoạt động, sở thích trong CV cho người ít kinh nghiệm làm việc

4.9. Tham chiếu

Ở điều kiện ít kinh nghiệm, nếu bạn có quan hệ tốt với người hướng dẫn, quản lý cũ của mình thì hãy xin phép họ và viết thông tin tham chiếu của họ vào CV. Ngược lại, nếu bạn làm ở mỗi nơi rất ngắn thì nên viết thông tin của người tham chiếu là giảng viên, giáo viên, người hướng dẫn trực tiếp khi bạn còn học tại trường.

4.10. Giải thưởng

Có thể xem đây là phần "tùy chọn" khi bạn viết CV xin việc với ít kinh nghiệm. Có giải thưởng chuyên môn, giải thưởng công tác hay giải thi ngoại ngữ, tin học, hùng biện,... thì bạn có thể viết trong CV (nhớ là giải thưởng gần đây đạt được, đừng bao giờ liệt kê giải từ hồi học tiểu học, cấp 2 nhé). Nếu chưa có giải thưởng, bạn cũng có thể làm như với phần hoạt động, đó là ẩn cả phần nội dung khỏi CV.

5. Nguyên tắc viết CV ứng viên ít kinh nghiệm cần tuân thủ

Cách viết từng phần trong CV dành cho người ít kinh nghiệm là hướng dẫn chi tiết để bạn đảm bảo các nội dung CV được lựa chọn và trình bày đúng chuẩn. Bên cạnh đó, có những nguyên tắc viết CV cho người ít kinh nghiệm bạn phải nhớ và thực hiện, giúp bạn chắc chắn hơn về cơ hội việc làm của mình.

  • Giới hạn độ dài CV từ 1 - 2 trang là tối đa: Chỉ với 1 - 3 kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ "ngán ngẩm" nếu CV của bạn dài tới 3 trang (vì không biết viết gì có thể "bôi" ra dài như vậy). Ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ sẽ khiến CV dễ theo dõi và phù hợp với kinh nghiệm của bạn.
  • CV có hình thức đẹp, khoa học, ấn tượng: Hãy chắc chắn bạn đã chọn đúng mẫu CV xin việc cho người ít kinh nghiệm và nhìn tổng thể CV thu hút.
  • Không nói dối, bịa thông tin trong CV: Đừng bao giờ nghĩ rằng bịa thêm thông tin để CV thêm "dày dặn" là tốt. Khi bạn nói dối, bạn đang tự làm mất uy tín bản thân, và bạn tin hay không - khi nhà tuyển dụng chỉ cần đặt câu hỏi cho bạn trong phỏng vấn cũng đoán biết được bạn đang nói dối?
  • Thể hiện mục tiêu nghề nghiệp và cam kết gắn bó lâu dài: Nếu tạo điều kiện lựa chọn ứng viên chưa có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm, nhà tuyển dụng không tìm người giỏi nhất, cũng sẵn lòng đào tạo và cho bạn thời gian học hỏi, thích nghi. Tuy nhiên, tiêu chí tuyển dụng của họ vẫn là ứng viên phù hợp và sẽ làm việc lâu dài. Hãy để phần mục tiêu trong CV và thư xin việc (cover letter) giúp bạn thể hiện quyết tâm, động lực và cam kết của mình nhé.
  • Kiểm tra kỹ nội dung CV để không có lỗi chính tả, diễn đạt: Tiểu tiết quyết định thành công, có thể có những lỗi không đáng có trong CV nhưng nếu bạn xuề xòa bỏ qua, không kiểm tra lại thì sẽ không phát hiện ra được.
  • Nhờ bạn bè, người thân có kinh nghiệm kiểm tra CV trước khi gửi: Để yên tâm, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp vì những người đọc CV của bạn sẽ có thể có những đánh giá, gợi ý, hoặc phát hiện lỗi sai cho bạn.
  • Gửi kèm CV với thư xin việc và các tài liệu chứng minh năng lực: Nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có đủ năng lực, trình độ và kỹ năng cho công việc dù ít kinh nghiệm, hãy cân nhắc chuẩn bị và gửi cùng với CV các tài liệu khác như thư xin việc, portfolio, bản scan chứng chỉ chẳng hạn.

6. Mẫu CV xin việc cho người ít kinh nghiệm

Chọn đúng mẫu CV là bạn đã bước gần thêm một bước tới cơ hội được mời phỏng vấn. Tham khảo ngay và lựa chọn một trong các mẫu CV xin việc cho người ít kinh nghiệm của RaoXYZ bạn nhé. Lưu ý, các nghề nghiệp khác nhau thì dù vẫn là mẫu cho ứng viên ít kinh nghiệm nhưng sẽ ít nhiều khác nhau, bạn nên điều chỉnh màu sắc và chọn các thiết kế bạn thấy thể hiện tốt nhất phong cách của bản thân và "bản sắc" của ngành nghề, lĩnh vực.

RaoXYZ là nền tảng tuyển dụng nhân sự toàn cầu với công cụ tạo CV online chuyên nghiệp, bao gồm các mẫu CV thiết kế phù hợp với từng ngành nghề và được nhiều nhà tuyển dụng yêu thích. Để tạo CV nhanh, ấn tượng, hiệu quả, truy cập Tại đây.

Tạo CV Pro ngay
Cách viết CV dành cho người ít kinh nghiệm RaoXYZ chia sẻ có giúp bạn hình dung từ hình thức, cách chọn mẫu CV tới viết từng phần trong CV hay chưa? Đừng quên những nguyên tắc quan trọng kể trên để có thể gửi đi một bản CV hoàn hảo để ứng tuyển thành công nhé.