Cách trình bày điểm yếu trong CV ghi điểm với nhà tuyển dụng

Cách trình bày điểm yếu trong CV ghi điểm với nhà tuyển dụng

Có thể nói, không phải bất kỳ ứng viên nào cũng hoàn hảo. Và việc điền vào trong CV rằng bạn thân không có khuyết điểm thật sự là một điểm trừ dành cho ứng viên. Tuy nhiên, việc quá thật thà trong việc liệt kê ra hàng tá điểm yếu của mình trong công việc cũng là một điều đáng nói. Dù vậy, đã có rất nhiều người thành công trong việc biến điểm yếu trong CV trở thành điểm mạnh để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đây được xem như một trong những điểm quan trọng mà nhiều ứng viên thường bỏ qua. Cùng Việc Làm Tốt theo dõi bài viết sau để rõ hơn nhé!

Cách trình bày điểm yếu trong CV
Hoàn toàn có thể biến điểm yếu trong CV thành lợi thế để chinh phục nhà tuyển dụng

Tìm hiểu về điểm yếu trong CV

Một trong những điều quan trọng khi ứng viên muốn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào đó chính là việc có một CV thật chỉnh chu. CV thường bao gồm nhiều phần khác nhau. Trong đó phần điểm mạnh và điểm yếu trong CV là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ điểm yếu hay điểm mạnh trong CV là gì. Và thường thì những điểm này luôn bị rất nhiều ứng viên bỏ qua.  

Điểm yếu trong CV là gì?

Có rất nhiều khái niệm để nói về điểm yếu trong CV. Tuy nhiên, khái niệm được sử dụng phổ biến nhất như sau: “điểm yếu trong CV chính là những nhược điểm của ứng viên khiến họ chưa cảm thấy tự tin về kỹ năng làm việc của mình”. Trong tiếng Anh, điểm yếu có nghĩa là Weakness.

Khi nhắc đến những điểm yếu trong CV, ứng viên thường đề cập đến các vấn đề như:

  • Kỹ năng giao tiếp chưa tốt.
  • Kỹ năng thuyết trình không tốt, ngại thuyết trình, thuyết trình chưa mạch lạc.
  • Kỹ năng chuyên môn còn yếu kém.
  • Ngoại ngữ chưa tốt, trình độ ngoại ngữ kém, sợ giao tiếp bằng ngoại ngữ.
  • Chưa có mục tiêu, định hướng nghề nghiệp tốt rõ ràng.
  • Kinh nghiệm, kỹ năng còn yếu.
  • Chưa có định hướng hay mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
  • Chưa thành thạo kỹ năng tin học văn phòng.
  • Kỹ năng đàm phán không tốt.
  • Chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển.
điểm yếu trong CV là gì?
Điểm mạnh điểm yếu trong CV ứng viên luôn được nhà tuyển dụng chú ý

Có thể nói, những điểm yếu trên thường là những điểm mà các ứng viên sẽ nghĩ rằng không nhà tuyển dụng nào có thể chấp nhận. Đây chính là lý do cho việc nhiều ứng viên thường bỏ qua phần điểm yếu trong CV. Tuy nhiên, đó là một sự lầm tưởng không đáng có. Các nhà tuyển dụng luôn muốn biết và kiểm tra sự thành thật của ứng viên của ứng viên. Chính vì vậy, việc liệt kê các điểm yếu của ứng viên vào CV hoàn toàn là những việc có thể chấp nhận được. 

Một số mẹo để tìm ra điểm yếu của bản thân

Việc xác định những ưu điểm của bản thân là một điều vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, khi nhắc về những điểm yếu của mình thì nhiều ứng viên thường sẽ đắn đo, mất khá nhiều thời gian để suy nghĩ. Vấn đề lớn nhất ở đây đến từ việc ứng viên không xác định được đâu là những nhược điểm của bản thân.

Chính vì vậy, dưới đây là những gợi ý để xác định đâu là điểm yếu của bản thân trong công việc:

  • Xác định điểm yếu của bản thân từ những việc bạn không thích làm.
  • Xác định điểm yếu của bản thân thông qua những việc bạn làm không giỏi trong công việc và cuộc sống.
  • Xác định điểm yếu của bản thân thông qua những đánh giá của những người xung quanh. Đây có thể là đánh giá từ bạn bè, sếp, đồng nghiệp, đối tác,…
  • ….
Một số mẹo để tìm ra điểm yếu của bản thân
Rất khó để xác định được điểm yếu của bản thân

Cách ghi điểm yếu trong CV mà ứng viên cần biết

Việc trình bày điểm yếu trong CV là một điều vô cùng quan trọng. Đưa điểm yếu vào trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về ứng viên. Tuy nhiên, phải thật tinh tế khi trình bày nhược điểm của mình. Và như nhiều kinh nghiệm đi trước, ứng viên hoàn toàn có thể biến những khuyết điểm đó của mình trở thành những chìa khóa giúp bản thân ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây sẽ là những mách nhỏ giúp bạn có thể viết điểm yếu vào CV để chinh phục nhà tuyển dụng một cách tốt nhất:

Nên ghi điểm yếu nhưng không có nghĩa là ghi quá nhiều điểm yếu

Một trong những điều lầm tưởng khiến nhiều ứng viên bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đó là việc ứng viên hoàn toàn có thể được ưu ái hơn khi dám chỉ ra các điểm yếu của mình. Những điều này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc bản thân của ứng viên có thể chỉ ra hàng tá khuyết điểm của bản thân. Điều này sẽ gây tác dụng phụ và làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có quá nhiều điểm yếu. Chẳng ai muốn nhận một người có quá nhiều điểm yếu trong công việc cả. 

Chính vì vậy, điều quan trọng nhất mà ứng viên cần làm trong phần này là chỉ ghi khoảng 3 điểm yếu của bản thân vào CV. Đây là số lượng điểm yếu vừa đủ không làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không trung thực nhưng cũng không quá nhiều khuyết điểm.

không nên liệt kê quá nhiều điểm yếu trong CV
Không nên ghi quá nhiều nhược điểm trong CV

Nên kèm theo các giải pháp kèm theo khi viết điểm yếu trong CV

Sau khi liệt kê khoảng 3 điểm yếu của bản thân. Một điều rất quan trọng đó là việc ứng viên nên ghi kèm theo các giải pháp để khắc phục điểm yếu đó. Ví dụ như nếu ứng viên bị yếu kém trong việc giao tiếng bằng tiếng Anh, thì giải pháp đi kèm cho vấn đề này chính là việc tham gia các khóa học ngoại ngữ, đặc biệt là các khóa học tiếng Anh có liên quan đến chuyên ngành mà ứng viên đang muốn ứng tuyển.

Viết điểm yếu trong CV trên tinh thần trung thực

Việc viết ra điểm yếu của bản thân là không hề dễ dàng. Với nhiều người, đây là một điều khá khó khăn và khiến nhiều ứng viên phải đắn đo, suy nghĩ. Tuy nhiên, một điểm lưu ý trong việc nói về các điểm yếu trong CV chính là việc trung thực với bản thân và chính nhà tuyển dụng của mình.

Đây là một điều giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bản thân ứng viên của mình để có được những đánh giá cụ thể hơn. Tinh thần chung của vấn đề này là để nhà tuyển dụng nắm bắt được những ưu nhược điểm của ứng viên. Tuy nhiên một điều quan trọng nữa là từ đây, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá các mức độ trung thực của ứng viên của mình.

Viết điểm yếu trong CV trên tinh thần trung thực
Nên trung thực với bản thân và nhà tuyển dụng

Một số lưu ý khác

  • Không nên khoe khoang.
  • Có thể nêu ra các điểm yếu của bản thân nhưng đừng nên làm giảm giá trị của bản thân.
  • Không nên đưa ra các ví dụ về điểm yếu không liên quan đến công việc.
  • Không nên đưa ra các ví dụ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ.
  • Không nên viết lan man, không vào trọng tâm.

Có thể nói, việc viết điểm yếu trong CV là một việc làm quan trọng. Thông qua việc làm này thì nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về ứng viên của mình. Nếu khéo léo trong việc trình bày những điểm yếu của mình trong CV, thì đây chắc chắn là một việc làm giúp ứng viên có thể nhận được sự khen ngợi của nhà tuyển dụng. Bởi bạn đã nhìn nhận được những ưu, khuyết điểm của mình và từ đó có phương hướng khắc phục thích hợp.

Khi cần tìm việc, đừng quên Việc Làm Tốt bạn nhé! Hàng nghìn tin tuyển dụng với mức lương minh bạch, thông tin đầy đủ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đang chờ bạn. Chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng chọn được cho mình công việc ưng ý một cách nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời, nếu bạn có nhu cầu tuyển dụng, cũng đừng ngần ngại đến với Việc Làm Tốt để chọn cho mình những ứng viên chất lượng thật hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công!