Cách Nuôi Chó Con Khôn Lớn, Khỏe Mạnh Theo Từng Giai đoạn

Cách Nuôi Chó Con Khôn Lớn, Khỏe Mạnh Theo Từng Giai đoạn

Cún con tại sao cần được chăm sóc đặc biệt?

Mọi người vẫn thường hay nói những chú chó con khi mới chào đời không khác gì những em bé mới sinh cả. Cơ thể của chúng lúc này rất non yếu. Thậm chí ở những giống chó có tạng người lớn, khi chui ra khỏi bung mẹ cũng chỉ bằng bàn tay mà thôi. Vì vậy việc chăm sóc cũng rất kỳ công và phức tạp. Đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và cần thêm kiến thức cũng như tình yêu thương động vật đối với các bé.

Những bé cún khi vừa mới ra đời cơ thể thường rất non yếu
Những bé cún khi vừa mới ra đời cơ thể thường rất non yếu

Hơn hết khi chăm sóc chó con nghĩa là bạn cũng phải trang bị đầy đủ kiến thức về các loại bệnh thường gặp ở cún con cũng như chuẩn bị chuồng nuôi, nơi ở sạch sẽ cho các “tiểu boss”. Giám sát các bạn chó con thường xuyên, tránh tự gây nguy hiểm cho chính mình. Đảm bảo chúng lớn lên khỏe mạnh và lúc nào cũng tinh nghịch. Mới nghe qua thôi đã thấy việc chăm sóc những “bạn sen” nhỏ nhắn này khá khó khăn đúng không nào?

>>> Có thể bạn quan tâm: Nếu đang có ý định nuôi chó pitbull hãy đọc ngay bài viết này!

Cách nuôi chó con khôn lớn theo từng giai đoạn phát triển có thực sự khó?

Chó con mới đẻ

Cách nuôi chó con chào đời là thời kỳ khó khăn nhất. Bởi sau khi chui lọt ra khỏi bụng mẹ các bé phải tập bắt đầu đối mặt với điều kiện sống khắc nghiệt. Từ nhiệt độ, môi trường đến chế độ dinh dưỡng hoàn toàn khác lúc còn yên vị trong bụng mẹ. Các động tác của chúng đơn giản chỉ là lắc đầu, đạp chân hay duỗi người mà thôi.

Chó con mới đẻ rất cần được giữ ấm cơ thể
Chó con mới đẻ rất cần được giữ ấm cơ thể

Giai đoạn này các bé chỉ quấn quýt để bú mẹ. Bạn chỉ cần giữ ấm cơ thể chúng đúng cách. Bởi thân nhiệt của những con cún con mới sinh thường rất thấp. Việc giữ ấm thân nhiệt lúc này giúp chúng thoát khỏi tình trạng chết yểu vì lạnh. Ngoài ra bạn cũng đừng quên giữ gìn vệ sinh cho chó mẹ sạch sẽ. Nhằm bảo vệ sức đề kháng tốt cho các bé cún, khi chúng luôn tiếp xúc với chó mẹ thường xuyên.

Khi chó con không có mẹ kề bên

Khi nhiệt độ đủ ấm các bé cún con sẽ ngủ tốt hơn
Khi nhiệt độ đủ ấm các bé cún con sẽ ngủ tốt hơn

Như bạn đã biết vai trò của chó mẹ trong việc giữ ấm cơ thể cho chó con là rất quan trọng. Và nếu như không có mẹ kề bên thì những chú chó bé bỏng này sẽ ra sao. Cách nuôi chó con trong giai đoạn này, đầu tiên là bạn phải đảm nhiệt độ trong ổ cho các bé. Có thể sử dụng sự hỗ trợ của những bóng đèn sưởi 40W cho cún con ở tuần tuổi đầu. Nếu nhiệt độ đủ ấm, các bạn chó sẽ tản đều và ngủ tốt hơn.

Chó con mới mở mắt (2 tuần tuổi)

Chó con bao nhiêu ngày mở mắt là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm. Thông thường sau khi sinh từ 9 – 14 ngày là các em cún đã có thể tự mở mắt được. Lúc này các bé cũng đã bắt đầu lắng nghe âm thanh và tập nhìn. Bạn hãy thử mở những bản nhạc vui nhộn để các nhóc tì nghe và tập cảm nhận. Đây cũng là giai đoạn răng sữa của chó con bắt đầu mọc.

Những bé cún con sẽ mở mắt sau khoảng từ ̣̣̣9 -14 ngày
Những bé cún con sẽ mở mắt sau khoảng từ ̣̣̣9 -14 ngày

Cách nuôi chó con khi mới 2 tuần tuổi cũng không quá phức tạp. Bạn có thể cho các bé ăn dặm ngay từ bây giờ. Thức ăn chính là cháo pha loãng hoặc sữa. Thỉnh thoảng bạn hãy cho em nó tập tành đi lại cho quen dần, để tự đi vệ sinh được mà không cần nhờ chó mẹ nữa.

Bạn nên cho chó con 2 tuần tuổi uống sữa pha loãng mỗi ngày
Bạn nên cho chó con 2 tuần tuổi uống sữa pha loãng mỗi ngày

Chó con 1 tháng tuổi

Bắt đầu từ khoảng 4 – 5 tuần tuổi, là lúc các “tiểu boss” thành tinh rồi! Lúc này chúng đã tự đứng vững được trên 4 chân, có thể chạy nhảy và nô đùa bình thường. Tuy nhiên có những bé vẫn có thể bị ngã nhào, vì chưa quen. Như một đứa trẻ hiếu động, chúng có thể ngoặm lấy bất cứ thứ gì để chơi và làm trò. Bạn cứ mua cho nó một quả bóng mềm là bé sẽ tung tăng và nghịch ngợm cả ngày. Đến giờ thì các bé cũng đã tự mình thể hiện cảm xúc bằng mặt và tai rồi đấy nhé!

Những bé cún khi đến 1 tháng tuổi đã có thể tự ăn được
Những bé cún khi đến 1 tháng tuổi đã có thể tự ăn được

Về chế độ ăn uống ở thời gian này, bạn có thể tự cho cún ăn riêng một mình. Không cần là sữa hay cháo loãng nữa, mà hãy cho bé ăn cơm với thịt băm hoặc các món ăn sẵn. Bởi lúc này, răng của chúng đã cứng cáp, bén nhọn hơn nhiều. Và đừng quên đây là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng mũi đầu tiên cho các bé sen, bạn hãy lưu ý nhé!

Chó con 2 tháng tuổi

Khi các bé cún được 2 tháng tuổi, lúc này cơ thể dường như đã hoàn chỉnh như một chú chó trưởng thành. Thời kỳ này cũng là lúc thích hợp để cho cún con cai sữa mẹ hoàn toàn và hòa nhập với con người. Cách nuôi chó con trong giai đoạn này, là đã có thể tiêm phòng mũi thứ 2 cho cún rồi nhé.

Chia nhỏ các bữa ăn và cho ăn dặm đối với những bé cún được 2 tháng tuổi
Chia nhỏ các bữa ăn và cho ăn dặm đối với những bé cún được 2 tháng tuổi

Về khẩu phần ăn cho chó con 2 tháng tuổi nên ở mức 200 – 400g thức ăn/1 lần ăn. Tùy vào cân nặng của mỗi chú chó, mỗi ngày bạn có thể cho ăn từ 3 – 5 bữa. Để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo, tinh bột, trái cây hoa quả vào khẩu phần ăn của cún.

Tuyệt đối không nên cho chó con ăn thức ăn ôi thiu, những thức ăn quá nóng hoặc quá cứng như xương gà, vịt. Bởi sẽ rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng. Quan tâm đến từng bữa ăn của cún con cũng là cách thể hiện tình yêu thương của bạn đối với động vật. Hãy kiên trì với các bé bạn nhé! Nhìn qua, thì cách nuôi chó con lúc 2 tháng tuổi cũng không làm khó được bạn đúng không nào.

Chó con từ 3 – 17 tháng tuổi

Nhiều cô/ cậu chủ thường hay thắc mắc những chú chó 3 tháng tuổi sẽ biết làm những gì? Thật ra những bé cún khi bước vào độ tuổi này đã học được cách sống tự lập rồi. Nó biết cách đánh dấu lãnh thổ của mình, không cho phép ai xâm phạm.

Từ 3 - 16 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bán uốn nắn tính cách của cún con
Từ 3 – 16 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bán uốn nắn tính cách của cún con

Tuy nhiên, đây là giai đoạn bạn khá đau đầu. Bởi nếu bạn không kiên nhẫn chỉ dạy, chúng sẽ đánh nhau theo bầy đàn. Lúc này bạn chỉ biết bất lực vì không thể ngăn cản được. Các bé lúc này cũng cần được huấn luyện không giỡn và ngoặm vào tay người. Tuyệt đối đừng mềm lòng hay thương hại chúng quá.

Hãy cứng rắn và nhẹ nhàng đúng lúc, về sau bạn sẽ đỡ mệt hơn. Bạn có thể thay đổi, uốn nắn được cá tính của một con chó, miễn là chúng ở giai đoạn trước 3 năm tuổi là được. Đây cũng là một trong những cách nuôi chó con khôn lớn, thông minh được đánh giá cao.

>>> Có thể bạn chưa biết: Chó Alaska – Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi chó Alaska

Cách chăm sóc chó con nhanh lớn

Tắm cho chó con

Những bé cún con cũng cần phải vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Khi tắm cho chó con bạn không nên tắm quá sớm, nhất là những bé dưới 6 tuần tuổi. Bởi cơ thể chúng lúc này còn non yếu nên rất dễ bị cảm lạnh. Thời điểm để tắm tốt nhất là khi các bé đủ 10 – 12 tuần tuổi. Lưu ý trước khi tắm, hãy cho các chú cún làm quen với bồn tắm trước nhé!

Cách nuôi chó con không chỉ đơn giản là cho ăn mà còn phải tắm rửa sạch sẽ cho chúng thường xuyên
Cách nuôi chó con không chỉ đơn giản là cho ăn mà còn phải tắm rửa sạch sẽ cho chúng thường xuyên

Da của mỗi giống chó sẽ khác nhau, nên bạn cần lựa chọn loại sữa tắm phù hợp, để tránh rụng lông và gây khô da. Nhất là tránh bị nhiễm khuẩn, kí sinh trùng…

Chải lông và cắt móng cho chó con

Sau khi tắm song, bạn nên hỗ trợ chải lông cho cún. Việc này sẽ giúp cho cún yêu của bạn thật khỏe mạnh. Khi tiến hành chải lông, nên chải toàn bộ lông, kể cả chân sau và phần bụng. Bạn có thể treo thưởng cho các chú cún nếu chịu nằm yên để chải lông.

Hãy thưởng cho cún yêu cún bạn khi chúng chịu nằm yên để chải lông
Hãy thưởng cho cún yêu cún bạn khi chúng chịu nằm yên để chải lông

Về việc cắt móng chân cho chó con cũng cần phải làm thường xuyên. Nếu bạn để móng chân quá dài, sẽ rất nguy hiểm cho bạn lẫn bản thân chúng. Đôi khi sẽ còn làm hỏng sàn, tường nhà.

>> Có thể bạn quan tâm: Chó không ăn được gì? Bật mí 17 thực phẩm chó không nên ăn

Cắt tỉa lông cho chó con

Cách nuôi chó con đúng cách còn có cả công việc cắt tỉa lông, nhất là bộ lông máu cần phải cắt đi
Cách nuôi chó con đúng cách còn có cả công việc cắt tỉa lông, nhất là bộ lông máu cần phải cắt đi

Thời điểm thích hợp để cắt tỉa lông là khi chó con bước vào 6 – 8 tháng tuổi – lúc chúng bắt đầu thay lông lần đầu. Bộ lông bạn sẽ cắt đi lúc này chính là bộ lông máu, cần được cắt bỏ để lớp lông mới mọc lại sẽ mượt mà và chắc khỏe hơn.

>>> Xem thêm: Chó Poodle – Tất cả những gì bạn cần biết khi nuôi

Chuẩn bị chỗ ở cho chó con

Cách nuôi chó con đảm bảo vệ sinh là cần chuẩn bị chỗ ở cho cún sạch sẽ, thông thoáng
Cách nuôi chó con đảm bảo vệ sinh là cần chuẩn bị chỗ ở cho cún sạch sẽ, thông thoáng

Môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cún con. Chổ ở của “tiểu boss” cần thông thoáng , ấm và đầy đủ ánh sáng. Tránh những vị trí cao như ban công, cầu thang, cửa sổ. Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chỗ nằm của cún để phòng ngừa bệnh, vi khuẩn.

Tẩy giun cho chó con

Bạn có thể dùng những loại thuốc đặc trị tẩy giun thú y để tẩy giun định kỳ cho chó con
Bạn có thể dùng những loại thuốc đặc trị tẩy giun thú y để tẩy giun định kỳ cho chó con

Giun sán tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua việc phòng ngừa giun sán cho các bé cún. Vì nếu không được tẩy giun, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe sau này của cún. Việc tẩy giun nên được thực hiện theo định kỳ, bắt đầu từ khi chó còn nhỏ. Cụ thể, tẩy giun lặp lại 2 lần đối với chó con 2 tuần tuổi. Từ tháng thứ 6 trở đi, cứ 3 tháng bạn tẩy giun cho cún 1 lần. Cứ lặp lại như vậy theo mỗi năm.

Vậy làm thế nào để cún con nhà bạn nhanh lớn?

Giai đoạn những bé cún bắt đầu ti sữa mẹ, có thể lúc này chúng đang rất khỏe mạnh. Nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chó mẹ, để vừa đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho cả mẹ và con. Nhưng đến khi cai sữa chúng thường bị ốm, thậm chí là chết. Vì vậy lúc này bạn cần quan tâm nhiều hơn từ thói quen hằng ngày đến chế độ dinh dưỡng.

Khi cho ăn, hãy tập thói quen cho cún ăn đúng giờ, đúng bữa. Để chó có hệ miễn dịch tốt, thức ăn cho chó con nên tăng cường thêm protein như: cá, trứng, sữa…Nên cân nhắc đúng lượng thức ăn vừa đủ. Vì nếu sai 1 chút các chú cún sẽ khó tiêu hóa, đi ngoài nhiều hoặc sụt cân. Cần đặc biệt lưu tâm khi bé cún nhà bạn bỏ ăn. Vì rất có thể chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe. Lúc này bạn nên đứa các bé đến bác sĩ thú y nhé!

Với tất cả những thông tin về cách nuôi chó con ở trên. Bạn hãy tự tin để chào đón những thành viên bốn chân nhỏ bé về ngôi nhà của mình nhé. Tuy việc chăm sóc chó con tốn khá nhiều công sức và thời gian. Nhưng với tình yêu thương động vật, chắc chắn bạn sẽ làm được đúng không nào. Nếu không thì những em chó của bạn sẽ rất đáng thương lắm đấy. Cuối cùng đừng quên truy cập vào RaoXYZ để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích được cập nhật mỗi ngày bạn nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá ngay 6 đặc điểm về chó tai dài cocker có thể bạn chưa biết