Các trường đào tạo ngành Tâm lý học tốt nhất

Các trường đào tạo ngành Tâm lý học tốt nhất


Ở xã hội hiện đại, áp lực công việc, áp lực cuộc sống gia tăng dẫn đến nhu cầu về trị liệu tâm lý tăng lên nhanh chóng. Những người có bằng cấp chuyên môn về tâm lý học trở nên "đắt giá" hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, tâm lý học còn được ứng dụng rất nhiều vào việc thúc đẩy, nâng cao hiệu suất công việc, giáo dục và định hướng cũng như đóng vai trò không thể thay thế trong tâm lý học tội phạm. Chọn đúng trường đào tạo ngành tâm lý học là bước đầu tiên để các em học sinh tiếp xúc và làm quen, được học tập, trải nghiệm trong môi trường tốt.

Cac truong dao tao nganh Tam ly hoc tot nhat

Có những trường nào đào tạo ngành Tâm lý học tốt?

I. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học

Tâm lý học là một ngành học được đánh giá là khá "trừu tượng" vì tập trung vào nghiên cứu hành vi, tư tưởng, tinh thần của con người. Theo thời gian, khoa học tâm lý ngày càng phát triển, các chương trình đào tạo dần được chuẩn hóa với những nghiên cứu chuyên sâu, chính xác và có tính ứng dụng cao.

Chương trình học của ngành tâm lý học bao gồm các môn cơ sở và chuyên ngành chia theo khoảng 4 hướng chính là: Hướng chuyên ngành Tâm lý học xã hội; Hướng chuyên ngành Tâm lý học Quản lý- kinh doanh; Hướng chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng; Hướng chuyên ngành Tâm lý học tham vấn. Các môn học cụ thể, thực hành sẽ được điều chỉnh theo từng hướng khác nhau.

II. Các trường đào tạo ngành Tâm lý học tốt nhất

Học ở các trường đào tạo ngành tâm lý học tốt nhất, sinh viên có cơ hội tiếp xúc với chương trình học đầy đủ, toàn diện, giảng viên chất lượng, được đào tạo theo tiêu chuẩn và có thể thực hành thực tế nhiều hơn, có nhiều cơ hội nghiên cứu chuyên sâu, đi trao đổi tại nước ngoài, đi du học... Dĩ nhiên, cạnh tranh vào các trường tốt thường không dễ dàng nên các bạn học sinh cần có kết quả học tập và thi tốt.

1. Những trường đào tạo ngành Tâm lý học tốt nhất cả nước hiện nay

1.1. Miền Bắc

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
  • Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Đại học Lao động Xã hội.
  • Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

1.2. Miền Trung

  • Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
  • Đại học Quy Nhơn.
  • Đại học Đông Á.

1.3. Miền Nam

  • Đại học Sư phạm TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM.
  • Đại học Lao động Xã hội (cơ sở phía Nam).
  • Đại học Sài Gòn.
  • Đại học Hoa Sen.
  • Đại học Văn Lang.
Cac truong dao tao nganh Tam ly hoc tot nhat
Lựa chọn trường đào tạo ngành Tâm lý học cần lưu ý điều gì?

2. Lưu ý khi chọn trường đào tạo ngành Tâm lý học

Có thể thấy, có khá nhiều trường đào tạo ngành tâm lý học ở hiện tại. Trong tương lai, khi ngành này càng hot thì càng nhiều bạn học sinh quan tâm, sẽ có thêm nhiều trường thiết kế chương trình đào tạo và tuyển sinh. Để chọn đúng trường phù hợp với bản thân, các em học sinh cần lưu ý:
2.1. Chọn trường dựa theo năng lực
Khi chọn trường đào tạo ngành tâm lý học, ngoài việc căn cứ vào khu vực địa lý, bạn phải đánh giá khả năng thi đỗ dựa vào năng lực của bản thân. Có những trường tốt, nổi tiếng, uy tín bậc nhất trên cả nước và tuyển sinh cả khối A, B, D, C cho ngành này nhưng điểm sàn rất cao và dĩ nhiên, điểm chuẩn còn cao hơn. Nếu như không tự tin rằng mình sẽ thi đỗ, bạn có thể cân nhắc đến các lựa chọn khác, miễn là phù hợp.
2.2. Chọn trường theo sở thích
Trong một số trường hợp khác, sẽ có bạn có năng lực, có khả năng thi đỗ trường top nhưng không thực sự thích môi trường đào tạo ở đó thì cũng có thể cân nhắc. Chỉ khi thực sự yêu thích ngành học, có mục tiêu rõ ràng thì bạn mới có thể gắn bó và phát huy tốt nhất.
2.3. Tìm hiểu trước chương trình đào tạo của trường
Thực tế, vẫn là đào tạo ngành tâm lý học nhưng mỗi trường sẽ có chương trình khác nhau, hướng sinh viên đến các mảng khác nhau. Những trường như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cả ĐHQGHN và ĐHQG TP.HCM) thường có các chương trình đào tạo chất lượng cao và hướng đến nghiên cứu, giảng dạy, lâm sàng; các trường sư phạm có thể thiên về tâm lý học giáo dục,... Tìm hiểu trước và xác định thế mạnh của từng trường, các cơ hội việc làm hoặc dễ đi du học, trao đổi... là cách giúp bạn sẵn sàng và không nuối tiếc vì "chọn nhầm trường".

III. Học Tâm lý học ra trường làm việc ở đâu? Lương cao không?

1. Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học

Tốt nghiệp hệ cử nhân ngành Tâm lý học, sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp và có thể ứng tuyển tại nhiều cơ sở như:

  • Làm việc trong các bệnh viện, trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý.
  • Làm việc trong các viện nghiên cứu (cần tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ).
  • Trở thành giảng viên trong các trường đào tạo ngành tâm lý học.
  • Làm việc tại các trường học các cấp, tư vấn tâm lý giáo dục học đường...
  • Làm việc trong các công ty, doanh nghiệp lớn để hỗ trợ vấn đề tâm lý cho công nhân viên hoặc trong các câu lạc bộ thể thao (bóng đá, bóng chuyền...).
Cac truong dao tao nganh Tam ly hoc tot nhat
Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học sau khi tốt nghiệp ra sao?

2. Mức lương ngành Tâm lý học

Thực tế, ở các quốc gia phát triển như Mỹ hay châu Âu, những người học ngành tâm lý học, có bằng cấp chính quy thường nhận mức lương khá cao, có thể trung bình trong khoảng 60.000 USD/năm (tương đương khoảng hơn 1,3 tỷ/năm). Tuy nhiên, ở Việt Nam thì nếu chỉ có bằng cử nhân, mức lương của bạn khi mới ra trường thường chỉ khoảng 5 - 7 triệu/tháng, tăng lên 10 triệu/tháng sau vài năm kinh nghiệm. Chỉ các chuyên gia tâm lý học nổi tiếng, có uy tín mới có thể nhận lương tới 20 - 30 triệu/tháng.

Bên cạnh đó, có nhiều bạn lựa chọn làm trái ngành. Với vốn kiến thức chuyên về tâm lý, các bạn có thể dễ phát triển hơn theo hướng nhân sự hoặc tư vấn. Tuy nhiên, nếu thực sự giỏi và học lên có bằng cấp cao hơn, theo hướng tâm lý học lâm sàng, trị liệu... thu nhập của bạn sẽ rất "khủng". Chi phí tư vấn của các chuyên gia được tính theo giờ, có thể là khoảng 2 - 5 triệu/giờ.

Theo học các trường đào tạo ngành tâm lý học tốt, nổi tiếng, có kết quả học tập ấn tượng, các bạn sẽ không phải lo đến vấn đề tìm việc làm sau khi ra trường. Một ngành học thú vị và nhiều triển vọng xứng đáng để các bạn có đam mê thử sức và nỗ lực. Chúc bạn thành công!