Bí quyết viết thư xin dời lịch phỏng vấn chuyên nghiệp nhất

Bí quyết viết thư xin dời lịch phỏng vấn chuyên nghiệp nhất

1. Có nên gửi thư xin dời lịch phỏng vấn?

Thực tế cho thấy, ứng viên có nhiều lý do khác nhau để không tham dự buổi phỏng vấn như: Nhà xa, tìm được công việc khác, lười… Tuy vậy, cũng có nhiều ứng viên tha thiết và mong muốn được tham gia phỏng vấn, nhưng lại vì một lý do bất khả kháng khiến ứng viên không thể có mặt như lịch đã hẹn? Và lúc này, thư xin dời lịch phỏng vấn là cần thiết và quan trọng.

Thư xin dời lịch phỏng vấn là cần thiết và quan trọng
Thư xin dời lịch phỏng vấn là cần thiết và quan trọng

Tuy không phải lá thư xin dời lịch phỏng vấn nào cũng được nhà tuyển dụng vui vẻ chấp nhận, nhưng khi nhìn thấy sự nhiệt huyết của bạn thông qua lá thư và họ cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc thì bạn vẫn còn có cơ hội. 

Thông qua lá thư của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thái độ và phong cách làm việc của bạn. Do đó, bạn cần thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng và cần có một lý do hợp lý, kèm theo những thông tin cá nhân “xịn sò” thì chắc chắn buổi phỏng vấn thứ hai sẽ được sắp xếp nhanh chóng.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Bí quyết viết thư xin dời lịch phỏng vấn cực chuẩn

2.1. Hướng dẫn cách tạo nên lá thư xin dời lịch phỏng vấn

Trong lá thư của bạn sẽ có 3 phần cơ bản là mở đầu, phần nội dung và phần kết. Cùng xem cách viết các mục để tạo nên một lá thư xin dời lịch phỏng vấn cực xịn, khiến nhà tuyển dụng không thể chối từ nhé!

2.1.1. Mở đầu thư

Trong phần mở đầu lá thư của bạn, bạn cần trình bày quốc hiệu và tiêu ngữ trên cùng. Bạn cần nhớ rằng hai mục này phải được viết theo quy chuẩn: Quốc hiệu viết toàn bộ bằng chữ in hoa, các cụm từ trong tiêu ngữ viết hoa chữ cái đầu và cách nhau bởi dấu gạch ngang.

Mở đầu thư cần đầy đủ nội dung
Mở đầu thư cần đầy đủ nội dung

Nếu bạn viết thư xin dời lịch phỏng vấn qua email, bạn có thể bỏ qua phần quốc hiệu, tiêu ngữ để đi đến phần tên của lá thư. Tên lá thư hoặc tiêu đề thư bạn hãy biết chữ in hoa thật nổi bật “THƯ XIN DỜI LỊCH PHỎNG VẤN”.

Mục bên dưới, bạn hãy ghi rõ ràng họ tên, vị trí công việc mà bạn ứng tuyển kèm theo mã số công việc (nếu có). Tiếp đến là mục kính gửi, bạn cần ghi rõ ràng tên người nhận lá thư của mình (người hẹn bạn phỏng vấn), hoặc nếu không biết rõ tên, bạn có thể để là phòng tuyển dụng hoặc phòng nhân sự.

2.1.2. Phần nội dung lá thư

Sau khi hoàn thiện phần mở đầu lá thư thuyết phục, bạn cần tiến tới phần tiếp theo là nội dung của lá thư. Đây chính là phần quan trọng và quyết định đến thái độ của bạn nhất.

Bạn cần thể hiện thái độ lịch sự, sự chân thành của mình gửi đến nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho mình tham gia phỏng vấn. Mở đầu nội dung, bạn có thể kèm theo một lời cảm ơn chân thành và ngắn gọn.

Thể hiện thái độ lịch sự trong lá thư xin dời lịch phỏng vấn
Thể hiện thái độ lịch sự trong lá thư xin dời lịch phỏng vấn

Ví dụ: “Tôi rất vui khi nhận được thư thông báo lịch phỏng vấn của quý Công ty ABC với vị trí Nhân viên Sale”.

Đây chính là nền móng giúp bạn đề cập đến lý do hoãn phỏng vấn sau đó, do đó bạn cần tối ưu một cách ngắn gọn. Không cần giải thích giải dòng, bạn có thể đi thẳng vào vấn đề chính lý do bạn xin dời lịch phỏng vấn.

Ví dụ: “Tuy vậy, vì tôi có việc đột xuất/ việc cá nhân/ việc quan trọng cần giải quyết vào ngày/ tháng/ năm”.

Nhà tuyển dụng muốn biết được lý do cụ thể và ngày mà bạn không thể đến phỏng vấn, do đó bạn cần nêu rõ ràng nhé! Sau đó, bạn nên gợi ý nhà tuyển dụng một lời đề nghị về thời gian mà mình có thể tham gia buổi phỏng vấn vào lần kế tiếp.

Ví dụ: “Vì vậy, tôi mong rằng quý công ty sẽ sắp xếp cho tôi một buổi phỏng vấn khác vào ngày/ tháng/ năm”.

Hẹn nhà tuyển dụng một buổi phỏng vấn mới
Hẹn nhà tuyển dụng một buổi phỏng vấn mới

2.1.3. Phần kết lá thư

Cuối cùng, bạn cần cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã đọc lá thư của bạn và mong rằng họ sẽ chấp nhận yêu cầu dời lịch phỏng vấn của bạn. Đồng thời, bạn cần gửi lời xin lỗi một cách chân thành vì mình đã khiến họ phải sắp xếp lại lịch một lần nữa.

Ví dụ: “Tôi hy vọng quý công ty sẽ sắp xếp và tạo điều kiện để tôi có thể thay đổi thời gian phỏng vấn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và xin lỗi vì sự bất tiện này.

Trân trọng,

[Ký tên]”.

2.2. Một số lưu ý cần biết khi viết thư xin dời lịch phỏng vấn

Sau khi đã hoàn thiện nội dung lá thư, bạn cần phải nắm được một số lưu ý để có thể tạo nên lá thư hoàn chỉnh nhất.

2.2.1. Phản hồi nhanh chóng

Sau khi đã xác định được hôm phỏng vấn mình không thể đến và thời gian mà mình có thể đến buổi phỏng vấn kế tiếp, bạn hãy phản hồi càng nhanh càng tốt. Bởi nhà tuyển dụng có rất nhiều việc và cần sắp xếp lịch phỏng vấn cho ứng viên, do đó bạn cần xác nhận lại với họ về thời gian phỏng vấn.

Phản hồi nhanh chóng
Phản hồi nhanh chóng

Trong trường hợp nếu bạn không muốn đến buổi phỏng vấn, bạn cần phải từ chối khéo léo để tránh mất thời gian đôi bên.

2.2.2. Hãy chắc chắn

Khi bạn đã gửi lá thư hoặc email đến nhà tuyển dụng, giống như “bát nước đã đổ đi”, dù bạn hối hận thì đã muộn màng. Do đó, bạn cần chắc chắn thời gian mà mình không thể đến buổi phỏng vấn và thời gian hẹn lại của mình. Tránh việc hẹn đi hẹn lại, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá là người thiếu quyết đoán, không đáng tin cậy và thiếu chuyên nghiệp.

2.2.3. Hãy lịch sự

Khi gửi thư dời lịch đến người phỏng vấn, bạn cần thể hiện thái độ lịch sự và không cao ngạo. Một lá thư với lời lẽ lịch sự, lời xin lỗi chân thành sẽ giúp nhà tuyển dụng nguôi ngoai phần nào sự bực tức về thời gian mà bạn không thể tới phỏng vấn. Đồng thời, khi nhà tuyển dụng gặp mặt bạn lần tới, họ sẽ cảm thấy hài lòng với bạn hơn là cảm thấy bạn “chướng tai gai mắt”.

Hãy lịch sự khi viết lá thư
Hãy lịch sự khi viết lá thư

2.2.4. Ngắn gọn và súc tích

Nội dung trong lá thư xin dời lịch hẹn phỏng vấn của bạn cần phải súc tích và ngắn gọn. Độ dài lý tưởng nhất của lá thư là không vượt quá 1 trang giấy A4. Để tránh mất thời gian của hai bên, bạn nên đi thẳng vào lý do xin dời lịch phỏng vấn và tập trung vào những mục quan trọng nhất. Tránh kể lể dài dòng!

Đồng thời, bạn cần bày tỏ lời xin lỗi vì đã không thể đến buổi phỏng vấn lần tới và hẹn nhà tuyển dụng vào một dịp khác để họ chủ động sắp xếp. Các thông tin bạn đưa ra trong lá thư của mình cũng cần phải đúng chính tả và trình bày sạch sẽ. Bạn hãy thể hiện thái độ chuyên nghiệp qua lá thư này nhé!

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách để tạo nên một lá thư xin dời lịch phỏng vấn chuyên nghiệp. Nếu bạn thật sự yêu thích công việc này, hãy gửi một lá thư thể hiện được thái độ chuyên nghiệp, lịch sự của mình tới nhà tuyển dụng và hẹn họ vào một khoảng thời gian cụ thể. Trong trường hợp bạn không muốn đến phỏng vấn nữa, bạn cần phải nói rõ ràng để tránh mất thời gian đôi bên.