Bí quyết viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc tinh tế

Bí quyết viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc tinh tế

1. Nghệ thuật giúp bạn viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc

1.1. Vì sao nên viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc?

Bạn đã trải qua rất nhiều vòng phỏng vấn và trông mong cơ hội đến với mình nhưng nhà tuyển dụng lại từ chối bạn ở vòng cuối. Có thể lúc này, bạn sẽ nghĩ rằng, tại sao mình phải trả lời một cách lịch sự trong khi bị họ từ chối đúng không?

Lá thư cảm ơn khi bị từ chối công việc thể hiện tính chuyên nghiệp
Lá thư cảm ơn khi bị từ chối công việc thể hiện tính chuyên nghiệp

Tuy nhiên, để thể hiện tính chuyên nghiệp, giúp bạn thiết lập thêm một mối quan hệ và mở cho bạn một cơ hội việc làm trong tương lai, thì bạn nên viết thư trả lời lại nhà tuyển dụng.

Bạn có thể chuyển lời từ chối đó thành một lời đề nghị và khi đó, bạn sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi trả lời email của nhà tuyển dụng. Điều này khiến bạn có thể nhận được những thông tin giúp bạn tiến bộ hay cải thiện bản thân để thuận lợi cho công việc sau này.

1.2. Cách trả lời lá thư khi bị từ chối công việc khéo léo

1.2.1. Giữ bình tĩnh

Khi bạn bị từ chối công việc, có thể bạn sẽ cảm thấy buồn bã nhưng điều đó không có nghĩa là bạn giận dỗi hay tỏ thái độ bực bội với nhà tuyển dụng. Bởi biết đâu, nhà tuyển dụng đã có ấn tượng với bạn và muốn tuyển dụng bạn vào mô vị trí nào đó trong công ty vào lần tới. Tuy nhiên, khi gặp thái độ không niềm nở, cư xử không tốt hay buộc tội nhà tuyển dụng của bạn, họ sẽ cảm thấy bạn hoàn toàn không phù hợp và cho vào danh sách đen.

Giữ bình tĩnh khi nhà tuyển dụng từ chối
Giữ bình tĩnh khi nhà tuyển dụng từ chối

1.2.2. Viết thư cảm ơn

Một lời cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng sau khi bị từ chối công việc là rất cần thiết. Chẳng hạn, nếu bạn thật sự là ứng viên giỏi, có thể vào thời điểm hiện tại, bạn không phù hợp với công ty. Nhưng nếu bạn xuất sắc và có một lời cảm ơn chân thành gửi đến nhà tuyển dụng, họ sẽ ghi nhớ bạn nhiều hơn.

Đồng thời, khi có một vị trí nào đó phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng có thể ghi nhớ và gọi điện mời bạn tham gia phỏng vấn, đáp ứng được nguyện vọng của bạn vào làm việc tại công ty đó.

1.2.3. Đầy đủ nội dung lá thư

Một lá thư cảm ơn chuyên nghiệp cần phải có đầy đủ các nội dung cần thiết. Vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn, vừa để lại cho nhà tuyển dụng dấu ấn tốt đẹp. Vì vậy, bạn nên chú ý đầy đủ nội dung lá thư gồm các thông tin của bản thân bạn, lý do viết thư và lời cảm ơn sâu sắc gửi đến nhà tuyển dụng.

Đầy đủ nội dung lá thư
Đầy đủ nội dung lá thư

1.2.4. Thái độ tôn trọng, cầu thị

Khi bị từ chối công việc, bạn đừng nên tỏ ra cáu gắt, bực bội hay khó chịu và cố gắng hỏi nguyên do. Bạn cần viết thư trả lời bằng thái độ tôn trọng, cầu thị và giàu lòng tự trọng, vì bạn đang nỗ lực không ngừng để tìm kiếm các cơ hội mới.

1.2.5. Gửi đi lời nhắc thân thiện

Có một lời khuyên hữu ích cho ứng viên sau khi bị từ chối công việc rằng ứng viên nên giữ liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi bị từ chối việc làm. Bởi tạo một mối quan hệ mới là rất cần thiết và biết đâu bạn lại được lựa chọn vào một vị trí còn thiếu trong công ty. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rằng bạn luôn hứng thú với vị trí công việc trong công ty và có thể đưa ra một lời đề nghị hợp lý cho bạn.

Gửi đi lời nhắc thân thiện
Gửi đi lời nhắc thân thiện

Sau khi được trả lời rằng bạn không trúng tuyển, bạn có thể đề nghị với nhà tuyển dụng đưa ra cho mình lời khuyên hợp lý và giúp bạn thể hiện tốt hơn ở những lần kế tiếp. Cho dù bạn không thích những điều mà nhà tuyển dụng nói, nhưng hãy tỏ ra chuyên nghiệp.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Cách viết thư cảm ơn khi bị từ chối công việc khéo léo và thông minh

2.1. Nội dung cần có

Một lá thư cảm ơn của bạn nên đầy đủ các nội dung và có mở đầu, kết thúc để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Một lá thư hoàn chỉnh sẽ đảm bảo những yếu tố dưới đây:

- Lời cảm ơn: Bạn cần gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì họ đã đánh giá và xem xét hồ sơ xin việc của bạn, bỏ thời gian theo dõi buổi phỏng vấn rồi mới đưa ra quyết định viết thư từ chối.

Lời cảm ơn chân thành
Lời cảm ơn chân thành

- Thể hiện sự tiếc nuối của bản thân mình khi không thể làm việc tại vị trí trong công ty.

- Giữ thái độ tôn trọng, tinh thần cầu tiến và hứa hẹn sẽ cố gắng trau dồi các kinh nghiệm, kỹ năng để có thể hợp tác với công ty, doanh nghiệp vào thời gian sắp tới.

- Gửi lời chúc đến công ty, đảm bảo công ty luôn phát triển bền vững, lâu dài.

- Đưa ra các thông tin liên hệ ở cuối thư để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Tùy theo khả năng mà bạn biên soạn lá thư ngắn hoặc dài sao cho phù hợp, tuy vậy những nội dung trên đây là mục không thể thiếu trong lá thư của bạn.

2.2. Mẫu thư cảm ơn khi bị từ chối công việc thông minh

Gợi ý cách trả lời lá thư khi bị từ chối công việc
Gợi ý cách trả lời lá thư khi bị từ chối công việc

Kính gửi: Ông/ Bà (người tuyển dụng)/ Quý công ty ABC

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Ngọc My, người đã tham gia phỏng vấn tại văn phòng công ty A vào lúc 8 giờ sáng ngày … tháng … năm… với vị trí Giám đốc kinh doanh. Hôm nay, tôi đã nhận được thông báo của quý công ty về việc tôi chưa phù hợp với vị trí này tại công ty.

Đầu tiên, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến quý công ty A vì đã bỏ ra thời gian đánh giá hồ sơ và trao đổi, phỏng vấn tôi về vị trí công việc Giám đốc kinh doanh.

Tôi cảm thấy cực kỳ yêu thích và ấn tượng với cách thức hoạt động của công ty. Tuy tôi khá buồn bã, thất vọng vì mình không được tuyển dụng vào quý công ty. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng mình chưa thực sự phù hợp với vị trí Giám đốc kinh doanh và tôi tôn trọng quyết định do phía công ty đưa ra.

Tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ phía công ty lý do mà tôi không được nhận vào làm việc, để tôi có thể xem xét, thay đổi và cố gắng hoàn thiện bản thân hơn nữa.

Hy vọng sau này chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai và một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty. Hy vọng công ty sẽ ngày càng phát triển bền vững trong tương lai.

Trân trọng,

Nguyễn Ngọc My [Tên bạn]

[Số điện thoại liên hệ]

[Email liên hệ]

Như vậy, một lá thư cảm ơn khi bị từ chối công việc là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự của bạn đối với nhà tuyển dụng dù không được ứng tuyển vào vị trí công việc. Đồng thời, lá thư cũng giúp bạn nhận được những lời đề nghị sâu sắc để ngày càng cải thiện bản thân hơn nữa, cố gắng trau dồi những kỹ năng cần thiết để mở ra cánh cửa trong tương lai.