Bí quyết “vàng” để tuyển dụng trực tuyến hiệu quả và thành công

Bí quyết “vàng” để tuyển dụng trực tuyến hiệu quả và thành công

Tuyển dụng trực tuyến đang là hình thức tuyển dụng ưa chuộng trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những ứng viên chất lượng và đáp ứng đủ yêu cầu là một bài toán khó. Khiến doanh nghiệp hao tốn không ít chi phí, thời gian và thậm chí rơi vào cảnh “tuyển dụng cho đủ số lượng nhưng không đảm bảo chất lượng”. Thiếu sự chuẩn bị trước và sự chủ động khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong tuyển dụng trực tuyến có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

Vì vậy, doanh nghiệp nên bắt đầu đợt tuyển dụng của mình bằng một kế hoạch nhân sự tổng quan giúp định hướng quá trình tuyển dụng. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cần lường trước những vấn đề và thách thức khi triển khai tuyển dụng online, cũng như đảm bảo có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất có thể. Dưới đây là 4 bí quyết “vàng” giúp doanh nghiệp tuyển dụng trực tuyến đạt hiệu quả và thành công.

1. Chuẩn bị Kế hoạch Tuyển dụng Nhân sự Trực tuyến

Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự cụ thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực.

Trong bất kỳ đợt tuyển dụng nào, HR cũng cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự và quy trình tuyển dụng cụ thể. Một kế hoạch cụ thể và rõ ràng giúp HR tiết kiệm thời gian, chi phí và tuyển dụng nhân sự thành công. 

Khác với tuyển dụng thông thường, kế hoạch tuyển dụng nhân sự bằng hình thức tuyển dụng trực tuyến được thiết kế hoàn thiện hơn với một số lưu ý như: tiến hành phỏng vấn online và điều chỉnh thang điểm đánh giá ứng viên qua buổi gặp trực tuyến; sử dụng phần mềm quản lý nhân sự toàn diện; đẩy mạnh nâng cấp và khai thác lợi thế của các website và sàn việc làm,…

2. Xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ

Muốn thành công trong việc tuyển dụng trực tuyến, doanh nghiệp cần nâng cao sự hiện diện và xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp đối với ứng viên. 

Xây dựng hình ảnh thương hiệu trực tuyến nối bật mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

2.1. Website của doanh nghiệp

Điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là cập nhật thông tin trên trang web của mình. Ngoài thông tin về sản phẩm và dịch vụ cung cấp, trang web của doanh nghiệp cần thể hiện tại sao doanh nghiệp là một nơi làm việc lý tưởng. Sử dụng phần “Giới thiệu” để truyền tải mạnh mẽ sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng nên bao gồm thông tin về môi trường làm việc, các hoạt động cộng đồng, tin tức liên quan đến ngành, đánh giá của khách hàng, v.v.

2.2. Tận dụng các kênh truyền thông mạng xã hội

Bên cạnh việc làm nổi bật doanh nghiệp trên trang web, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ trong các cộng đồng trực tuyến và mạng xã hội. Các trang mạng xã hội đã trở thành một nơi để kết nối, chia sẻ thông tin và tìm kiếm những ứng viên có trình độ chuyên môn đang tìm việc làm. 

LinkedIn là một điển hình về một cộng đồng ảo, nơi những người mong muốn xây dựng một hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp phục vụ mục đích tìm việc, tuyển dụng và quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp. LinkedIn giúp các công ty tuyển dụng nhiều hơn với chi phí và nguồn lực tiết kiệm hơn.

Theo báo cáo của Linkedin 2021, so với năm 2017, số lượng doanh nghiệp gia nhập và sử dụng Linkedin đã tăng 317% vào năm 2021, cán mức 57 triệu công ty. Doanh nghiệp nên “tham gia cuộc chơi” bằng cách đảm bảo có một trang LinkedIn chuyên nghiệp để chia sẻ các thông tin hữu ích và tương tác với những ứng viên tiềm năng một cách hiệu quả.  

2.3. Khai thác trang web và sàn việc làm

Các trang web và sàn việc là kênh tuyển dụng online phổ biến và hiệu quả nhất. Về cơ bản, các trang web này cho phép doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng, và nhận lại các hồ sơ ứng tuyển trực tuyến từ ứng viên ở khắp mọi nơi. 

Một trong những trang web tuyển dụng lâu đời và uy tín hàng đầu Việt Nam là Việc Làm 24h. Doanh nghiệp có thể tiếp cận với hàng triệu ứng viên chất lượng với thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại. Việc Làm 24h là trang web tuyển dụng đáng tin cậy dành cho nhà tuyển dụng, cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng. Ngoài ra, với đội ngũ chuyên viên chăm sóc và tư vấn 1 – 1, doanh nghiệp sẽ không cần lo lắng về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ. 

3. Duy trì liên hệ cá nhân

Sự thành công của tuyển dụng online còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận và duy trì kết nối cá nhân với các ứng viên tiềm năng. Cho dù là gửi e-mail cá nhân, tin nhắn nhanh hay liên hệ với cá nhân qua điện thoại, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với ứng viên để thể hiện tầm quan trọng của kết nối. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên tích cực tham gia các sự kiện việc làm, như hội chợ việc làm, sự kiện kết nối cộng đồng và ngày hội việc làm ở trường đại học. Điều này giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu rõ hơn nhu cầu của nhau và xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn.

4. Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố

Tiến hành phỏng vấn online sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng phỏng vấn và kết quả đánh giá của ứng viên. Điển hình là thể hiện ngôn ngữ cơ thể trước màn hình, nền tảng gặp mặt (Zoom, Google Meet,…), đường truyền Internet, thiết bị kết nối (laptop, smartphone, camera, micro…), bài test online,…

HR cần thời gian liệt kê tất cả các yếu tố có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng thành bảng danh mục chi tiết và chuẩn bị chúng một cách đầy đủ cho mỗi đợt tuyển dụng của mình.

Trên đây là những công việc cần làm cũng như lưu ý giúp các nhà tuyển dụng tìm kiếm được nguồn nhân lực phù hợp thông qua tuyển dụng online. Chúc HR áp dụng và thực hiện thành công nhé!