Bí quyết lập kế hoạch phát triển sự nghiệp chuẩn chỉ nhất

Bí quyết lập kế hoạch phát triển sự nghiệp chuẩn chỉ nhất

1.  Kế hoạch phát triển sự nghiệp là gì?

Trong cuộc sống, từ kế hoạch được sử dụng rất nhiều nhưng không phải bất kỳ ai đều nắm bắt rõ thuật ngữ này một cách hiệu quả. Kế hoạch là một tập hợp ghi nhớ lại những hoạt động, những công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian trước mắt hoặc có thể là lâu dài. Lập kế hoạch giúp cho con người có được một lộ trình rõ ràng, đưa ra một định hướng duy nhất của bản thân mình, từ đó hướng con người tạo ra những việc làm chuẩn mực đúng đắn cho chính bản thân mình. 

Bạn hiểu gì về kế hoạch phát triển sự nghiệp
Bạn hiểu gì về kế hoạch phát triển sự nghiệp

Kế hoạch phát triển sự nghiệp là một kế hoạch hành động cá nhân mà bạn lập ra để tạo ra lộ trình cho sự nghiệp bản thân. Kế hoạch phát triển sự nghiệp cần được phác thảo ví dụ như sau: 

- Điểm khởi đầu: Những gì bắt đầu tạo dựng trong sự nghiệp

- Các điểm quá trình: những hành động, mục tiêu mà bạn đặt ra phải thực hiện

- Các khoảng cách: những thách thức mà bạn phải đối mặt trong quá trình thực hiện

- Lộ trình: Phương thức, giải pháp bạn đưa ra để thu hẹp những khoảng cách ấy

- Điểm kết thúc: những kết quả bạn mong muốn đạt được trong sự nghiệp

Kế hoạch phát triển sự nghiệp giúp các cá nhân xác định được những mục tiêu cụ thể, có thể xem xét khả năng thực hiện, chủ động lên phương án giải quyết trước những tình huống xấu có thể xảy đến. Kế hoạch phát triển sự nghiệp giúp con người tự tin hơn, làm việc có hiệu quả hơn.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Lập kế hoạch phát triển sự nghiệp có tầm quan trọng như thế nào?

Trong công việc, dù ở bất cứ mọi ngành nghề nào cũng cần những hoạch định đạt ra cho bản thân. Lập kế hoạch giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của chính bản thân, giúp bạn quyết định trước những điều mình thực sự muốn làm hoặc bạn có thể tính trước được những rủi ro có thể gặp phải, từ đó đưa ra kế hoạch dự phòng cho chính bản thân. Lập kế hoạch liệt kê tất cả những công việc cần thiết mà mình phải thực hiện trong một khoảng thời gian đã xác định trước:

 Lập kế hoạch phát triển sự nghiệp
 Lập kế hoạch phát triển sự nghiệp 

2.1. Xác định những công việc trước mắt mình phải thực hiện, từ đó định hình ra viễn cảnh tương lai của bản thân

Lên kế hoạch phát triển sự nghiệp là một nhiệm vụ rất khó khăn và đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận từ mỗi người. Có rất nhiều những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, việc bạn phải cân nhắc chọn lựa và đến khi tìm ra một ngành nghề thực sự phù hợp với bản thân là một điều không hề dễ dàng, cũng như không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Bạn cần phải hiểu rõ hơn về chính bản thân mình, hãy dành thời gian nhiều hơn để khám phá ra những điều thực sự bạn muốn thực hiện, rồi khi đó một thứ gọi là đam mê sẽ tự tìm đến bạn. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tham khảo trước khi đưa ra những lối đi cho chính bản thân mình:

- Trong cuộc sống, công việc nào khiến bạn cảm có hứng thú làm việc nhất?

- Tại sao bạn lại cảm thấy yêu thích công việc đó? Làm công việc đó sẽ giúp bạn có được những thành công như thế nào?

- Bạn có ý định gắn bó lâu dài với công việc đó hay không?

- Công việc đó sẽ khiến cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào? Bạn có sẵn sàng cho những thay đổi ấy không?

Xác định công việc trước mắt cần phải thực hiện
Xác định công việc trước mắt cần phải thực hiện

2.2. Xây dựng định hướng tầm nhìn, không bị động

Khi bạn đã khám phá điều gì có ý nghĩa với bản thân mình thông qua các câu hỏi ở trên, hãy viết nó thành những câu trả lời mà bạn sử dụng nó như là một định hướng tầm nhìn cho chính bản thân. Thông qua những câu trả lời ấy, bạn có thể phần nào hình dung ra được tương lai phía trước của chính bản thân.

Ví dụ như là: Cuộc sống xung quanh tôi có nhiều lĩnh vực ngành nghề thật đấy nhưng đối với tôi việc viết bài báo và đăng lên những trang mạng truyền thông khiến tôi cảm thấy hứng thú nhất và có mong muốn gắn bó lâu dài nhất. Lý do tôi chọn công việc đó vì tôi có niềm đam mê viết những bài báo hay, những câu văn chạm tới cảm xúc của bạn đọc, hay đơn giản là tôi muốn thể hiện một quan điểm hay ý kiến cá nhân của bản thân trên các phương tiện truyền thông và muốn tranh luận với mọi người về một vấn đề nào đó. Làm công việc này, tôi sẽ phải sử dụng khả năng lập luận và sáng tạo của chính bản thân mình để làm ra những bài báo chất lượng nhất , có thể chạm đến cảm xúc của độc giả nhất.

Xây dựng tìm nhìn trong bản kế hoạch
Xây dựng tìm nhìn trong bản kế hoạch

Bởi vậy lên kế hoạch cho bản thân thay đổi rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Nó giúp bạn luôn luôn có sự chuẩn bị từ trước, sẵn sàng có những phương án dự phòng cho những tình trạng xấu nhất có thể xảy ra. Điều đó giúp bạn tránh được một phần những rủi ro có thể xảy đến. Có thể trong cuộc sống này luôn tràn đầy những ngã rẽ mà bản thân chúng ta không thể nào lường trước được, thậm chí đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thất bại không mong muốn như kế hoạch mà chúng ta đã đề ra trước đó. 

Nhưng việc thất bại không mong muốn từ trước ấy ta đã cố gắng hết sức rồi, nếu những việc ta làm đúng như những gì trong kế hoạch đề ra, vì vậy ta sẽ có thêm động lực để tiếp tục cố gắng cho sự nghiệp phía trước.

2.3. Hình thành những tiêu chuẩn cho từng công việc

Nếu không chuẩn bị sẵn kế hoạch cho bản thân, bạn sẽ không biết được phương hướng cũng như những công việc mà bạn đề ra. Việc bị động, không có sự chuẩn bị trước cho công việc sẽ gây ra sự giảm sút hiệu quả quá trình làm việc, có thể nhanh chóng dẫn đến thất bại. Lập kế hoạch giúp chúng ta hình thành được quá trình làm việc, các công việc cần phải làm, các bước tiến hành công việc. Lập kế hoạch giúp bạn biết trước được những trình tự công việc cần phải làm theo đúng thời gian bạn muốn nó bắt đầu và kết thúc. Từ đó sẽ khiến bạn cảm thấy bớt áp lực hơn, vượt qua công việc một cách nhẹ nhàng hơn. Những hiệu quả mà kĩ năng lập kế hoạch mang lại:

- Xác định được công việc mình cần phải làm vào đúng khoảng thời gian nào, để có thể nắm bắt tình hình và hoàn thành đúng tiến độ.

- Sắp xếp những công việc theo trình tự nhất định, biết được công việc nào mình cần phải ưu tiên làm trước.

- Đánh giá được mức độ quan trọng của từng công việc. từ đó phân bố được thời gian hợp lý cho những công việc cần thiết phải làm, nên đưa ra thời gian dự phòng tránh trường hợp các công việc chính mình làm không kịp tiến độ thời gian. Nếu tiến độ công việc vượt quá thời hạn cho phép thì cần phải hoàn thành nhanh chóng, một cách tập trung tối đa. Tránh trường hợp các công việc “chồng”  lên nhau dẫn tới nguy cơ mất kiểm soát”.

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Các bước lập kế hoạch phát triển sự nghiệp

3.1. Thu thập những thông tin cần thiết và có thể tìm sự trợ giúp

Trước khi bắt đầu vào vòng xoáy sự nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu một cách chi tiết và cặn kẽ công việc đó. Những thông tin cần nắm bắt ví dụ như là: Công việc đó làm về vấn đề gì? Vấn đề ấy có phù hợp với bản thân mình hay không? Có xứng đáng để mình bỏ thời gian hay không? Hay làm công việc ấy mình có lộ trình thăng tiến rõ ràng hay không?...Việc thu thập thông tin về công việc không bao giờ thừa đối với những người mới bắt đầu, còn đang mơ hồ về công việc trước mắt vì điều đó giúp các bạn hiểu thêm về công việc của bạn thân mình hơn và tránh được tình trạng mau chán về công việc mình hướng tới.

Việc xây dựng một hệ thống sự trợ giúp và cụ thể hơn là những người bạn cùng trang lứa là điều rất cần thiết, vì bạn có thể trao đổi những kế hoạch của bản thân với những người cùng chí hướng. Điều đó giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có trong khi lập kế hoạch, và biết đâu những ý kiến từ những người bạn hay có thể tham khảo từ những người lớn tuổi hơn có thể tác động đến suy nghĩ trước khi đề ra những công việc cần phải làm của bạn.

Thu thập thông tin từ những người đáng tin cậy
Thu thập thông tin từ những người đáng tin cậy

3.2. Từng bước tạo dựng các kế hoạch

Khi đã xác định rõ công việc cần phải làm dành cho bản thân thì việc từng bước xác định những bước thực hiện là rất quan trọng. Mỗi bước là một mắt xích trong một hệ thống dẫn tới thành công. Và nếu một mắt xích trong dây chuyền ấy bị hỏng ( nghĩa là bạn không hoàn thành nhiệm vụ trong công việc ấy hay bạn làm chậm tiến độ hay làm sai) thì kế hoạch của bạn đã coi như bị “hổng” một phần mà khi đó bạn phải tự tìm cách giải quyết. 

Để tránh những sơ suất không đáng có xảy ra thì bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng đến khả năng thực hiện của kế hoạch ấy, những rủi ro trong quá trình thực hiện để tránh những cái sai sót tối đa. Khi tính kỹ các trường hợp rủi ro có thể xảy ra thì bạn hãy viết ra giấy bản kế hoạch một cách chi tiết bao gồm: công việc thực hiện, thời gian thực hiện, cách thực hiện, khả năng thực hiện, mục tiêu. Viết bản kế hoạch không chỉ giúp bạn xác định rõ những công việc mình phải thực hiện mà còn giúp bạn hiểu hơn về công việc hiện tại mình có dự định làm trong tương lai không xa.

Từng bước tạo dựng kế hoạch
Từng bước tạo dựng kế hoạch

Bản kế hoạch giúp bạn nhìn nhận công việc sắp tới một cách tích cực hơn, hay giúp bạn có những đánh giá tốt hơn về công việc mình đang chuẩn bị tiến hành.Bạn cũng nên linh hoạt trong việc kết hợp sắp xếp thứ tự các công việc cùng với việc thực hiện để có thẻ hoàn thành một cách đầy đủ và khoa học nhất.

3.3. Luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với những rủi ro không theo kế hoạch

Lên kế hoạch là một bước chạy đà tâm lý tuyệt vời trước khi bạn bắt đầu làm một công việc nào đó. Nhưng kế hoạch của bạn có thể không bao quát hết được những rủi ro hay những rắc rối có thể xảy ra. Chính vì thế bạn nên chuẩn bị sẵn một tâm thế sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn trong quá trình thực hiện. Bạn cần cải thiện các kỹ năng phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt để chống lại những xáo trộn và trở ngại trong quá trình hướng tới mục tiêu của bản thân.

Bạn có thể thử rèn luyện cho bản thân phương pháp ứng phó giải quyết vấn đề. Đó là phương pháp bao gồm khả năng bao quát hết mọi vấn đề có thể xảy đến, để rồi bạn sẽ thấy chỗ nào không ổn, chỗ nào sẽ gặp khó khăn và sau đó có thể đưa ra giải pháp kịp thời. Trong trường hợp xấu nhất bạn phải thay đổi hoàn toàn kế hoạch thì bạn cũng nên ứng biến một cách linh hoạt. Quá trình này bao gồm cả việc nhận thức các lựa chọn của bản thân, thu thập thông tin, kiểm soát tình huống và thực hiện những công việc theo kế hoạch. 

3.4. Đặt mục tiêu

Mục tiêu là những kết quả mong muốn của bạn mà bạn có thể thực hiện. Đặt mục tiêu là một kỹ năng quan trọng có thể phần nào đó quyết định sự thành công của bạn hay nó cũng tạo động lực cố gắng cho bản thân. Một mục tiêu hợp lý khiến cho bạn càng quyết tâm hơn nữa trong công việc, tạo cho bạn biết những điều cụ thể mà bạn cần phải làm để hoàn thành nhiệm vụ theo đúng mục tiêu ban đầu. Một trong những điều bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời nhất đó là hoàn thành vượt trên mục tiêu đề ra.

Sử dụng phương pháp đặt mục tiêu SMART một cách khoa học giúp gia tăng hiệu quả làm việc. Trải qua quá trình định hình và nghiên cứu, mục tiêu SMART đến nay vẫn được áp dụng phổ biến và được xem là một phương pháp chuẩn hướng tới sự thành công trong công việc. Cụ thể SMART là tập hợp của tổ hợp chữ viết tắt như:

- S: Specific: Giúp cụ thể hóa mục tiêu, tăng độ chân thực rõ ràng tránh nhầm lẫn chênh lệch khi thực hiện

- M: Measurable: Giúp bạn đo lường chính xác được thời gian thực hiện kế hoạch từ đó giúp bạn điều chỉnh chế độ làm việc

- A: Attainable: Giúp những mục tiêu của bạn được đặt ra một cách hợp lý, tránh những mục tiêu vô nghĩa, không thực hiện được 

- R: Relevant: Giúp các mục tiêu đưa ra có sự liên kết với nhau hơn tránh việc những mục tiêu không có liên quan với nhau hơn

- T: Time Based: Giới hạn thời gian cho công việc, giúp bạn phấn đấu làm việc trong một khoảng thời gian đã đề ra

Mục tiêu hướng đến thành công
Mục tiêu hướng đến sự thành công

Khi bạn đã nắm được các tiêu chí cụ thể của mục tiêu SMART, thì bạn nên bám sát 5 yếu tố đã nêu trên trong quá trình lập ra bản kế hoạch chi tiết cho bản thân, cụ thể:

- Định hướng mục tiêu cho bản thân, xác định xem mục tiêu bạn hướng đến là gì. Một mục tiêu dài hạn thông thường nêu ra những tầm nhìn, những chiến lược của bản thân  định hình sẵn để hướng đến những thành công lâu dài. Tuy nhiên, nguyên tắc SMART lại hướng bạn đến những mục tiêu ngắn hạn và tầm trung, để đảm bảo được tính cộng hưởng, góp phần hướng tới thành công nhất định.

- Khi đảm bảo mục tiêu của bạn đã hướng theo tiêu chí SMART, bạn sẽ định hình, và cụ thể hóa những công việc cần phải định hình cụ thể hóa nội dung cần thực hiện từ đó dần dần tiến tới đích mà bạn mong muốn đạt được. Bạn nên viết những kế hoạch đã vạch ra vào một tờ giấy theo một trình tự đã sắp xếp từ trước. Thứ tự các công việc phụ thuộc vào cách sắp xếp và sự ưu ái của bạn. Rồi tờ giấy đó phải được dán vào những nơi dễ nhìn ví dụ như: bàn làm việc, góc học tập để bạn có thể thường xuyên nhìn vào và thực hiện theo một cách chuẩn chỉ mỗi ngày.

- Tạo dựng chi tiết các công việc sẽ giúp cho bạn thực hiện công việc theo từng bước. Bạn có thể chia nhỏ công việc thành các giai đoạn thực hiện theo từng bước một. Cách nào áp dụng với những bạn có sự tỉ mỉ cẩn thận, giúp các bạn từng bước từng bước một hướng tới mục tiêu đặt ra. Lưu ý là: Phải kiểm tra kỹ những bước nhỏ đó để biết được mình đã thực hiện như thế nào ( tức là thực hiện bao nhiêu % kế hoạch) và còn cách mục tiêu bao xa nữa . Từ đó bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian có thể.

Cách xây dựng mục tiêu SMART rất đơn giản nhưng đạt hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể áp dụng vào chính những mục tiêu trước mắt. Vì đây là mục tiêu có khoa học nên bạn nên áp dụng một cách hợp lý vào chính những mục tiêu trước mắt.

Xem thêm : Học ngôn ngữ Anh ra làm gì – Cơ hội để hội nhập quốc tế rộng mở

4. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch phát triển sự nghiệp

Lập kế hoạch phát triển sự nghiệp là nhiệm vụ thiết yếu của các bạn trẻ đang có những ước mơ hoài bão muốn tìm kiếm những thành công nhất định trong sự nghiệp. Muốn cụ thể hóa những ước mơ khát vọng của bản thân, bạn phải nghiêm túc xây dựng kế hoạch của bản thân một cách hợp lý, xác định rõ những mục tiêu mình cần chinh phục. Thêm vào đó, sự sắp xếp các công việc theo đúng trình tự và băng một cách khoa học sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong công việc và tránh được rất nhiều những rủi ro phát sinh. Người giỏi trong việc lập kế hoạch là người luôn hoàn thành xuất sắc những công việc của bản thân một cách nhanh chóng, hơn thế nữa còn thể hiện anh ta là người cẩn thận, đáng tin cậy trong công việc,có  khả năng thăng tiến cao. 

Chuẩn bị một kế hoạch tốt là một bước chạy đà rất quan trọng trong cuộc đời của những người trẻ tuổi mới bước chân vào cuộc sống lo toan đến sự nghiệp của bản thân.  Vì chính bạn mới là người quyết định tương lai của bạn nên hãy chăm chút hơn về vấn đề lập kế hoạch cho con đường phát triển sự nghiệp của mình để có những bước chạy đà tốt nhất.

Với toàn bộ thông tin đã nêu trên, timviec365.net hi vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích  về vấn đề lập kế hoạch phát triển sự nghiệp. Nếu bạn chưa biết bắt đầu công việc từ đâu thì bạn có thể lên trang timviec365.net của chúng mình nhé! Chúc các bạn lập ra những kế hoạch phát triển sự nghiệp.