[Bí quyết lãnh đạo] Quản lý nhân viên cá biệt như thế nào cho hiệu quả?

[Bí quyết lãnh đạo] Quản lý nhân viên cá biệt như thế nào cho hiệu quả?

  • Nhân viên cá biệt – họ là ai?
  • Tại sao cần phải quản lý tốt các nhân viên cá biệt?
  • Bí quyết quản lý nhân viên cá biệt cho nhà lãnh đạo

Trong môi trường công sở luôn có rất nhiều kiểu nhân viên khác nhau, trong đó, nhóm nhân viên cá biệt thường khiến không ít nhà lãnh đạo phải “stress”. Vậy câu hỏi đặt ra là có phương pháp nào để quản lý nhân viên cá biệt hay không?

quản lý nhân viên cá biệt 1

Nhân viên cá biệt – họ là ai?

“Cá biệt” là thuật ngữ tưởng chừng chỉ xuất hiện trong trường học, gắn liền với “học sinh cá biệt” hay “sinh viên cá biệt”,… Tuy nhiên, trong môi trường công sở hiện nay, cụm từ “nhân viên cá biệt” lại xuất hiện khá nhiều. Vậy nhân viên cá biệt, họ là ai?

Hiểu đơn giản nhất, nhân viên cá biệt là những người có tính cách, cách hành xử khác biệt hoàn toàn so với số đông của công ty. Biểu hiện của nhân viên cá biệt thường là:

  • Thường cố tình đi làm muộn, không bao giờ đi làm đúng giờ.
  • Không tuân thủ theo quy định về tác phong, trang phục,… của công ty.
  • Thường xuyên làm việc riêng trong giờ (sử dụng điện thoại, ăn uống, nói chuyện, ra ngoài,…), không thực hiện theo quy chế, kỷ luật của công ty.
  • Thái độ làm việc uể oải, bất mãn, không tập trung.
  • Dễ dàng và sẵn sàng nổi giận, gây sự với đồng nghiệp, thậm chí là khách hàng.

👉 Xem thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả: 7 tips bạn nhất định phải biết

Nhân viên cá biệt - họ là ai?
Nhân viên cá biệt – họ là ai?

Tại sao cần phải quản lý tốt các nhân viên cá biệt?

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng khó tránh khỏi việc gặp những nhân viên cá biệt. Điều quan trọng là những người này có thể rất tài năng, mang lại giá trị tốt, giúp công ty phát triển mạnh mẽ. Do đó, việc xây dựng nên quy chế, chính sách cũng như phương pháp để quản lý đội ngũ nhân viên cá biệt này là rất quan trọng.

Bởi dù có năng lực, kiểu nhân viên này vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây mâu thuẫn không đáng có trong một tổ chức. Ví dụ đơn giản như là họ thích làm việc một mình, từ chối san sẻ công việc với người khác, thường tỏ ra khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng nếu không vừa ý,… 

Những hành động, cách hành xử này trước mắt có thể sẽ không ảnh hưởng đến mọi người, song xét về lâu dài, nó sẽ dẫn đến một loạt các hệ quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như năng suất công việc giảm, nhân viên thường xuyên stress, nóng giận, không thoải mái khi làm việc, xuất hiện những cuộc đấu đá, cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu đồng nghiệp,… Khi mọi mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm, có những nhân viên không thể chịu được nữa, họ đành phải xin nghỉ việc để tránh xung đột.

Chính bởi những vấn đề trên, các nhà lãnh đạo sẽ cần phải làm sao để quản lý thật tốt nhân viên cá biệt, họ có thể thể hiện cá tính, song sẽ cần ở mức độ nhất định, hạn chế tối đa các hậu quả không mong muốn. Vậy bí quyết ở đây là gì?

👉 Xem thêm: [Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Tại sao cần phải quản lý tốt các nhân viên cá biệt?
Tại sao cần phải quản lý tốt các nhân viên cá biệt?

Bí quyết quản lý nhân viên cá biệt cho nhà lãnh đạo

Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có khả năng nhìn nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên cá biệt. Có thể họ chưa có kinh nghiệm, cũng có thể họ quá nhiều việc và không để tâm đến “con sâu” này. Hoặc cũng có những người, họ chọn cho mình một lối đi riêng, cách quản lý khác biệt đối với nhân viên cấp dưới của mình. Tuy nhiên, dù là lựa chọn theo hướng nào, các nhà lãnh đạo cũng cần phải đảm bảo quán triệt được hết những tồn đọng, hạn chế, tạo nên môi trường công sở lành mạnh, thân thiện, hòa đồng. Có như vậy, các nhân viên khác mới có thêm động lực làm việc, đồng thời bản thân những “cái tên cá biệt” cũng biết nhìn nhận lại bản thân và thay đổi. Vậy, nhà quản lý cần phải làm gì?

  • Thứ nhất, các nhà lãnh đạo, quản lý cần phải làm sao để nhân viên cá biệt ý thức được những rắc rối, điều tiêu cực mà họ gây ra tại nơi làm việc. Thường các nhân viên sẽ không rõ về hành động gây phân tán của mình và người quản lý cần gặp gỡ, giải thích về sự ảnh hưởng đó đến đồng nghiệp cũng như công ty. Việc nhận thức chính là bước quan trọng đầu tiên để đối phó với các nhân viên cá biệt nơi công sở.
  • Thứ hai, nhà quản lý cần phải khiến cho nhân viên cá biệt mong muốn thay đổi hành vi, tính cách tại nơi làm việc. Nếu như một nhân viên thường xuyên khó chịu, phàn nàn, tỏ ra không muốn cải thiện trong tương lai thì nhà quản lý sẽ cần phải hỗ trợ thêm bằng việc khuyến khích họ thay đổi. Điều này có thể sẽ mất khá nhiều thời gian, song nếu thành công thì sẽ giúp cho các nhân viên khác thoải mái tâm lý, yên tâm hơn khi làm việc.
  • Thứ ba, các nhà quản lý có thể lập ra một danh sách những nhân viên đáng tin cậy, yêu cầu họ đưa ra phản hồi về quá trình thay đổi của nhân viên cá biệt. Trường hợp những nhân viên đó vẫn không có sự thay đổi, vẫn còn biểu hiện xấu gây ảnh hưởng đến công ty thì phải áp dụng biện pháp quán triệt hơn, nghiêm trọng nhất có thể là cho nghỉ việc.

👉 Xem thêm: Quản lý nhân viên lớn tuổi? Mẹo lãnh đạo dành cho “sếp trẻ”

Bí quyết quản lý nhân viên cá biệt cho nhà lãnh đạo
Bí quyết quản lý nhân viên cá biệt cho nhà lãnh đạo

Tùy vào từng doanh nghiệp với cách thức hoạt động, định hướng phát triển mà các nhà lãnh đạo, quản lý có thể đưa ra biện pháp phù hợp đối với các nhân viên cá biệt. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ hữu ích, giúp các nhà quản lý có thể “trị” được những cái tên “cá biệt” trong công ty của mình.