Bật Mí Các Biện Pháp Thi Công Đóng Cọc Bê Tông Cốt Thép

Bật Mí Các Biện Pháp Thi Công Đóng Cọc Bê Tông Cốt Thép

Trong ngành xây dựng, có rất nhiều biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép , làm móng,… nên sẽ phải tùy vào trường hợp để lựa chọn cách thực hiện. Đối với những người thợ lành nghề, làm việc lâu năm thì việc thi công sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên, ai chưa có nhiều kinh nghiệm thì gặp khá nhiều khó khăn. Thế nên, bên dưới đây sẽ là một số hướng dẫn, chi tiết và cụ thể nhất. Hãy tiếp tục theo dõi nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Các vấn đề về hội nghị nhà chung cư mới nhất 2020
  • Các giải pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu trong xây dựng
  • Các Biện Pháp Khắc Phục Tình Trạng Nền Nhà Vệ Sinh

Biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép

Thực ra mà nói thì biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép cũng không hề quá khó để thực hiện, chỉ cần mọi người có chuyên môn, khả năng chỉ đạo, vận hành máy móc tốt là ổn. Cụ thể hơn, hãy tiến hành thi công như sau:

  • Đầu tiên, mọi người hãy dùng xe cẩu để dựng đứng cọc bê tông cốt thép và giá ép cọc vào đúng vị trí cần thi công, phải đảm bảo vuông góc với mặt đất để khi thực hiện đảm bảo được độ hoàn thiện, chuẩn xác nhất.
  • Khi này, hãy tiến hành ép cọc xuống dưới nên đất nhưng với một tốc độ chậm, từ từ, không cần quá nhanh nhằm tránh dẫn đến trường hợp gãy, cong cọc thép.
  • Cọc thép càng xuống sâu thì hãy tăng vận tốc máy ép lên từ từ theo, đảm bảo được tiến độ thi công theo đúng chỉ định cũng như đạt số sâu như trong bản thiết kế.
  • Nếu đã hoàn thành xong cọc 1, bạn hãy tiến hành dựng đúng cọc kế tiếp lên và nhớ là phải đặt đúng vị trí, sao cho cọc thứ 2 có đường trục trùng cùng trục kích, đường trục so với với cọc 1.
  • Cuối cùng, trượt hệ giá ép đến vị trí của cọc thứ 2 là tiến hành lại quy trình như trên.
1 anh 1 bien phap thi cong dong coc be tong cot thep nguon internet - Bật mí các biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép - giai-phap-xay-dung
Ảnh 1: biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép (nguồn: internet)

Biện pháp thi công đài móng

Sau phần đóng ép, đóng cọc xong thì sẽ tới công đoạn làm đài móng, nhằm hướng dẫn mọi người chi tiết nhất nên bên dưới đây sẽ là cách thực hiện biện pháp thi công đài móng đúng chuẩn nhất:

Đào hố móng

Bước đầu tiên cần phải thực hiện, đó chính là tiền hành đào hố móng. Khi này mọi người sẽ cần:

  • Kết hợp giữa máy móc và nhân công để tiến hành đào hố móng sao cho đạt đủ sâu, đẩy như thiết kế được đc ra.
  • Khi này phần đất thải phài được đưa đến đúng nơi được quy định.

Đổ bê tông cho đài móng

Trước khi tiến hành thực hiện thi công phần đài móng, bạn sẽ phải đổ một lớp bê tông xuống dưới đáy hố nhằm đảm bảo độ vững chắc, an toàn cho công trình sau này. Và độ dày chỉ cần 5cm là quá đủ.

2 anh 2 bien phap thi cong dai mong nguon internet - Bật mí các biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép - giai-phap-xay-dung
Ảnh 2: biện pháp thi công đài móng (nguồn: internet)

Làm khuôn đài móng bằng thép

Sau khi lớp bê tông đã khô, hoàn hiện, mọi người cần phải thi công phần khuôn đài móng bằng các thanh thép.

  • Lúc này, các công nhân thi công lành nghề sẽ thực hiện lắp đặt, uốn các thanh thép để hoàn chính phần khuôn đài móng.
  • Kế tiếp là lắp đặt các tấm ván tạo khuôn móng và thanh chống đỡ cố định.

Hoàn thiện đài móng

Nếu đã hoàn thành phần khuôn đài móng, bước cuối cùng trong biện pháp thi công đài móng biện pháp thi công móng cọc sẽ là hoàn thiện bằng việc đổ bê tông vào trong khuôn đã chuẩn bị sẵn mà thôi.

  • Bê tông sẽ được đưa tới công trình bằng xe bồn trộn (xe mix).
  • Tiếp đến, dùng xe bơm được trang bị máy bơm tĩnh để đổ bê tông vào khuôn móng sàn, đảm bảo rằng từ phần đáy sàn cho đến mọi thứ vào đều được thi công theo đúng thiết kế.
  • Sử dụng đầm dùi để đảm bảo việc đầm bê tông được diễn ra đúng chuẩn, đảm bảo độ chắc chắn.

Biện pháp thi công móng băng

Trên thực tế, biện pháp thi công móng băng có các bước thực hiện khá giống bên trên nhưng lại khác về độ sâu, kỹ thuật làm đài móng,… Đây là phương pháp được áp dụng riêng dành cho những công trình có phần mặt bằng sở hữu địa chất quá yếu, bị sụt lún, có nguồn nước ngầm bên dưới khiến cho đất bị mềm. Nếu chỉ sử dụng cách làm phổ thông sẽ không đảm bảo được độ vững chắc, an toàn cho công trình.

Tuy nhiên, nếu đem đi so sánh móng băng với các loại tương tự khác như như móng bè, móng đơn, móng cọc thì lại có độ phổ biến hơn rất nhiều. Vì móng băng có khả năng chịu lực rất cao, phù hợp với mọi điều kiện địa chất, quy mô công trình từ nhỏ đến “tầm cỡ”. Mặc dù vậy, để có thể thực hiện được loại móng này phải có tính toán, kỹ thuật chuyên môn cao.

3 anh 3 bien phap thi cong mong bang nguon internet - Bật mí các biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép - giai-phap-xay-dung
Ảnh 3: biện pháp thi công móng băng (nguồn: internet)

Ví dụ điển hình, tùy vào từng công trình, địa hình, chất đất để lựa chọn loại móng băng cứng, mềm hoặc hỗn hợp. Đối với nhà tiêu chuẩn thì bề rộng của móng băng chỉ nên là 1,5m mà thôi nếu sai lệch một tí có thể gây ra hiện tượng lún đất còn kinh khủng hơn cả móng cọc.

Có thể bạn quan tâm:

  • Các vấn đề về hội nghị nhà chung cư mới nhất 2020
  • Các giải pháp xử lý móng nhà trên nền đất yếu trong xây dựng
  • Các Biện Pháp Khắc Phục Tình Trạng Nền Nhà Vệ Sinh

Và đó chính là biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép cũng như cách thực hiện làm đài móng và giới thiệu sơ qua về giải pháp dùng móng băng cho mặt bằng có điều kiện địa chất kém. Bên trên chỉ là một vài kiến thức nhỏ trong muôn vàn điều cần phải biết trong ngành xây dựng mà thôi, hãy cố gắng tìm hiểu thêm để cải thiện bản thân nhé. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.