Ăn kiêng, nhịn ăn vẫn không giúp giảm cân

Ăn kiêng, nhịn ăn vẫn không giúp giảm cân

Thu Ngọc từng trải qua thời gian ăn kiêng khắc nghiệt và uống viên tảo để giảm cân nhưng vẫn ở mức 65 kg.

Chị Thu Ngọc (33 tuổi, TP HCM) bắt đầu có dấu hiệu béo phì từ khi lên đại học. Thân hình tròn trịa khiến chị Ngọc khó khăn trong việc lựa chọn quần áo và lúc nào cũng cảm thấy nặng nề. Theo chị Ngọc, hiện tại chị đang ở giai đoạn béo phì độ 1.

Chị đã giảm cân bằng cách nhịn ăn và đi bộ. Phương pháp này giúp chị giữ cân nặng ở mức 60-62 kg. Tuy nhiên, sau đó, chị lại trở về mức cân nặng 65 kg khi không kiêng khem gắt gao nữa. Theo chị, công việc nhiều, không có thời gian vận động, tập thể dục, kèm căng thẳng đã khiến chị bị mất ngủ và thèm ăn đồ ngọt nhiều hơn. Nghe bạn mách bảo, Ngọc chuyển sang uống tảo để giảm cân nhưng tình hình vẫn không mấy cải thiện.

Còn Thanh Nhi (28 tuổi, Đồng Nai) đang rất mệt mỏi vì số cân nặng 75 kg. Chị cho biết đã thử nhiều phương pháp giảm cân như ăn kiêng, nhịn ăn nhưng vẫn không thành công.

Nhiều người theo đuổi chế độ ăn kiêng khắc nghiệt nhưng vẫn không thể giảm cân. Ảnh: Freepik

Nhiều người theo đuổi chế độ ăn kiêng khắc nghiệt nhưng vẫn không thể giảm cân. Ảnh: Freepik

Theo BS CKII Nguyễn Tấn Khoa - nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, việc giảm cân thành công là rất khó. Nhiều người thừa cân, béo phì chọn cách nhịn ăn, kiêng khem thái quá đều không thể đạt hiệu quả giảm cân bền vững, đảm bảo sức khỏe. Người bệnh nhịn ăn hay bỏ bữa sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, không đủ năng lượng để hoạt động. Đây là giải pháp sai vì dễ gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như tim, thận hoặc một số hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Mặt khác, việc bị bỏ đói cũng khiến cơ thể đòi hỏi "ăn bù", thế nên sau thời gian ăn kiêng, người thừa cân, béo phì thường có xu hướng ăn lại nhiều hơn, khiến cân nặng lại gia tăng như trước.

Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất tự tin với người mắc. Về lâu dài, béo phì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, cao huyết áp; tiểu đường, rối loạn lipid, rối loạn nội tiết hoặc sinh lý... Khi trọng lượng tăng, yếu tố tỳ đè trên cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp; từ đó gây biến dạng cơ xương hoặc mang đến rủi ro về té ngã.

Nguyên nhân dẫn đến béo phì là do mức năng lượng nạp vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao. Tình trạng này khiến năng lượng thừa tích tụ thành mỡ dưới da, gây béo bụng. Ngoài ra, thói quen ít vận động cũng là nguyên nhân gây tích tụ mỡ thừa và dẫn đến béo phì.

Song song đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy căng thẳng và thiếu ngủ có thể khiến cân nặng tăng nhanh. Lý do là quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể bị rối loạn. Bên cạnh đó, người thiếu ngủ, căng thẳng thường có xu hướng ăn nhiều hơn. Một số ít mắc thừa cân, béo phì do cơ địa, bệnh tuyến giáp, tiểu đường hoặc do di truyền, bẩm sinh có mức chuyển hóa cơ bản thấp nên ăn ít nhưng vẫn béo.

Cách giảm cân hợp lý

"Người bị béo phì nên chọn giải pháp giảm cân khoa học để cân bằng sinh lý và nhu cầu của mình", bác sĩ Khoa nhấn mạnh. Theo đó, mỗi người cần giảm năng lượng nhập vào và tăng năng lượng tiêu hao.

Bác sĩ Khoa gợi ý người thừa cân, béo phì cần cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính bao gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất để giúp cơ thể được cung cấp đủ năng lượng, phát triển khỏe mạnh. Như Ngọc, việc duy trì uống tảo là cách làm không đúng vì dưỡng chất này chỉ cung cấp chất xơ mà không tạo ra năng lượng.

Ngoài ra, mỗi người cần tăng cường vận động, ít nhất 45 phút mỗi ngày, để giúp cơ thể giải phóng năng lượng dư thừa. Nếu tính chất công việc không có nhiều thời gian rảnh, có thể tập vào buổi sáng, chọn đi thang bộ thay vì thang máy hoặc thực hiện vài động tác trong các giờ nghỉ.

Trong các bữa ăn hằng ngày, người bệnh lưu ý nên nạp vào một lượng calo ít hơn lượng calo mà cơ thể tiêu thụ, như giảm lượng cơm, tăng khẩu phần thức ăn, tăng cường rau xanh và trái cây. Để giảm cơn thèm ăn, có thể chia các khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày không còn cảm giác đói.

Theo bác sĩ Khoa, một cách khác hỗ trợ giảm cân mà người bệnh có thể dùng thuốc hạn chế hấp thu lipid vào cơ thể. Đây là giải pháp an toàn, giúp bổ trợ cho việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đi kèm với tập thể dục đều đặn. Những sản phẩm này hỗ trợ đào thải mỡ ra khỏi cơ thể bằng cách hạn chế sự hấp thu và phân hủy chất béo; từ đó, đẩy mỡ ra đường tiêu hóa và đi ra ngoài.

Orlistat Stada 120 mg hỗ trợ ức chế hấp thu chất béo, giúp giảm cân và duy trì vóc dáng hóa. Ảnh: Pypharm

Orlistat Stada 120 mg hỗ trợ ức chế hấp thu chất béo, giúp giảm cân và duy trì vóc dáng hóa. Ảnh: Pypharm

Một trong những gợi ý dành cho người tăng cân, người mắc bệnh béo phì là thuốc Orlistat Stada 120 mg có chứa hoạt chất Orlistat. Đây là chất ức chế các men lipase ở đường tiêu hóa. Khi đi vào dạ dày và ruột non, thuốc sẽ tạo liên kết với men lipase (tiết ra từ dạ dày và tuyến tụy). Điều này gây bất hoạt enzyme và làm mất khả năng thủy phân các loại chất béo trong thức ăn thành các chất mà cơ thể hấp thu được. Lúc này, chất béo không được hấp thu sẽ làm giảm lượng calo trong bữa ăn, hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng.

Thanh Hy

* Tên nhân vật đã được thay đổi.