7 cách để phát triển leadership skills khi bạn là nhà lãnh đạo mới

7 cách để phát triển leadership skills khi bạn là nhà lãnh đạo mới

Kết quả những cuộc khảo sát cho thấy, chưa đến một nửa nhân viên thực sự tin tưởng vào quản lý mới của họ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này nhưng ở vai trò lãnh đạo mới nhậm chức, điều bạn nên quan tâm là làm sao để tạo ra sự gắn bó và tin tưởng trong môi trường làm việc? Có những cách để tạo dựng uy tín cá nhân cho nhà lãnh đạo mới dựa trên việc tập trung vào những leadership skills.

7 cach de phat trien leadership skills khi ban la nha lanh dao moi

Là một lãnh đạo mới, bạn cần làm gì để phát triển leadership skills?

1. Tích cực lắng nghe - leadership skills tối quan trọng

Thực tế, chúng ta thường chỉ có khả năng ghi nhớ từ 25% - 50% những gì mình nghe được. Điều này có thể không có vấn đề gì lớn trong cuộc sống, nhưng trong công việc - đặc biệt là các nhiệm vụ quản lý thì lại rất "nguy hiểm". Bạn có thể sẽ bỏ lỡ phản hồi, cập nhật quan trọng hoặc các ý tưởng sáng tạo và hiệu quả của nhân viên. Tệ hơn là khi nhân viên của bạn cảm thấy bạn không lưu tâm tới họ, không lắng nghe nên dần dần sẽ không chia sẻ bất cứ điều gì, chỉ làm theo yêu cầu.

Là một nhà lãnh đạo, leadership skills quan trọng nhất mà bạn nên tập trung rèn luyện và phát triển chắc chắn là kỹ năng lắng nghe tích cực, đặc biệt là khi bạn mới nhậm chức, cần xây dựng uy tín và tạo niềm tin với tư cách là người quản lý. Ban đầu, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng - đặc biệt là khi chúng ta thường xuyên bị quá tải với thông tin và tác nhân bên ngoài nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện và biến nó thành thói quen tốt.

Khi nhân viên đang nói chuyện với bạn, hãy hạn chế tối đa hoặc giảm thiểu sự phân tâm; thử chuyển cuộc trò chuyện khỏi bất cứ thứ gì có thể khiến bạn mất tập trung, chẳng hạn như máy tính hoặc thiết bị di động của bạn. Hãy học cách tập trung vào hội thoại, ghi nhớ và phản hồi bằng các câu hỏi hoặc nhận xét, cổ vũ,... với nhân viên của mình.

2. Giao tiếp rõ ràng, đi vào trọng tâm

Bên cạnh đó, khi là nhà lãnh đạo mới, bạn có thể bị choáng ngợp với quá nhiều thông tin và vì muốn gây ấn tượng tốt, bạn sẽ rất dễ sa vào các tình huống diễn đạt dài dòng, không rõ trọng tâm là gì. Thời gian chú ý của mỗi người đều rất ngắn, nhân viên nào cũng sẽ "ngao ngán" nếu sếp nói rất nhiều nhưng không biết thông điệp muốn truyền tải là gì.

Leadership skills tiếp theo mà một nhà lãnh đạo nên có đó là đảm bảo bạn có sự giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, đơn giản. Rất nhiều nhân viên đổ lỗi rằng, khi quản lý của họ không nói rõ về các ưu tiên hàng đầu thì kết quả là hiệu suất làm việc có thể giảm đáng kể. Là một nhà lãnh đạo, bạn không bao giờ nên nói quá nhiều chi tiết không liên quan vì như vậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy bạn không thực sự tự tin.

7 cach de phat trien leadership skills khi ban la nha lanh dao moi 2

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng đối với nhà lãnh đạo mới

3. Hãy nhất quán và giữ lời hứa khi bạn là một nhà lãnh đạo

Theo bạn, điều gì làm nên một người sếp hoàn hảo và một người quản lý "tồi"? Câu trả lời ở đây chính là uy tín cá nhân - khả năng giữ lời hứa. Bạn có thể cảm thấy là con người, ai cũng có thể thay đổi, tùy vào thời điểm, nhưng nếu bạn là một nhà lãnh đạo tài năng và mới nhậm chức, bạn càng cần phải cho thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.

Nguyên tắc ở đây là "hãy làm những gì bạn nói rằng mình sẽ làm". Về lý thuyết thì có vẻ đơn giản đúng không? Nhưng hãy tưởng tượng tình huống này: Sống theo định hướng mục tiêu, bạn đã tự dạy mình loại bỏ từ "không" khỏi vốn từ vựng của mình, thường xuyên nói "có" với mọi thứ và về lâu dài, thói quen sẽ khiến bạn đưa ra quá nhiều cam kết mà bạn không thể thực hiện được.

Đây cũng là nguyên nhân gây mất uy tín của tất cả những người trưởng thành và tệ nhất với những nhà lãnh đạo mới là nó khiến cho mâu thuẫn xuất hiện. Thay đổi liên tục có nghĩa là bạn không đáng tin, tính khí khó đoán, vì thế mà gây căng thẳng cho nhân viên dưới quyền và mọi người cũng khó để quý mến, tin tưởng vào bạn. Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nhân viên thực sự thích một người quản lý luôn có suy nghĩ và hành động nhất quan hơn là người có hành vi thất thường.

4. Leadership skills cho nhà lãnh đạo tài ba - hãy ghi nhận sự nỗ lực của nhân viên

Sự tín nhiệm của một người lãnh đạo được xây dựng bằng cách hành động, khả năng tạo điều kiện và công nhận những giá trị, thành tích tuyệt vời. Vì vậy, dù bạn có năng lực và trở thành nhà lãnh đạo mới bằng chuyên môn và thành tích của mình nhưng bạn vẫn cần phải thừa nhận rằng những người xung quanh - bao gồm cả nhân viên trong nhóm, trong bộ phận của bạn cũng đang làm tốt.

Những lời khích lệ, khen ngợi và khen thưởng cho nhân viên khi họ làm tốt thực tế còn quan trọng hơn cả việc xử lý kỷ luật hay phê bình bởi vì đó là cách thể hiện rằng bạn quan tâm, lắng nghe, quan sát và ghi nhận nỗ lực của họ, từ đó truyền cảm hứng cho cả các nhân viên khác. Bên cạnh đó, một leadership skills được nhiều nhà lãnh đạo tài ba khắp thế giới ghi nhận là kỹ năng xây dựng mối quan hệ với nhân viên.

Là một nhà lãnh đạo, bạn đừng nghĩ rằng chỉ có mối quan hệ công việc với nhân viên. Tốt nhất, hãy giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ cá nhân song song với đó, điều chỉnh giao tiếp với từng nhân viên có tính cách khác nhau, ở các vị trí khác nhau. Khi càng hiểu về nhân viên của mình và được họ tin tưởng, những yêu cầu bạn đưa ra thường sẽ được hoàn thành với hiệu suất tốt nhất. Cùng với đó, mối quan hệ của các thành viên trong nhóm, trong bộ phận sẽ trở nên gắn kết và khăng khít. Nếu nhà lãnh đạo mới mà không biết cách tiếp cận với nhân viên của mình thì rất khó để xây dựng một đội nhóm mạnh.

5. Leader cần tìm kiếm cơ hội diễn thuyết truyền cảm hứng

Các nhà lãnh đạo mới nên tìm kiếm cơ hội phát biểu để trở nên nổi bật. Dĩ nhiên, bạn cần có nội dung, các thông điệp muốn truyền tải cho nhân viên của mình và đừng bao giờ nói những thông tin kiểu "giáo điều", bị gắn mác là dài dòng hay nhàm chán, khoe khoang. Thay vào đó, bạn hãy chắc chắn rằng mình có thể truyền cảm hứng cho nhân viên bằng cách cung cấp sự hỗ trợ cần thiết, những lời hứa thúc đẩy, trao quyền và trao cơ hội cho họ,...

Gợi ý của các chuyên gia chỉ ra rằng, có một cách rất hay để các nhà lãnh đạo mới phát triển leadership skills giúp xây dựng sự tín nhiệm, đó là tìm đến phòng marketing, truyền thông, PR (hoặc người thân, bạn bè của bạn làm trong các chuyên ngành này) để hỏi một số "bí kíp" khi xây dựng thương hiệu cá nhân, danh tiếng cá nhân. Bạn sẽ được hướng dẫn cách tạo nên và thể hiện phong cách lãnh đạo, đồng thời gây ấn tượng tích cực ngay từ đầu với các nhân viên của mình.

7 cach de phat trien leadership skills khi ban la nha lanh dao moi 3

Nhà lãnh đạo mới cần có khả năng truyền cảm hứng để thúc đẩy hiệu suất làm việc cho nhân viên

6. Tích lũy từ các khóa đào tạo kỹ năng leadership

Không phải bỗng dưng mà các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo, leadership lại cần thiết và quan trọng. Dù cho từ khi được cất nhắc, tuyển dụng vào các vị trí leader hay manager, bạn đã có kỹ năng lãnh đạo và thành tích nhưng chắc hẳn bạn vẫn sẽ lâm vào tình trạng "lóng ngóng" ít nhiều khi mới tiếp nhận vị trí mới. Các khóa đào tạo của công ty, tập đoàn hay tự học bên ngoài, kết hợp với đọc sách về lãnh đạo sẽ giúp bạn hoàn thiện bộ kỹ năng leadership, đồng thời định hình phong cách cho riêng mình.

Thực tế, cách tiếp cận có hệ thống đối với leadership skills cũng là một kỹ năng mà bất cứ nhà lãnh đạo mới nào cũng nên biết và đánh giá đúng tầm quan trọng.

7. Hãy tin tưởng vào bản thân

Rất nhiều nhà lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp trên thế giới thừa nhận, khi lần đầu trở thành quản lý hoặc khi trở thành nhà lãnh đạo mới tại công ty mới, họ đều có lúc cảm thấy nghi ngờ về năng lực của chính mình. Có lẽ, suy nghĩ "không biết mình có làm được không" hoặc "liệu mình có xứng đáng với vị trí này" đã khiến bước khởi đầu trong vai trò mới của bạn bị chông chênh.

Đương nhiên, nếu chính bản thân bạn cũng không tin vào mình thì chắc hẳn không có leadership skills nào có thể "cứu" được bạn. Chỉ khi tự tạo được niềm tin và uy tín với chính bản thân, bạn mới có thể xây dựng được uy tín với đội nhóm của mình. Tự tin nói trước đám đông, chú ý lắng nghe, tôn trọng nhân viên, tự "thôi miên" chính mình rằng mình sẽ là một nhà lãnh đạo có tâm và có tầm sẽ giúp bạn thúc đẩy chính mình. Hãy luôn nhớ, bạn tự tin cũng đồng nghĩa với việc bạn có được sự tín nhiệm của nhân viên.

- Trở thành leader mới, có bao giờ bạn cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với nhân viên của mình?
- Bạn có thói quen đối mặt và xử lý xung đột hay lảng tránh để giảm căng thẳng?
- Bạn có quá tự tin và cảm thấy mình "biết tuốt"?

Khi là nhà lãnh đạo mới, bạn có thể lo lắng và chưa thực sự tự tin. Tuy nhiên, chỉ cần không có những dấu hiệu trong top 12 dấu hiệu của leadership tồi - các nhà lãnh đạo cần tránh ngay lập tức thì bạn vẫn còn nhiều cơ hội để xây dựng uy tín, giành được sự tín nhiệm của nhân viên. Hãy tìm hiểu và thực sự nhận ra phong cách leadership của chính mình bạn nhé!

7 phương pháp phát triển leadership skills kể trên chắc chắn sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn trong vai trò nhà lãnh đạo mới. Hãy thực hành và thay đổi tư duy theo thời gian, bạn sẽ từng bước trở thành một quản lý xuất sắc và giành được sự tín nhiệm của nhân viên của mình.