6 điều dạy con: Tưởng tốt mà lại không tốt

6 điều dạy con: Tưởng tốt mà lại không tốt

Tham khảo ngay những thói quen không tốt trong việc nuôi dạy trẻ ngay sau đây nhé!

Ép con ăn quá nhiều

Con vừa ăn vừa ngậm thức ăn, nước mắt đầm đìa, lắc đầu nguầy nguậy, mẹ thúc ép, dọa nạt, nịnh nọt đủ kiểu là cảnh thường thấy trong khi cho con nhỏ ăn ở các gia đình Việt. Tất cả những hành động này diễn ra với một mục đích duy nhất: Mong con ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, việc ép con ăn đôi khi lại mang đến kết quả không mong muốn. Bữa ăn sẽ là cực hình, con ăn trong tâm trạng không vui vẻ, không hợp tác, và lâu dần trẻ sẽ sợ ăn, ngày càng biếng ăn hơn.

6 điều dạy con Tưởng tốt mà lại không tốt

 

Giải pháp dành cho bố mẹ: Thay vì theo bé từng bước một để ép bé ăn, mẹ hãy hỏi bé xem hôm nay muốn ăn gì, rồi để bé tự ăn uống. Nếu bé không muốn ăn, hãy tôn trọng quyết định của trẻ. Bởi một khi đói, trẻ chắc chắn sẽ tìm đến đồ ăn. Khi đó, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, vui vẻ hơn, mẹ cũng không phải mệt mỏi ép con.

Lúc nào cũng nói không

Rất nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, trẻ con còn nhỏ, chưa biết gì. Thực ra đây là suy nghĩ sai lầm. Trẻ con có chính kiến của mình, muốn thể hiện cái “tôi” và muốn người khác chú ý đến mình. Thế nhưng, nhiều cha mẹ, khi trẻ đưa ra ý kiến hoặc làm một việc nào đó, cha mẹ luôn nói “không” hoặc “con đừng/không được làm”. Trẻ sẽ cảm thấy mình không được chống đối và sẵn sàng làm những điều ngược lại với bố mẹ suy nghĩ.

 

Giải pháp: Thay vì nói không hoặc ngăn cấm trẻ, cha mẹ hãy hướng trẻ đến những vấn đề đó. Hoặc mẹ cũng có thể gợi ý cho trẻ những câu hỏi như: “Con làm như vậy thì...?”, hoặc “chuyện gì sẽ xảy ra nếu con hành động như thế”. Khi đó, trẻ sẽ ý thức được hành động của mình và không có ý “chống đối”.

Bắt con chơi thể thao quá nhiều

Chơi thể thao là điều tốt với tất cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại lạm dụng điều này và vắt kiệt sức trẻ với những môn thể thao quá sức. Lúc này, trẻ sẽ mệt mỏi, căng thẳng.

Cũng giống như việc ăn uống, trong tập luyện thể thao, việc ăn uống sẽ không mang lại tác dụng như mong muốn. Tôn trọng ý kiến cũng như lựa chọn của trẻ, bạn sẽ nhận thấy lợi ích rõ rệt của điều này so với việc ép buộc con ăn uống, tập luyện thể thao theo ý của mình.

Không dạy con các phép lịch sự tối thiểu?

 

 

 

Bạn sẽ làm gì nếu thấy một đứa trẻ nghịch ngợm, vút đồ đạc lung tung ở nơi không phải là nhà chúng? Hay chúng nhìn bạn trừng trừng và không hề có ý định chào hỏi? Chắc chắn là bạn sẽ rất khó chịu và tự hỏi rằng, liệu cha mẹ chúng có chỉ cho chúng phép lịch sự tối thiểu?

Trẻ con rất đáng yêu. Và chúng sẽ được yêu nhiều hơn nếu như “nghịch trong khuôn khổ” và biết các phép lịch sự tối thiểu như chào hỏi và nói “cảm ơn”, “xin lỗi”.

Để con thức khuya với mình

Trẻ thức khuya, mệt rũ rồi mới cho ngủ thì sẽ ngủ ngon? Điều này có đúng hay không? Theo các chuyên gia, việc ép trẻ tuân theo giờ ngủ mà bố mẹ đã định sẵn, đặc biệt là bắt trẻ ngủ trễ sẽ không làm trẻ ngủ ngon mà ngược lại, càng khiến trẻ trằn trọc và khó ngủ hơn.

 

Trẻ con có đồng hồ sinh học khác với người lớn. Việc ngủ trước 22 giờ tối không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tích cực đến quá trình tăng chiều cao.

Mắng con trước mặt người lạ

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu như mình bị mắng hoặc bị đối xử thiếu tôn trọng trước mắt người lạ. Trẻ con cũng sẽ đồng tâm trạng với bạn nếu như bị cha mẹ trách mắng ở nơi công cộng. Khi trẻ có hành động không ngoan ở nơi đông người, đừng vội la mắng hoặc phạt trẻ, vì con chắc chắn sẽ không thấy xấu hổ và thay đổi hành vi theo bố mẹ. Chúng chỉ cảm thấy mình không được tôn trọng mà thôi.

Giải pháp: Một nguyên tắc cơ bản nhất để dạy dỗ con trẻ khi trẻ làm sai đó là với những “lỗi lầm lớn” thì để khi nào bình tĩnh cha mẹ mới nhẹ nhàng nói chuyện với con về lỗi lầm đó, còn với “lỗi lầm nhỏ” thì hãy nhắc nhở nhẹ nhàng ngay tại đó. Những cơn “hư” bất chợt của trẻ khi nhà có khách trong hầu hết các trường hợp tôi liệt vào “lỗi lầm lớn”, cha mẹ chỉ nên vui vẻ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không nên quát mắng con ngay trước mặt khách.

Và muốn trẻ nhận thức rõ hơn về hành động của mình, hãy nói chuyện với trẻ khi trong nhà chỉ có bạn và con mà thôi. Lời khuyên nhủ nhẹ nhàng sẽ có tác dụng nhiều hơn so với những câu quát nạt hay đánh mắng trẻ.

Sưu tầm