5 điều ở nhân viên thường khiến sếp khó chịu

5 điều ở nhân viên thường khiến sếp khó chịu

Tôi nhận thấy rằng để duy trì được mối quan hệ tốt với sếp, bạn cần cẩn trọng khi giao tiếp cũng như trong quá trình trao đổi công việc. Tuy nhiên, có rất nhiều người thường mắc một số lỗi khiến họ không thể "hợp" với sếp của mình. Tôi sẽ chỉ ra 5 ví dụ sau đây và hy vọng rằng bạn sẽ không có dấu hiệu nào trong số chúng.

1. Quá thụ động

Các nhà quản lý đều thích nhân viên của mình chủ động giải quyết công việc. Vì vậy, trước một vấn đề phát sinh, người được coi trọng là người biết yêu cầu sự trợ giúp khi cần. Thỉnh thoảng, bạn cũng cần tham khảo thêm ý kiến của sếp hoặc các đồng nghiệp, hãy mạnh dạn trao đổi vấn đề bạn đang gặp phải với họ để có thể tìm được nhiều ý tưởng hơn hỗ trợ cho công việc của mình.
Đôi khi, một ai đó hỏi ý kiến của bạn, đừng chỉ im lặng hoặc vội vàng đồng ý, bạn nên xem xét kỹ nội dung họ trao đổi và bảy tỏ quan điểm cá nhân. Điều này giúp mọi người đánh giá cao năng lực và tin tưởng bạn hơn rất nhiều.

Trong môi trường công sở, sếp sẽ đánh giá cao nhân viên biết giúp đỡ đồng nghiệp hơn là người chỉ chăm lo cho công việc của mình.

5-dieu-o-nhan-vien-thuong-khien-sep-kho-chiu

Trước một vấn đề phát sinh, người được coi trọng là người biết yêu cầu sự trợ giúp khi cần.

2. Làm việc không có kế hoạch

Tại sao họ là sếp, còn bạn chỉ là nhân viên? Sếp thường là những người có tầm nhìn và làm việc vô cùng có kế hoạch. Vì vậy, chắc chắn họ sẽ rất khó chịu khi bạn bối rối trước câu hỏi “dự định sắp tới của bạn là gì?”. Kế hoạch giúp các nhân viên tránh thiếu sót trong công việc và hạn chế những sai lầm. Người lên danh sách công việc và mục đích cụ thể càng chi tiết sẽ làm việc càng hiệu quả. Nếu có thói quen chuẩn bị, bạn hoàn toàn tự tin khi trao đổi công việc với sếp.

3. Gửi mail dài

Nhân viên có thể gửi mail dài 10 dòng nhưng sếp chỉ nhắn lại vài chữ là điều khiến nhiều nhân viên than trời nhưng các nhà lãnh đạo đều không thích những thư dài quá mức cần thiết.

Vì vậy, bạn cần chú ý sử dụng câu từ ngắn gọn, trình bày súc tích vấn đề quan trọng. Đây là cách giúp thông tin được truyền đạt nhanh chóng, dễ hiểu hơn. Đồng thời, bạn cũng đang tiết kiệm thời gian cho mình và sếp.

4. Ngại nhận trách nhiệm

Việc nhận trách nhiệm sẽ chứng tỏ bạn có năng lực và nghiêm túc với công việc hay không. Có nhiều người e ngại trước mọi vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc, sếp không bắt buộc bạn phải chịu trách nhiệm cho vấn đề của tập thể, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm cho mỗi việc mà bạn đang đảm nhận.

5-dieu-o-nhan-vien-thuong-khien-sep-kho-chiu-HINH1

Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm cho mỗi việc mà bạn đang đảm nhận.

5. Suy nghĩ tiêu cực

“Gieo suy nghĩ gặt hành động” vì vậy nếu giữ tư duy tiêu cực, công việc của bạn sẽ không thể khả quan. Các nhân viên thường sếp khó chịu vì thường rơi vào trạng thái cảm thấy bản thân kém hơn người khác và dẫn đến tình trạng so bì. Bạn nên thể hiện là một nhân viên năng động nhiệt huyết, khi đó sếp mới cảm thấy tin tưởng ở bạn hơn. nhưng chính những hành động tích cực là điều giúp ta phát huy được hết năng lực của mình.

Với những chia sẻ này, tôi hy vọng rằng sẽ giúp bạn giữ một thái độ tốt và tạo thiện cảm với sếp. Chúc các bạn ngày càng thành công!