Tiềm năng sản xuất các sản phẩm dược liệu ở nước ta

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật

phong phú và đa dạng với khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và

hơn hai nghìn ... loài tảo. Kết quả điều tra, cả nước ghi nhận được 3.948 loài thực vật và nấm lớn

có thể sử dụng làm thuốc, trong đó có hàng chục loại có giá trị chữa bệnh cao. Tổng sản lượng

dược liệu ở Việt Nam hằng năm ước tính khoảng từ ba đến năm nghìn tấn. Một số dược liệu quý

được thế giới công nhận và có tiềm năng phát triển rất lớn.



Tiềm năng sản xuất dược liệu nước ta

Đến năm 2025, thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ

lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm

2020.



Xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên. Xây dựng được 2-5 vùng trồng

sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 1-2 chuỗi liên kết nghiên

cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng

trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).



Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực.

Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD. Đó là mục tiêu cụ thể

của Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



Mục tiêu tổng quát của Chương trình là xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước đạt mức

độ phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),

có giá trị thị trường trong tốp 3 ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có

chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý.



Phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất

hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế

giới.



Phát triển vùng trồng dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn

Theo Bộ Y tế, cả nước có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước, trong đó có

mười cơ sở sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế

thế giới (GMP - WHO). Hiện có 1.086 số đăng ký thuốc từ dược liệu còn hiệu lực. Bên cạnh thuốc

cao đơn, hoàn, tán cổ truyền, thuốc đông dược  sản xuất trong nước hiện khá phổ biến dưới các

dạng bào chế như viên nang cứng, nang mềm, cao dán thấm qua da. Trong nước cũng đã có một

số cơ sở trồng trọt dược liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhiều đơn vị đang triển khai áp dụng

nguyên tắc "thực hành tốt trồng trọt, thu hái cây thuốc". Bên cạnh đó cũng có những cơ sở chế

biến thực hiện việc thu mua dược liệu, lo đầu ra cho các hộ trồng trọt, kết hợp các hoạt động tập

huấn quy trình kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng, phân bón cho nhà nông, hình thành các vùng

dược liệu trọng điểm.



Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình gồm: Giải pháp về thể chế, pháp luật;

đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo; kiểm soát thị

trường thuốc, dược liệu; hợp tác và hội nhập quốc tế; thông tin và truyền thông.



Trong đó, tiếp tục thúc đẩy đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc. Quy hoạch và dành

quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất

các thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế

công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm y tế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.



Đầu tư phát triển vùng trồng, vùng khai thác, chế biến dược liệu của Việt Nam theo hướng sản

xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng đầu tư cho chương trình bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc,

quý, đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến cho đánh giá chất

lượng nguồn gen và chọn tạo giống cây thuốc.



Huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất

thuốc trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắc xin, sinh phẩm y tế

và các sản phẩm từ dược liệu. Chú trọng đầu tư, phát triển chương trình hóa dược để sản xuất

nguyên liệu làm thuốc phục vụ sản xuất thuốc trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu

nhập ngoại.



Tổ chức thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách

nhà nước trong 3 năm; ít nhất 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trong 1 năm về phát

triển công nghiệp dược trong nước, tập trung vào các hoạt động: Nghiên cứu phát triển, sản xuất

vắc xin đa giá; nghiên cứu ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, nghiên cứu sản xuất nguyên

liệu làm thuốc có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu chiết xuất dược liệu công nghệ cao, bào chế, sản

xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ một số dược liệu đặc hữu có giá trị kinh tế cao trong nước,

phát triển các sản phẩm quốc gia từ dược liệu Việt Nam.



Ủng hộ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản phẩm dược liệu của địa phương

Trong hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường, chúng tôi

rất quan tâm đến nguồn dược liệu vì hiện tại, đa phần, vùng dược liệu vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát.



Trước yêu cầu bức thiết về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển

dược liệu, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt

chẽ với các bộ, ngành và các địa phương để thúc đẩy phát triển các vùng dược liệu. Trước mắt,

Bộ Khoa học - Công nghệ sẽ ưu tiên xem xét hỗ trợ phát triển một số sản phẩm dược liệu theo

chuỗi giá trị.







Việc tăng cường đầu tư, nhất là trồng và phát triển dược liệu có rất nhiều ý nghĩa, vừa tạo nguồn

thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, vừa góp phần giữ gìn, phát triển các loài dược liệu

quý phục vụ công tác khám chữa bệnh. Chúng ta có tới 5.000 loại thực vật, hơn 400 động vật có

giá trị để chiết xuất, sản xuất dược liệu. Số lượng phong phú và đa dạng như vậy nhưng chúng ta

mới chỉ đáp ứng được 25% nguồn nguyên liệu để làm các loại thuốc dược liệu là còn khiêm tốn.

Đảng và nhà nước đã đề ra những chính sách nhằm phát triển ngành chế biến dược liệu như

Nghị định 57 (2018) về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,

nông thôn; Nghị định 116 (2018) về Chính sách ưu đãi vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ và

vừa…



Cùng với những cơ sở sản xuất có uy tín cũng có những cơ sở làm sản phẩm kém chất lượng,

ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng khi đưa ra thị trường. Để đảm bảo chất lượng hàng hóa,

đặc biệt là sản phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng, các cơ quan ban ngành cần xiết chặt

quản lý, các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, trang

thiết bị, cơ sở vật chất đạt chuẩn y tế.







Việt Nam có lợi thế về cây dược liệu nhưng chưa biến lợi thế thành kinh tế do thiếu công nghệ,

thiết bị để chế biến dược liệu đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó là sự phát triển của các ngành hàng mỹ

phẩm thiên nhiên, dược phẩm… làm gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các sản

phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm thiên nhiên. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế,

không phải cơ sở nào, doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình xây dựng đội ngũ kinh doanh,

marketing, sale, chuyên viên cùng nhà xưởng đầy đủ trang thiết bị đạt chuẩn nên các xưởng gia

công mỹ phẩm - nơi cung cấp dịch vụ sản xuất dược mỹ phẩm theo yêu cầu càng càng phát triển,

đây cũng là Mô hình sản xuất dược liệu, chế biến dược phẩm mà nhiều người quan tâm, lựa

chọn.



Để có được uy tín của người tiêu dùng, thiết bị sản xuất, chế biến dược phẩm cần đảm bảo

VSATTP, đáp ứng yêu cẩu GMP, và thiết bị của KAG Việt Nam đáp ứng tốt nhu cầu của người

sản xuất. Nếu bạn đang tìm hiểu hệ thống thiết bị chế biến dược phẩm quy mô vừa và nhỏ, xin

vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.



CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM



Hotline: 0904685252



Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn



Email: Kagtechvn@gmail.com



Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Giá : 0 đ


Gọi ngay 090 4685 252 cho KAGVIETNAM