dịch vụ vận chuyển hàng lẻ lcl

0 đ

Phương thức gửi hàng lẻ đường biển (LCL) là một phương thức gửi hàng hiệu quả, tiết kiệm chi

phí khi Chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số

lô hàng của các chủ hàng khác cho đầy container.

Với vai trò là Người gom hàng (Consolidator) chúng tôi sẽ gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều

Chủ hàng tại Kho đóng hàng lẻ (CFS), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container, sau

đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là

gom hàng (Consolidation)



Hiện nay, chúng tôi cung cấp lịch trình đóng hàng lẻ (LCL) cố định mỗi tuần tới nhiều điểm đến

trên khắp thế giới giúp khách hàng lên kế hoạch chuyển hàng chính xác trước đó.



Chúng tôi cũng có mạng lưới đại lý gom hàng lẻ (Consolidator) tại nhiều nơi trên thế giới, chúng

tôi có thể vận chuyển các lô hàng lẻ (LCL) từ các nước về Việt Nam



Hôm nay hãy cùng Hừng Á tìm hiểu các kiến thức về vận chuyển hàng lẻ (LCL) đường biển đầy

đủ nhất nhé. Khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đối với các trường hợp hàng hóa không đủ để xếp

đầy một container, các chủ hàng có thể chọn giải pháp vận chuyển hàng lẻ (LCL) để tối ưu chi phí

vận chuyển cho mình.



1. LCL LÀ GÌ?

LCL viết tắt của từ Less-than-container load hay còn gọi là hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép / là

lô hàng không đủ lớn để chất đầy một container hàng hóa.



Trước đây, từ LCL được viết tắc từ cụm từ “less than (railway) car load”, được sử dụng trong vận

chuyển đường sắt; thuật ngữ LCL với ý nghĩa là nhiều chủ hàng khác nhau có số lượng hàng hóa

nhỏ được kết hợp lại với nhau để vận chuyển trong cùng một toa xe lửa để có hiệu quả hơn.



Vận chuyển hàng lẻ LCL là được định nghĩa là một lô hàng không đủ hiệu quả để lấp đầy một

container để vận chuyển. Nó được gom, nhóm với các lô hàng khác với cùng một điểm đến trong

một container tại một kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station).



Vì vậy, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đối với các trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một

container, các chủ hàng có thể chọn giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL để tối ưu chi phí vận

chuyển cho mình.



2. Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL bằng đường biển như thế nào?

2.1. Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Đối với các Chủ hàng (Shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp khi có số lượng hàng hóa nhỏ,

không đủ đóng đầy một container thì nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để giúp tiết kiệm

chi phí vận chuyển hơn và hiệu quả hơn.



Đối với các Công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàng đặt chỗ (booking) với

khối lượng hàng nhỏ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng trong một container, thì có

thể đặt chỗ lại (co-loading) qua một công ty giao nhận khác (được gọi là Master Consol hay

Master Consolidator) trực tiếp mở container gom hàng lẻ LCL để tiết kiệm chi phí vận chuyển.



Với dịch vụ hàng lẻ LCL, các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho không gian mà họ sử

dụng trong một container mà thôi, đây được xem là lợi ích nổi bật nhất của mô hình dịch vụ này.



2.2. Tiết kiệm thời gian

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (LCL), chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến khi có đủ số

lượng hàng đóng đầy container mới tiến hành vận chuyển. Chủ hàng có thể sử dụng dịch vụ gom

hàng lẻ LCL để kết hợp đóng ghép với các chủ hàng khác để cùng đóng đầy một container hàng

hóa nhanh chóng. Như vậy hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian

hơn.



2.3. Tiết kiệm chi phí lưu kho

Việc để hàng hóa trong kho và chờ đợi đến khi gom hàng đủ một container sẽ làm phát sinh chi

phí lưu kho. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để vận chuyển hàng hóa ngay sẽ giúp chủ

hàng tiết kiệm được chi phí lưu kho.



3. Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL như thế nào?





3.1. QUY TRÌNH LÀM HÀNG NHẬP SEA (LCL)

Sau khi nhận được thông tin hàng hóa, thỏa thuận về giá cả và làm hợp đồng hoàn thiện nhân

viên mua hàng hoặc nhân viên chứng từ sẽ bắt đầu chuẩn bị những thông tin cần thiết gồm: Hợp

đồng ngoại thương,.



Thông thường khi nhập hàng lẻ doanh nghiệp đều thuê FWD và hỗ trợ thêm những chứng từ cần

thiết trong quá trình nhận hàng, nên quy trình nhập hàng Sea đối với hàng lẻ LCL doanh nghiệp

tự nhập hoặc thuê FWD sẽ diễn ra như sau:



Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng, nhà cung cấp



Thông tin cần lấy gồm: giấy chứng nhận xuất xứ CO, CQ, xin mẫu Catalog hàng hóa để tiến hành

làm hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu thuộc diện hàng xin nhiều

giấy phép nhập khẩu hay không mà bộ phận chứng từ phải thực hiện các công việc khác nhau,

căn cứ trên hợp đồng ngoại thường về các điều khoản thanh toán, bảo hành và thời gian nhận

hàng sau đó thuê dịch vụ FWD vì nếu doanh nghiệp tự làm phí phát sinh sẽ cao hơn thuê dịch vụ

từ FWD, hơn nữa các công ty dịch vụ có kinh nghiệm xử lý nhanh vấn đề phát sinh nên bạn sẽ

yên tâm hơn.



Nhân viên chứng từ sẽ liên hệ với đại lý bên nước nhập hàng cung cấp thông tin hàng hóa, người

liên hệ nhận hàng, hãng tàu để thống nhất thời gian và địa chỉ giao nhận hàng, đóng hàng để gửi

về nước nhập khẩu cho công ty FWD là người đại diện của công ty nhập tại Việt Nam.



Bước 2: Hoàn thiện chứng từ và những thông tin cần thiết



Sau khi hàng được trở về kho đại lý của công ty FWD tại nước ngoài sẽ kiểm tra lại thông tin

hàng hóa, kích thước, trọng lượng các tiêu chuẩn NCC và doanh nghiệp tại Việt Nam yêu cầu để

tiến hành làm Bill dựa trên Packing list, invoice. Đại lý đồng thời phải xin thêm các chứng từ gốc

như C/O, C/Q gửi kèm theo hàng cho công ty FWD hoặc gửi trước tuy theo yêu cầu và từng

trường hợp. Thông thường doanh nghiệp sẽ tự làm invoice, packing list, hợp đồng trước khi

chuyển cho FWD. Sau khi đủ thông tin hàng hóa hàng sẽ được thông quan tại cửa khẩu bên bán

và được xuất hàng lên tàu về nước nhập hàng.



Bước 3: Doanh nghiệp xác nhận lại thông tin, thực hiện làm khai báo manifest



Đại lý của FWD bên nước cần nhập hàng sẽ gửi bill gốc về cho công ty FWD tại nước nhâp đồng

thời yêu cầu thực hiện khai báo Manifest lên hệ thống hải quan theo mẫu có sẵn. Mặc dù đi hàng

lẻ nhưng FWD vẫn phải khai đầy đủ số Container, số chì (Seal) và số kiện hàng được đóng tại đó

cung cấp cho hang tàu nhận diện và báo về tình trạng hàng hóa vận chuyển trên tàu.



Bước 4: FWD nhận lệnh thông báo tàu đến, lấy D/O



Khi hàng được nhập về kho CFS của đại lý của nước nhập thì FWD sẽ được đại lý nhập hàng

gửi thông báo hàng đến giấy báo hàng đến, mail, điện thoại, Fax…. Nhân viên phải lấy D/O về

làm hồ sơ khi đi lấy cần xuất trình các chứng từ sau:



B/L (Master Bill do hãng tàu cấp), Giấy giới thiệu kèm theo tiền cước phí local Charge tại Việt

Nam.



Bước 5: Làm thủ thục thông quan hàng hóa nhập khẩu



Hàng về Việt Nam vẫn phải tiến hành kiểm tra và làm thông quan truyền tờ khai. Sau khi nhận

được kết quả phân luồng FWD báo cho khách hàng đóng thuế nhập khẩu, thuế GTGT để thông

quan nhập hàng về.



Bộ hồ sơ cần để làm thông quan hàng hóa gồm có:



Tờ khai nhận kết quả phân luồng tin học văn phòng cơ bản

HBL (house Bill ) và MBL ( Master Bill)

Công văn đề nghị giao hàng

Giấy giới thiệu nhận hàng của công ty nhập khẩu

Invioce, Packing list, D/O, C/O, C/Q chứng từ khác nếu có…

Dựa trên kết quả phân luồng để xử lý nếu luồng xanh hàng hóa được thông quan, luồng vàng

đưa chứng từ để hải quan kiểm tra, luồng đỏ kiểm hóa và kiểm tra giấy tờ. Sau khi kiểm tra xong

hàng hóa sẽ tiến hành giải phóng hàng lên hệ thống, đóng mộc lên tờ mã vạch cho FWD.



Bước 6: FWD lấy hàng ra kho CFS giao hàng về cho khách



Hàng hóa được đóng dấu thông quan, nhân viên hiện trường của FWD sẽ cầm phiếu xuất kho có

kèm mã vạch xuống kho nhận hàng. Sau khi lấy hàng xong sẽ thông báo cho doanh nghiệp nhập

chuẩn bị kho bãi để nhận hàng.



Bước 7: Giao hàng cho khách thanh toán và trả lại chứng từ cho khách hàng



Sau khi giao hàng xong, và có biên bản giao hàng xong (nếu có), thì kế toán công nợ tiến hành

lên debit note và ra hóa đơn gửi cho khách hàng căn cứ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận từ trước



3.2. QUY TRÌNH LÀM HÀNG LẺ XUẤT KHẨU

Quy trình làm hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển (LCL), thường trải qua các bước dưới đây:



Bước 1 – Đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương:



Hai bên thương thảo để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng ngoại thương, trong đó có những

điều khoản quan trọng về hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms), trách nhiệm của mỗi bên.



Dựa vào quy định trong hợp đồng đã ký kết, người xuất khẩu biết được mình có trách nhiệm như

thế nào trong các bước tiếp theo.



Bước 2 – Xin giấy phép xuất khẩu



TH1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường được sự

cho phép của cơ quan ban ngành.



TH2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của

chính phủ. Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: Thuốc tân dược, hạt giống, gỗ, cổ vật,

vật liệu nổ, … thì phải xin giấy phép của bộ ngành quản lý.



Chi tiết hàng phải xin giấy phép xuất khẩu, tra cứu trong Nghị định 187



Việc xin giấy phép quan trọng và mất thời gian, nên doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng.



Sau khi có giấy phép hoặc với mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu, bạn có thể bỏ qua bước

2 và chuyển sang bước kế tiếp.



Bước 3: Xác Nhận Thanh Toán



Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa là vấn đề thanh toán. Những

vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ xác

nhận thanh toán là một trong nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại

thương theo những điều khoản trong hợp đồng.



Bước 4 – Chuẩn bị hàng xuất



Sau khi nhận được tiền thanh toán đặt cọc từ khách hàng, doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm tra

đóng gói hàng hóa và lên lịch đóng hàng.



Bước 5: Thu xếp chỗ với hãng vận tải (Thuê tàu)



Nghiệp vụ này thường do các điều kiện và cơ sở giao hàng quyết định nghĩa vụ, chi phí và

chuyển rủi ro hàng hóa. Nghĩa vụ thuê tàu đối với nhà xuất khẩu thuộc về các điều kiện thuộc

nhóm C, D trong Incoterm 2000.



Về cơ bản thực hiện việc thuê vận chuyển chặng chính sẽ phải thực hiện những bước sau:



1. Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước.



2. Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng, thuê dịch vụ cần

thiết như vỏ công bốc xếp và vận chuyển hàng về cảng.



3. Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng.



Bước 6: Đóng hàng và vận chuyển về cảng



Sau khi lấy Booking note, doanh nghiệp sẽ đóng gói hàng hóa và vận chuyên về kho bãi theo chỉ

định như trên Booking note của bên Consol.



Lưu ý: Với hàng lẻ cần đóng gói kỹ và dán shipping mark trên bao bì. Chuẩn bị trước và nộp cho

cảng phiếu xác nhận khối lượng (VGM). Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing time) nếu

không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục)



Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng…) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu

trong bước này.



Bước 7 – Làm thủ tục hải quan hàng lẻ xuất khẩu đường biển



Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu, bao gồm:



Hợp đồng ngoại thương

Hóa đơn thương mại

Phiếu đóng gói (VGM)

Phiếu hạ hàng (do cảng cấp khi hàng hạ về cảng ở bước 6 nêu trên)

Giấy giới thiệu

Sau khi thông quan, bạn nộp tờ khai thông quan cho hãng tàu để họ ký thực xuất với hải quan

giám sát.

Với điều kiện FOB, thì đến bước thông quan tờ khai & hàng xếp lên tàu là người bán cơ bản đã

hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trường hợp công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện C, thì cần làm

tiếp những bước dưới đây.



Gửi SI cho hãng tàu, xác nhận nội dung B/L, nhận B/L gốc (nếu có)



Sau khi hàng đã hạ về cảng và xong thủ tục hải quan, bạn gửi chi tiết làm Bill, hay Hướng dẫn

gửi hàng (SI – Shipping Instruction) cho hãng tàu trước thời hạn Cut-off Time. Nên yêu cầu họ

xác nhận, để đảm bảo chắc chắn họ đã nhận được trước thời hạn.



Dựa trên thông tin SI, bên vận chuyển sẽ gửi bản nháp vận đơn (Draft Bill of Lading). Bạn nên

kiểm tra kỹ, có gì cần bổ sung chỉnh sửa thì phối hợp với hãng tàu thực hiện sớm.



Lưu ý: Đối với hàng lẻ thì khách hàng sẽ nhận được là House Bill of Lading, chứ không phải là

master bill như hàng FCL.



Bước 8 – Các bước công việc khác của Quy trình xuất khẩu đường biển hàng lẻ:



Mua bảo hiểm, làm C/O và các chứng từ khác theo yêu cầu của khách hàng



Khi đã có vận đơn, thì bạn nên gửi sớm file mềm bộ chứng từ để thông báo cho người mua về

việc hàng đã xếp lên tàu.



Đồng thời, bạn tiến hành làm nốt thủ tục để có được những chứng từ khác theo như quy định

trong hợp đồng, chẳng hạn như:



Chứng thư bảo hiểm hàng hóa đường biển (Marine Insurance Policy)

Chứng nhận xuất xứ (CO)

Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) hay kiểm dịch động vật.

Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên gửi bản nháp và file mềm bản chính thức cho người mua, để

họ kiểm tra xác nhận. Nếu có nội dung nào cần bổ sung chỉnh sửa, thì làm sớm, sẽ tốt hơn muộn.

Bước 9 – Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài



Khi đã có bộ chứng từ, bạn gửi cho người bán bộ chứng từ gốc, theo số lượng đã thỏa thuận

trong hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng nên gửi cho họ file scan qua email để họ chuẩn bị

trước những bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu.



Như vậy là kết thúc quy trình làm hàng lẻ xuất khẩu qua đường biển (LCL), về mặt chuyển giao

hàng hóa. Song song với quá trình này, người xuất khẩu cũng lưu ý vấn đề thanh toán của khách

hàng, cũng theo quy định của hợp đồng.



4. Giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL đường biển được tính thế nào?

- Trọng lượng cân nặng của lô hàng (– đơn vị tính: KGS, tấn )



- Thể tích thực của lô hàng (– đơn vị tính CBM)



Tùy thuộc vào hãng vận chuyến, tuyến hành trình và phương thức vận chuyển quy định về cách

quy dổi :



Cước vận chuyển LCL, thông thường sẽ tính 1 CBM = 1000KG, tùy vào hãng vận chuyển.



Phí khai thác của các kho CFS, thông thường sẽ tính 1 CBM = 500KG, tùy vào Kho CFS.



Xem thêm cách tính giá cướcvận chuyển hàng lẻ LCL đường biển tại đây



5. Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng lẻ LCL

5.1. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG LẺ LCL.

Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình đến giao cho người gom hàng lẻ tại kho hàng

đóng hàng lẻ.



Chuyển cho người đóng hàng lẻ các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa



Nhận vận đơn của người gom hàng lẻ.



5.2. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ HÀNG LẺ LCL.

Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực tế – tức là các hãng tàu và cũng có

thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.



Người chuyên chở thực: là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người

gom hàng. Họ chuyên chở hàng lẻ, ký phát vận đơn cho người gửi hàng



Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ: Là tổ chức thường là các công ty logistics nhận đứng kinh

doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở

chứ không phải người đại lý. Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển đến cảng đích.



Người chuyên chở dạng này không có phương tiện vận chuyển mà phải đi thuê phương tiện để

vận chuyển, người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng.



5.3. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG LẺ LCL.

Thu xếp giấy nhập khẩu và thủ tục hải quan cho lô hàng.



Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận hàng

tại bãi trả hàng.



Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng lẻ (CFS)



6. Lựa chọn người gom hàng (consolidator) phù hợp nhất

Việc tìm kiếm được công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL uy tín, phù hợp nhất trên

thị trường không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với những người mới gửi hàng lần đầu sẽ

gặp phải rất nhiều bối rối như lạc vào mê hồn trận với rất nhiều câu hỏi như: Tìm công ty gom

hàng lẻ ở đâu? Giá cước vận chuyển bao nhiêu? Giá cước đang được chào đã tốt chưa? Có còn

công ty dịch vụ gom hàng nào tốt hơn không? Làm sao để có nhiều báo giá để lựa chọn?



Thấu hiểu được những khó khăn của chủ hàng, Công ty Logistics Hừng Á đã được ra đời để giúp

các chủ hàng giải quyết được những vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng.



Chủ hàng có thể:



Gửi hàng đến nhiều nơi

Nhận báo giá vận chuyển logistics nhanh chóng 24/7

Luôn cập nhật giá và xu hướng mới trên thị trường

Giúp chủ hàng tiết kiệm thời gian và chi phí logistics. Bởi giá vận chuyển Hừng Á rất cạnh tranh

Dịch vụ vận chuyển nguyên container



Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển (FCL & LCL)



7. Những lưu ý khi gởi hàng lẻ LCL

Việc tìm và lựa chọn một nhà giao nhận có đủ chuyên môn và năng lực cạnh trong các ngành

nghề không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập giá, so sánh và thảo luận với

khách hàng trước khi đưa ra quyết định.



Sau đây là một số cân nhắc trước khi tìm và lựa chọn dịch vụ từ một nhà giao nhận bất kì:



Thời gian vận chuyển và thời gian quá cảnh có phù hợp với yêu cầu của bạn – chú ý thiết lập

tổng thời gian vận chuyển và thời gian nhận/giao hàng

Tổng chi phí trong vận chuyển LCL – bao gồm tất cả các giai đoạn khác trong chuỗi cung ứng

Khoảng cách địa lý từ người gửi hàng đến kho xuất khẩu nếu bạn không muốn thêm khoản phí

vận chuyển từ người gửi hàng đến kho bởi forwarder

Khoảng cách từ kho nhập khẩu đến người nhận hàng nếu bạn không muốn người giao nhận sắp

xếp giao hàng

Các nhận xét và xếp hạng từ các khách hàng khác về giao hàng và dịch vụ của các nhà giao

nhận

8. Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển LCL tại Hừng Á Logistics

8.1. GIÁ TRỊ MANG ĐẾN CHO KHÁCH HÀNG

Hừng Á Logistics cung cấp hầu hết các dịch vụ trong ngành vận tải quốc tế bằng đường biển,

bao gồm: vận chuyển hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), vận chuyển hàng tàu rời, vận

chuyển hàng nặng (siêu trường, siêu trọng), vận chuyển hàng dự án.



Với một đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và yêu nghề, hệ thống đại lý rộng khắp trên thế

giới, thông qua các hợp đồng với các hãng tàu lớn, INCOTRANS hoàn toàn có thể cung cấp các

dịch vụ sau cho hàng hóa của bạn từ lô hàng nhỏ nhất đến cả hàng dự án lớn:



1. Vận chuyển hàng lẻ (LCL) đến tất cả các cảng trên thế giới.



2. Hàng cá nhân (hàng phi mậu dịch).



3. Vận chuyển kết hợp Sea (biển) – Air (hàng không).



4. Dịch vụ giao nhận trọn gói từ kho đến kho (Door to Door).



5. Hàng dự án.



6. Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.



Hừng Á Logistics - Tự tin mang lại cho khách hàng gói dịch vụ uy tín và chất lượng.



8.2. THÔNG TIN LIÊN HỆ

VIỆT NAM



1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:



HUNG A LOGISTICS CO., LTD



16-18 (Lầu 6), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam



Điện thoại: + 84 28 3821.6685



Fax: + 84 28 3821.1975



Email: [email protected]



Web: www.hungalogitics.com



2. VP. HÀ NỘI:



74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam



Điện thoại: + 84 4 3826.3100



Fax: + 84 4 3822.9699



Email: [email protected]



3. VP. ĐÀ NẴNG:



113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam



Điện thoại: + 84 511 382.3538



Fax: + 84 511 389.7406



Email: [email protected]



4. VP. HẢI PHÒNG:



35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam



Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573



Fax : + 84 31 382.2575



Email: [email protected]



HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ:



Châu Á và Châu Úc:



Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…



Châu Âu:



Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…



Châu Mỹ:



Canada, Hoa Kỳ.
Thông tin người đăng
M
mangxuyenviet
Bán chuyên | tham gia
058 2032 750 Báo tin hết hiệu lực
Mua hàng an toàn
SachX có trách nhiệm chuyển tải thông tin. Không chịu bất kỳ trách nhiệm nào từ các tin này
  • Các bài đăng có nội dung xấu, không đúng, SachX có quyền từ chối đăng mà không cần phải báo trước!
  • Những thông tin sản phẩm hiển thị trên SachX là thông tin từ người dùng cung cấp. Khách hàng đăng tin trên SachX phải tự chịu trách nhiệm về nội dung, tính xác thực của tin đăng, SachX không chịu trách nhiệm và không bảo đảm về tính chính xác của thông tin được đăng. Đồng thời, không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý hoặc bồi thường thiệt hại nào về việc mất mát hay hư hỏng đối với những hàng hóa được đề cập đến trong tất cả các giao dịch trên SachX
  • Nếu xảy ra bất kỳ khiếu nại, tranh chấp nào giữa khách hàng thì khách hàng đó sẽ phải chủ động giải quyết, dàn xếp với người có chủ quyền liên quan đó, và tự chịu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại
Kiểm tra thông tin kỹ sản phẩm
  • Hỏi ý kiến người quen rành về sản phẩm
  • Thận trọng với sản phẩm có giá rẻ so với thị trường
  • Kiểm tra hàng hóa cẩn thận, đặc biệt khi mua hàng cũ, đã qua sử dụng
  • Khi mua hàng mới, đặc biệt là hàng hiệu, giá trị cao, cần mua tại cửa hàng, có địa chỉ, biển hiệu rõ ràng.
Tìm hiểu thông tin bán hàng từ người bán
  • Phương thức thanh toán, giao hàng
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Điều kiện bảo hành / hoàn tiền (nếu có)
Chọn phương thức giao dịch an toàn
  • KHÔNG chuyển tiền trước khi nhận hàng
  • KHÔNG nên đặt niềm tin ngay với những người bán hàng khi chỉ cung cấp họ tên, số chứng minh nhân dân, và số tài khoản của họ qua điện thoại, email…
  • NÊN giao dịch trực tiếp và từ 2 người trở lên
  • NÊN đi chung với người có hiểu biết sản phẩm cần mua
Lưu thông tin giao dịch đầy đủ
  • Lưu giữ thông tin hóa đơn, các chứng từ giao dịch để tiện việc đối chiếu / đối chứng sau này (nếu có)
An toàn mùa dịch Covid-19
  • Bạn nhớ làm theo khuyến cáo 5k của Bộ Y Tế: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng nhé!