Không phải kinh nghiệm, đây mới là thứ mà sinh viên mới ra trường luôn thiếu

Không phải kinh nghiệm, đây mới là thứ mà sinh viên mới ra trường luôn thiếu

Chúng ta thường nghe rằng kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng, mối quan hệ là những thứ mà sinh viên mới ra trường còn thiếu. Tuy nhiên, có những “cái thiếu khác” mà sinh viên thường bỏ qua mà không biết rằng chúng rất quan trọng. Đó là những cái thiếu xuất phát từ khía cạnh tinh thần.

Chúng ta thường nghe rằng kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng, mối quan hệ là những thứ mà sinh viên mới ra trường còn thiếu. Tuy nhiên, có những “cái thiếu khác” mà sinh viên thường bỏ qua mà không biết rằng chúng rất quan trọng. Đó là những cái thiếu xuất phát từ khía cạnh tinh thần.

Thái độ đúng đắn

Thái độ ở đây chính là cách đối nhân xử thế. Một trong những lý do các nhà tuyển dụng luôn than phiền về các bạn sinh viên mới ra trường chính là thái độ khi đối mặt với vấn đề hay trong cách giao tiếp. Có thể kể đến như thái độ lắng nghe, dám chịu trách nhiệm, tôn trọng, hành xử đúng mực, chủ động học hỏi trong công việc…

Ngoài ra, thái độ với bản thân là cái thiếu mà ít bạn để tâm. Các bạn dễ rơi vào trường hợp một là quá tự mãn, hai là quá tự ti mà quên mất rằng sự cân bằng là cần thiết: tự tin. Không chê bai, hạ thấp bản thân, không tự nâng cao giá trị bản thân quá mức,… Thái độ đúng đắn với bản thân là luôn yêu thương, chăm sóc cơ thể vật lý và tinh thần.

Sinh viên mới ra trường cần có thái độ đúng đắn với chính mình

Kiên định

Kiên định là một trong những yếu tố then chốt để các bạn vững vàng, quyết liệt hơn trong công việc và cuộc sống. Với sinh viên mới ra trường, những va chạm vẫn còn hạn chế. Do đó việc bị chi phối bởi những yếu tố khách quan là điều nhiều bạn gặp phải. Hãy thử áp dụng những phương pháp sau để xây dựng tính kiên định nhé!

  • Bước ra khỏi vùng an toàn. Đây là cách buộc bản thân đối mặt với những điều ngoài vùng an toàn, từ đó tăng khả năng chịu đựng nghịch cảnh. Như Warren Buffett là người sợ nói chuyện trước đám đông. Nhưng ông đã quyết tâm bước ra khỏi nó bằng cách tham gia khóa đào tạo giao tiếp của Dale Carnegie. Tiếp theo, ông chọn làm giáo sư để buộc bản thân phải diễn thuyết.

Hãy can đảm bước ra khỏi vùng an toàn

  • Kỷ luật với bản thân. Bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như tập thể dục, đọc sách…mỗi ngày là cách bạn xây dựng nền tảng của sự kiên định.
  • Thay đổi tư duy, có góc nhìn đa chiều. Điều này sẽ rất hữu hiệu cho những tình huống thất bại. Học cách không đổ lỗi, tin rằng những điều mất mát tạm thời này là cơ hội để cải thiện bản thân và tiến đến mục tiêu lớn hơn.
  • Linh hoạt, biết khi nào nên dừng lại. Nghe qua hẳn là một nghịch lý, khi kiên định chính là không bỏ cuộc. Tuy nhiên đây lại là cách để các bạn không mù quáng đeo đuổi những thứ không thể và không thuộc về mình. Khi chọn dừng lại đúng lúc cũng giúp các bạn có cái nhìn tổng thể hơn.

Tích cực đúng nghĩa

Tại sao lại là tích cực đúng nghĩa mà không phải chỉ là tích cực? Có một khái niệm về “tích cực độc hại”. Đó là việc lẩn tránh thực tại bằng những lời tự động viên rằng mọi chuyện sẽ ổn, nhưng thật ra chẳng biết nó sẽ ổn bằng cách gì. “Tích cực độc hại” có thể làm tăng mức độ của cảm xúc tiêu cực. Theo nhà tâm lý học lâm sàng Jaime Zuckerman, việc những cảm xúc tiêu cực bị chối bỏ có thể khiến chúng trở nên lớn hơn vì không được xử lý. 

Do đó tích cực đúng nghĩa là việc nhìn nhận được thực tế và tìm cách đối mặt. Bạn có thể phân tích mô hình SWOT cho bản thân. Từ đó mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn và bạn cũng dễ dàng tìm thấy giải pháp. Đồng thời, hãy chấp nhận các cảm xúc tiêu cực của bản thân, không chỉ trích và cảm thấy tội lỗi.

Mô hình SWOT giúp phân tích và đưa ra giải pháp

Qua những chia sẻ trên, hy vọng đã mang đến cho các bạn sinh viên mới ra trường góc nhìn mới mẻ. Và mến chúc các bạn xây dựng được một sức mạnh nội tâm để vượt qua những sóng gió hậu tốt nghiệp. Hãy cố lên!


Nguyễn Thị Thanh Hoa

Hãy gửi câu chuyện của bạn qua email [email protected] để chia sẻ đến độc giả của Việc Làm 24h và nhận được những phần quà từ Ban quản trị.